Kì thi học sinh giỏi năm học 2005- 2006 môn thi : sinh học lớp 9 đề đại trà

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi học sinh giỏi năm học 2005- 2006 môn thi : sinh học lớp 9 đề đại trà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo
Đề chính thức
nam đinh
kì thi Học sinh giỏi năm học 2005- 2006
Môn thi : sinh học lớp 9
Đề đại trà
Thời gian làm bài 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
 Chữ ký Giám thị 1……………………… Chữ ký Giám thị 1……………….………
Câu 1: (3,0 điểm).
	Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về kết quả thí nghiệm ở F1 và F2 trong lai một cặp tính trạng với lai hai cặp tính trạng của Men Đen. 
Câu II: (3,0 điểm).
	Trong quá trình hình thành chuỗi axit amin có những thành phần nào tham gia? Nêu khái quát chức năng của mỗi thành phần đó?
Câu III. (3,0 điểm).
	Bệnh Đao là gì? Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bệnh Đao và lập sơ đồ minh hoạ. Hậu quả của bệnh Đao?
Câu IV (3,0 điểm).
	Định nghĩa các khái niệm sau, không cần nêu ví dụ:
	- Nuclêôtit	- Phân ly NST	- Di truyền liên kết	
	- Nguyên tắc bổ sung	- Bộ NST	- Trội không hoàn toàn
Câu V (4,0 điểm).
	Cho biết hai gen nằm trong một tế bào.
	Gen 1 có 3900 liên kết hiđrô giữa hai mạch đơn và có hiệu số % G với một loại Nu khác là 10% số Nu của gen.
	Gen 2 có khối lượng phân tử bằng 50% khối lượng phân tử của gen 1, mARN do gen 2 tổng hợp có số Nu X gấp 2 lần G, gấp 3 lần U, gấp 4 lần A. 
	1. Tính số lượng từng loại Nu của mỗi gen?
	2. Tế bào chứa 2 gen đó nguyên phân một số đợt liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 31500 Nuclêôtit tự do. Tính số lượng từng loại Nu tự do cung cấp cho quá trình nguyên phân đó?. 
Câu VI : (4,0 điểm)
	Cho một thỏ đực có kiểu hình lông đen, chân cao đem lai với ba thỏ cái được ba kết quả sau:
	- TH1 : F1 phân ly theo tỷ lệ 3 : 3 : 1: 1
	- TH2 : F1 phân ly theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1 
	- TH3 : F1 đồng loạt có kiểu hình lông đen, chân cao.
	Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên một nhiễm sắc thể riêng rẽ. Tính trạng lông đen là trội so với lông nâu, tính trạng chân cao là trội so với tính trạng chân thấp. 
Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp. 
Đề thi có 01 trang
Sở giáo dục - đào tạo
Đề chính thức
nam đinh
hướng dẫn chấm 
thi Học sinh giỏi năm học 2005- 2006
Môn thi : sinh học lớp 9
Đề đại trà
Câu 1 (3,0 điểm)
1. Những điểm giống nhau và khác nhau
- Giống nhau.
0,50
+ PT/c về các cặp tính trạng mang lai dẫn đến F1 đồng tính và F2 phân tính 
0,50
+ Đều dẫn tới xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú 
Khác nhau :
Lai 1 cặp t2
Lai 2 cặp t2
0,50
- F1 dị hợp về 1 cặp gen 
- F1 dị hợp về 2 cặp gen
0,50
- F2 có 4 kiểu tổ hợp 
- F2 có 16 kiểu tổ hợp
0,50
- F2 có 2 kiểu hình với tỷ lệ 3:1 
F2 có 4 kiểu hình với tỷ lệ 9:3:3:1
0,50
- F2 có 3 kiểu gen 
- F2 có 9 kiểu gen
Câu 2 
(3,0 điểm)
0,50
1. Quá trình hình thành chuỗi aa có các thành phần sau tham gia: ADN, mARN, tARN, aa, ribôxom và các enzin.
(HS trả lời 3/6 thành phần chỉ cho 0,25)
2. Chức năng của mỗi thành phần.
0,50
ADN là mạch khuôn (0,25), chưa thông tin di truyền (0,25)
0,50
- mARN : để chi ribôxôm trượt qua (0,25), truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxom (0,25)
0,50
tARN: vận chuyển aa (0,25) từ môi trường tế bào chất đến lắp đặt tại Ri (0,25)
0,25
- aa : là nguyên liệu của quá trình tổng hợp.
0,50
- enzim : xúc tác cho hoạt động tổng hợp (0,25), hình thành liên kết giữa các aa để tạo chuỗi (0,25)
0,25
- Ri : là nơi xảy ra quá trình tổng hợp, hình thành chuỗi.
