Tuần 34 tiết 67 kiểm tra học kì II

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 34 tiết 67 kiểm tra học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Trần Văn An
Đơn vị: Trường THCS Hùng Sơn.
Tuần 34
Tiết 67
Kiểm tra học kì ii
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Khái quát và củng cố lại những nội dung kiến thức học sinh đã học qua học kì II
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp hoá thông tin kiến thức; phát triển các kĩ năng tư duy tích cực, chủ động, sáng tạo.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập tích cực, nghiêm túc trong kiểm tra.
II.Đồ dùng dạy học
1. Đề kiểm tra 
đề bài 
phần I – Trắc nghệm
Hãy khoanh tròn vào đầu đáp án đúng nhất.
Câu 1: Kĩ thuật gen gồm mấy khâu chủ yếu?
Gồm một khâu: Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền của vi khuẩn hoặc virút.
Gồm hai khâu: Khâu thứ nhât (A), khâu thứ hai là tạo ADN tái tổ hợp.
Gồm ba khâu: Khâu thứ nhất và thứ hai (B), khâu thứ ba chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận và tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
 Gồm bốn khâu: Khâu thứ nhất, thứ hai và thứ ba (B), khâu thứ tư là nuôi cấy tế bào nhận trên môi trường dinh dưỡng có hoócmôn sinh trưởng.
Câu 2: ở thực vật, phương pháp nào sau đây được sử dụng để duy trì ưu thế lai?
Cho các cây lai F1 giao phấn với nhau.
Cho các cây lai F1 tự thụ phấn bắt buộc với nhau.
Cả A và B.
Nhân giống vô tính.
Câu 3: Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở kiểu gen nào sau đây?
aabbccdd
AabbCcDd
aaBbCcDd
AaBbCcDd
Câu 4: Chọn câu sai trong các câu sau:
Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật.
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
Sinh vật không phải là nhân tố sinh thái.
Các nhân tố sinh thái của môi trường được chia thành hai nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
Câu 5: Thế nào là cân bằng sinh học?
Là số lượng cá thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường.
Là số lượng cá thể của từng loài trong quần xã có thể thay đổi, nhưng tổng số cá thể trong quần xã không thay đổi.
Là số lượng cá thể của từng loài trong quần xã có thể thay đổi, nhưng mọi cá thể trong quần xã đều thích nghi và phát triển được.
Cả A, B, C.
Câu 6: Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là gì?
Hạn chế sự gia tăng dân số.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Tăng cường việc trồng rừng ở khắp mọi nơi.
Bảo vệ các loài sinh vật.
Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
Tạo ra loài vật nuôi và cây trồng mới có năng suất cao.
Tăng cường việc xây dựng các công trình thuỷ điện.
1, 2, 3, 4, 7.	B. 1, 2, 4, 5, 6.	 C. 2, 3, 4 5, 6.	 D. 1, 3, 4, 5, 7.
Điền từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các bài tập sau:
Các cá thể cùng loài ……………..(1) trong các nhóm cá thể. Tuy nhiên khi gặp ………….. (2) các cá thể cùng loài lại cạnh tranh nhau dẫn đến một số cá thể tách ra khỏi nhóm.
Trong mối quan hệ khác loài, các cá thể sinh vật hoặc hỗ trợ, hoặc ……………..(3) với nhau. Quan hệ hỗ trợ là qua hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật. Trong quan hẹ đối địch, một bên sinh vật có lợi, còn bên kia …………….. (4) hoặc ……………………………… (5).
Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó ………………. (6) có vai trò quan trọng được thể hiện qua ……………………. & …………………..(7). Một ……………………… (8) hoàn chỉnh bao gồm ba thành phần chủ yếu là: sinh vật SX, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Phần II – tự luận
Câu 1: Nêu ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? hãy trình bày các biên pháp cần thực hiện để bảo vệ rừng? Mỗi biện pháp hãy lấy một ví dụ?
Câu 2: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới có các loài sinh vật: đại bàng, hổ, rắn hổ mang, cầy, cây gỗ, sâu ăn lá cây, chuột, bọ ngựa, vi sinh vật.
Em hãy liệt kê các chuỗi thức ăn có thể có trong hệ sinh thái?
2. Đáp án biểu điểm
đáp án:
Phần I - 5 điểm: 
Câu I (3điểm):
1 – C; 	2 – D; 	3 – D; 	4 – C; 	5 – A; 	6 – B.
Câu II (2điểm):
1 – hỗ trợ lẫn nhau;	2 - điều kiện bất lợi; 	3 - đối địch; 	 4 – bị hại
5 – cả hai cùng bị hại; 	6 – quan hệ dinh dưỡng; 	7 – chuỗi và lưới thức ăn;	 
8 – lưới thức ăn.
Phần II – 5 điểm:
Câu 1 (3 điểm):
* ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã - 1,0điểm.
- Bảo vệ được các loài sinh vật cùng môi trường sống của chúng, nhất là với những loài động thực vật quí hiểm.
- Ngăn ngừa, hạn chế sự cạn kiệt nguônd tài nguyên thiên nhiên, duy tri cân bằng sinh thái.
- Tạo điều kiện và là cơ sở của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
* Các biện pháp khôi bảo vệ rừng – 1,5 điểm + các ví dụ phù hợp – 0,5 điểm:
- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn …
- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ động vật hoang dã …
- Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật ….
- Không săn bắn động vật quí hiếm và khai thác quá mức các loài sinh vật …
- ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và CNSH để bảo tồn nguồn gen quí hiếm….
Câu 2 (2 điểm):
- Học sinh nêu được ít nhất 6 chuỗi thức ăn với khởi đầu là cây gỗ và kết thúc ở Vi sinh vật . Với 3 chuỗi thức ăn đúng sẽ đạt 1,0 điểm.
III. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra 
- Giáo viên phát đề kiểm tra, yêu cầu HS là bài tích cực, nghiêm túc.
- Bao quát và giải quyết những tình huống có vấn đề phát sinh trong quá trình học sinh làm bài kiểm tra.
- Thu bài kiểm tra của học sinh, chấm bài, nhận xét đnàh giá (sau giờ kiểm tra).
4. Nhận xét:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh trong giờ kiểm tra.
- Rút kinh nghiệm giờ kiểm tra trước lớp.
5. Dặn dò – Hướng dẫn về nhà:
Iv. Tổng hợp kết quả kiểm tra
Kết quả
Mức điểm đạt
Số lượng
Tỉ lệ %
Điểm đạt ≥ 8,0
Điểm đạt < 5,0

File đính kèm:

  • docCopy of Form de KT.doc
Đề thi liên quan