Tiết: 67 Thi kiểm tra học kì II

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 67 Thi kiểm tra học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:30/4/2008
Ngày giảng:
Tiết: 67
Thi kiểm tra học kì II
I/ Mục tiêu tiết học.
Kiến thức
- Củng cố và khắc sâu kiến thức trọng tâm cho học sinh:
+/ ứng dụng của di truyền học.
+/ Sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
+/ Nắm được khái niệm quần xã sinh vật.
+/ Tác động của con người đến môi trường
+/ Biết vận dụng kiến thức vào để bảo vệ môi trường sống xung quanh.
Kỹ năng.
 - Giúp học sinh có kĩ năng phân tích, so sánh, làm việc độc lập, tìm tòi sáng tạo trình bày lời giải.
Thái độ
- Giáo dục học sinh tính trung thực, tự giác.
Mức độ nhận thức
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
ứng dụng di truyền học
Thành tựu chọn giống ở Viêt Nam 
sinh vật và môi trường.
ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
Hệ sinh thái
 Khái niệm quần xã sinh vật
Xây dựng được chuỗi thức ăn.
Con người, dân số và môi trường
Tác động của con người đối với môi trường.
Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm
Bảo vệ môi trường.
Bảo vệ hệ sinh thái.
Luật bảo vệ môi trường.
II/ Thiết lập ma trận hai chiều
 Mức độ
Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
ứng dụng di truyền học
2
1
2
1
sinh vật và môi trường.
3
1,5
3
 1,5
Hệ sinh thái
1
 1
1
 1
2
 2
Con người, dân số và môi trường
1
 1
1
 2
2
 3
Bảo vệ môi trường.
3
 1,5
1
 1
4
 2,5
Tổng
4
3
6
3
3
4
13
10
III/ Chuẩn bị của thầy và trò
GV: ra đề kiểm tra; nội dung, đáp án, biểu điểm
+/ Nội dung: chương VI, phần Sinh vật và môi trường
HS: ôn và trả lời câu hỏi theo SGK, chương VI, phần Sinh vật và môi trường
IV/ Tiến trình lên lớp
1/ ổn định tổ chức: 9a ;9b ; 9c
2/ Nội dung kiểm tra.( đề photo)
A. Phần Trắc nghiệm khỏc quan( 4 điểm)
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng
Đặc điểm của lợn ỉ ở nước ta là:
a. Tầm vóc to, tăng trọng nhanh 
b. Thịt có nhiều mỡ, chân ngắn, lưng võng, bụng sệ
c. Thịt nhiều nạc, tỉ lệ mỡ thấp 
d. Trọng lượng tối đa cao
Đáp án: b
2. Được xem là tiến bộ nổi bật của thế kỷ XX. Đó là việc tạo ra:
a. Cà chua lai
b. Đậu tương lai
c. Ngô lai
d. Lúa lai
Đáp án: c
3. Hoạt động dưới đây của cây xanh chịu ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng là:
a. Hô hấp, quang hợp. 
b. Quang hợp, hút nước và muối khoáng.
c. Hút nước và khoáng 
d. Hô hấp, quang hợp, hút nước và muối khoáng
Đáp án: d
4. Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây?
a. Bề mặt lá có tầng cutin dầy.
b. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên.
c. Lá tăng tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho nó.
d. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra.
Đáp án: a
5. Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm?
a. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào.
b. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí còn thừa cho các cá thể.
c. Số lượng cá thể trong bầy nhóm tăng lên quá cao.
d. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm đến nhau.
Đáp án: c
6. Để góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, cần phải xoá bỏ hành vi nào sau đây:
a. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
b. Du canh, du cư
c. Xử lí rác thải và không ném rác bừa bãi ra môi trường.
d. Tham gia vận động người xung quanh giữ gìn và bảo vệ thiện nhiên.
Đáp án: b
7. Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi nguồn tài nguyên này, cần phải:
a. Khai thác hợp lí kết hợp với cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung.
b. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ.
c. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ.
d. Dùng hoá chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản.
Đáp án: a
8. Đối với động vật hoang dã, luật bảo vệ môi trường qui định:
a. Không săn bắn động vật non,
b. Nghiêm cấm đánh bắt.
c. Vừa đánh bắt, vừa nuôi phục hồi.
d. Chỉ được săn bắt thú lớn..