Câu 3
(3,0 điểm)
0,50
1. Bệnh Đao là gì?
Bệnh Đao là hội chứng bệnh do đột biến thể dị bội (0,25), thuộc dạng 2n + 1 = 46 + 1 = 47 NST. Chứa 3 NST số 21 (0,25) 
2. Cơ chế sinh trẻ bệnh Đao và sơ đồ minh hoạ
1,0
a. Cơ chế
Khi tế bào sinh dục 2n của bố hoặc mẹ giảm phân cặp NST số 21 không phân ly tạo giao tử chứa 2NST số 21 (n+1) (0,25). Khi thụ tinh: giao tử chứa 2 NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường (n) khác giới tạo thành hợp tử chứa 3NST số 21 (2n + 1) (0,25) và trẻ bị bệnh Đao(0,25). 
Tuổi mẹ càng cao mà còn sinh con thì tỉ lệ con bị bệnh Đao càng tăng vì các tế bào sinh trứng bị lão hoá khi giảm phân dễ phát sinh đột biến. (0,25)
0,75
b. Sơ đồ minh hoạ
	P : 2NST 21 	´	2NST 21
 	 ờờ	 ờờ 
 	G:	 ờ ờờ 0
	F1	 ờờờ
	 3NST 21
	 (Bệnh Đao)
	(HS không viết 2NST 21 chỉ cho 0,25 , HS viết sai sơ đồ không cho điểm)
0,75
3. Hậu quả
- Về hình thái: trẻ bị lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè lè ra, mắt sâu và có 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt cách xa nhau, ngón tay ngắn (0,5) (4/8 ý chỉ cho 0,25).
- Về sinh lý : Si dần, bẩm sinh và không có con (0,25)
Câu 4
Định nghĩa các khái niệm ADN 
0,5
1. Nuclêôtit: là đơn phân của ADN, ARN, dài 3,4 A0 (0,25). Trong ADN có 4 loại Nu, A, T, G, X, trong ARN có 4 loại Nu: A, U, G, X (0,25).
0,5
2. Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tác liên kết giữa 2 mạch đơn của ADN (0,25). Trong đó A liên kết với T = 2 liên kết H2 hay ngược lại, G liên kết với X = 3 liên kết H2 hay ngược lại (0,25).
0,5
3. Bộ NST : là tổ hợp toàn bộ các NST trong nhân của 1 tế bào. Trong tế bào sinh dưỡng bình thường mang bộ NST lưỡng bộ (2n) đặc trưng cho từng loại (0,25) , thì trong giao tử mang bộ NST đơn bội (n) (0,25)
0,5
4. Phân ly NST xảy ra ở kỳ sau. Trong nguyên phân : 2 crô matit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn (0,25) rồi phân ly về 2 cực nhờ sự co rút của sợ tơ thuộc thoi phân bào. Trong giảm phân diễn ra sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào (0,25). 
0,5
5. Di truyền liên kết: là hiện tượng 1 nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau (0,25) được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân ly trong quá trình phân bào (0,25). 
0,5
6. Trội không hoàn toàn:
Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ (0,25), còn ở F2 có tỷ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1 (0,25). 
(Các khái niệm HS diễn đạt như SGK vẫn cho điểm tối đa)
Câu 5
(4,0 điểm)
1. Số Nu từng loại của mỗi gen
1,0 
Xét gen 1:
Theo đb G – A = 10%
 G + A = 50%
đ cộng 2 PT : G = (10% + 50%) : 2 = 30% 
0,5
 Vậy G = X = 30%; A = T = 20%
Gọi số Nu của gen là N ị A = T = 0,2 N
 G = X = 0,3 N
0,5
Mà 2A + 3 G = 3900 ị 2 . 0,2 N + 3 . 0,3 N = 3900
đ N = 3900 : 1,3 = 3000 N
Số Nu từng loại gen 1 là :
 A = T = 0,2 . 3000 = 600 Nu
 G = X = 0,3 . 3000 = 900 Nu
2,0 
Xét gen 2 :
0,25
Số Nu gen 2 là Nu
0,25
Số Nu của m ARN là Nu
0,50
Theo bài ra: XARN = 2 GARN ị GARN = 
 XARN = 3U đ U = 
 XARN = 4AARN ị AARN = 
0,25
ị XARN + + + = 750
0,25
Giải PT : Có XARN = 360 Nu
 GARN = 180 Nu
0,5
Số Nu từng loại của gen 2.