Đáp án: b
B. Phần trắc nghiệm tự luận( 6 điểm)
Câu 2:(1 điểm) 
Hãy xây dựng 2 sơ đồ về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái mà em đã quan sát trong giờ thực hành.
Đáp án( dự kiến)
Cây cỏ Sâu ăn lá cây chim ăn sâu 
Cây cỏ Châu chấu gà 
Câu 3:( 2 điểm)
 Khi điều tra tình hình ô nhiễm quanh khu vực trường học, theo em học sinh có nhiệm vụ gì trong công tác phòng chống ô nhiễm môi trường?
Đáp án:
Học sinh có nhiệm vụ:
- Học tập để nắm vững những kiến thức và kĩ năng về giữ gìn thiên nhiên, sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai
Có quyết tâm và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể để tham gia bảo vệ môi trường.
Tích cực tham gia tuyên truyền và vận động tới bạn bè, người thân, cùng bảo vệ môi trường sống của chính mình và toàn thể cộng đồng.
Câu 4: (2 điểm) 
Qua bài thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương, theo em trách nhiệm của mỗi người dân trong chấp hành Luật bảo vệ môi trường là gì?
Đáp án:
Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái.
Mọi người cần ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do thiên nhiên và con người gây ra
Khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Câu 5: ( 1điểm)
Quần xã sinh vật là gì?
Đáp án:
Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau.
3.Thu bài
 4.Hướng dẫn học bài
Đọc trước bài 64 và xem lại toàn bộ kiến thức lớp dưới có liên quan đến tiết học.
Họ và tên:…………….. Kiểm tra chất lượng học kì II
Lớp 9… Môn: Sinh học 9( Thời gian 45,)
Điểm
Lời phê của giáo viên
A. Phần Trắc nghiệm khỏc quan( 4 điểm)
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng
Đặc điểm của lợn ỉ ở nước ta là:
a. Tầm vóc to, tăng trọng nhanh 
b. Thịt có nhiều mỡ, chân ngắn, lưng võng, bụng sệ
c. Thịt nhiều nạc, tỉ lệ mỡ thấp 
d. Trọng lượng tối đa cao
2. Được xem là tiến bộ nổi bật của thế kỷ XX. Đó là việc tạo ra:
a. Cà chua lai b. Đậu tương lai
c. Ngô lai d. Lúa lai
3. Hoạt động dưới đây của cây xanh chịu ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng là:
a. Hô hấp, quang hợp. 
b. Quang hợp, hút nước và muối khoáng.
c. Hút nước và khoáng 
d. Hô hấp, quang hợp, hút nước và muối khoáng
4. Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây?
a. Bề mặt lá có tầng cutin dầy.
b. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên.
c. Lá tăng tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho nó.
d. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra.
5. Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm?
a. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào.
b. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí còn thừa cho các cá thể.
c. Số lượng cá thể trong bầy nhóm tăng lên quá cao.
d. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm đến nhau.
6. Để góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, cần phải xoá bỏ hành vi nào sau đây:
a. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
b. Du canh, du cư
c. Xử lí rác thải và không ném rác bừa bãi ra môi trường.
d. Tham gia vận động người xung quanh giữ gìn và bảo vệ thiện nhiên.
7. Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi nguồn tài nguyên này, cần phải:
a. Khai thác hợp lí kết hợp với cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung.
b. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ.
c. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ.
d. Dùng hoá chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản.
8. Đối với động vật hoang dã, luật bảo vệ môi trường qui định:
a. Không săn bắn động vật non,
b. Nghiêm cấm đánh bắt.
c. Vừa đánh bắt, vừa nuôi phục hồi.
d. Chỉ được săn bắt thú lớn..
B. Phần trắc nghiệm tự luận( 6 điểm)
Câu 2:(1 điểm) 
Hãy xây dựng 2 sơ đồ về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái mà em đã quan sát trong giờ thực hành.
Câu 3:( 2 điểm)
 Khi điều tra tình hình ô nhiễm quanh khu vực trường học, theo em học sinh có nhiệm vụ gì trong công tác phòng chống ô nhiễm môi trường?
Câu 4: (2 điểm) 
Qua bài thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương, theo em trách nhiệm của mỗi người dân trong chấp hành Luật bảo vệ môi trường là gì?
Câu 5: ( 1điểm)
Quần xã sinh vật là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • dockiem tra hoc ki 2.doc
Đề thi liên quan