 G = X = XARN + GARN = 360 + 180 = 540 Nu
 A = T = 750 – 540 = 210 Nu
1,0 
2) Số Nu tự do cung cấp:
0,25
- Tổng số Nu 2 gen là
 3000 + 1500 = 4.500 Nu
0,50
Gọi k là số đợt nguyên phân của tế bào.
Ta có 31.500 = 4.500 (2k – 1) (0,25)
 2k = +1 = 8 (0,25)
0,25
Vậy phải cung cấp cho tế bào nguyên phân là :
A = T = (600 + 210) (8-1) = 5670 Nu
G = X = (900 + 540) (8-1) = 10080 Nu
Câu 6
(4,0đ)
Quy ước : A- Lông đen, a lông nâu
 B- Chân cao, b chân thấp
0,25
Mặt khác 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng trên, mỗi gen nằm trên 1 NST đ Hai tính trạng trên di truyền phân ly độc lập
1) F1 Phân ly theo tỷ lệ 3 : 3 : 1 : 1 
 Ta có 3 : 3 : 1 : 1 = (3 : 1) (1 : 1) 
Từ 3 : 1. Đây là kết quả của phép lai 1 cặp tính trạng của Men Đen. 
0,25
ị có 2 T. H : P : Aa ´ Aa hoặc Bb x Bb
Từ 1 : 1 . Đây là kết quả của phép lai phân tích đ có 2 T. H
0,25
P : Aa ´ aa hoặc Bb ´ bb
0,25
Như vậy mỗi cặp tính trạng đều phân ly theo tỉ lệ 3:1 và 1:1, tỉ lệ phân ly chung của 2 cặp tính trạng là 3:3:1:1 đ có 8 kiểu tổ hợp = 4 x 2
đ kiểu gen cho 4 loại giao tử là: AaBb (lông đen, chân cao) 
đ kiểu gen cho 2 loại giao tử là : Aabb (lông đen, chân thấp) hoặc aaBb (lông nâu, chân cao).
Ta có 2 SĐL
P : AaBb ´ Aabb
 Đen – cao Đen – thấp
0,25
G AB, Ab, aB, ab Ab, ab
F1 : lập bảng
0,25
TL kiểu gen F1 : 1 AABb : 2 AaBb ( đen – cao)
 1 AAbb : 2 Aabb ( đen – thấp)
 1 aaBb ( nâu – cao)
 1 aabb ( nâu – thấp)
P : AaBb ´ aaBb
 Đen – cao Nâu – cao
0,25
G : AB , A, aB, ab aB, ab
F1 : LB
0,25
TL giểu gen F1 : 1 AaBB : AaBb ( đen –cao)
 1 aaBB : 2 aaBb ( Nâu - cao)
 1 Aabb ( Đen – thấp)
 1 aabb ( nâu – thấp)
2) F1 phân ly theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1 
 Ta có 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1) (1 : 1)
0,25
Tỷ lệ (1 : 1) là kết quả của phép lai phân tích trên từng tính trạng 
đ P : Aa ´ aa hoặc P : Bb ´ bb
0,25
Vì thỏ đực có kiểu hình lông đen, chân cao đ kiểu gen phải là AaBb. Vậy thỏ cái phải có kiểu gen là aabb (kiểu hình lông nâu, chân thấp)
Ta có SĐL : P AaBb ´ aabb
 Đen – cao Nâu – thấp
0,25
 GP : AB, Ab, aB, ab ab
F1 lập bảng 
0,25
TL kiểu gen F1 AaBb ( Đen – cao)
 1 Aabb ( đen – thấp)
 1 aaBb ( Nâu – cao)
 1 aabb ( nâu thấp)
3) 
F1 : 100% lông đen – chân cao
- Do tất cả thỏ con F1 đều có kiểu hình lông đen – chân cao
0,25
Nêu trong kiểu gen đều phải chứa ít nhất 1 gen A, 1 gen B.
- Vì thỏ đực có kiểu gen AaBb. Khi giảm phân cho 4 loại giao tử AB, Ab, ab, ab. Vậy thỏ cái luôn sinh giao tử AB.
0,25
đ Kiểu gen của thỏ cái : AABB
Ta có SĐL : P Aa Bb ´ AABB
 Đen – cao Đen cao
0,25
 G AB , Ab, aB, ab AB
F1 : lập bảng
0,25 
TL kg F1 : 1 AABB
 1 AABb 
 1 AaBB 100% lông đen – chân cao
 1 AaBb 
(HS biện luận theo cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa) 
	Ghi chú : Điểm toàn bài là tổng các điểm thành phần, không làm tròn số. 

File đính kèm:

  • docMot so de thi HSG mon Sinh.doc