Kế hoạch giảng dạy ngữ văn 7

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giảng dạy ngữ văn 7

Nhiệm vụ năm học 2008 - 2009:
	 -Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 40/200/QH10 về đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông; gắn kết việc thực hiện Chỉ thị số 06- CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với việc thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT – TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về " Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục". Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường hiệu lực quản lý, củng cố nề nếp, kỉ cương, ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong thi cử. Thực hiện tốt cuộc vận động " Hai không" với 4 nội dung "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp" và triển khai tốt chủ đề năm học "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". 

I. đặc điểm tình hình:
1. Đội ngũ: 
	Đội ngũ dạy ngữ văn 7 năm học 2008- 2009 có 02 người dạy - cả 2 người đã được nghe phương pháp giảng dạy mới, đồng thời 2 chúng ta luôn trao đổi, học hỏi lẫn nhau trong phương pháp với tinh thần đổi mới.
	Thêm vào đó tôi đã từng dạy văn 6 của năm học trước nên tôi đã có kinh nghiệm trong phương pháp đổi mới song tôi cũng cần phải học tập thêm nhiều ở đồng nghiệp của mình.
	Tổ xã hội gồm có 11 đồng chí hiện vắng 0 đồng chí. Cả tổ tôi đều có trình độ chuyên môn vững vàng. Đặc biệt những thầy cô giáo trẻ, là lực lượng tin cậy của trường cũng như của ngành giáo dục và đào tạo.
2. Đặc điểm chuyên môn:
	Môn ngữ văn trước hết là một môn học thuộc KHXH, điều đó cho thấy tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. 
	Môn ngữ văn 7 là sự tiếp nối môn ngữ văn 6 ở vòng 1 và cũng là cơ sở ngữ văn 8,9 sau này, đây là môn học có tác động trực tiếp tới các môn học khác: Sử, Đạo đức... Nó góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện hơn.
	Môn ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn trung học cơ sở chuẩn bị cho các em có thể tiếp tục học tốt ở bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng bạn bè, gia đình, có lòng yêu nước, yêu CNXH, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm tốt đẹp, hướng tới các giá trị chân - Thiện - Mỹ.
	Chương trình môn ngữ văn 7 mới này có nhiều điểm khác với văn 7 cũ. Ngữ văn 7 mới được biên soạn theo hướng tích hợp như ngữ văn 6 mới. Nó là lớp cuối của vòng 1, là điều kiện để thực hiện tốt vòng 2... Ngữ văn 7 được biên soạn mới lên còn nhiều khó khăn và cách tiếp cận cũng khác so với chương trình cũ. Nhưng do học sinh tiếp cận ngữ văn 6 nên đến lớp 7 việc tiếp xúc của các em cũng có phần nào dễ dàng hơn, việc rèn luyện các kỹ năng trong học văn cũng có phần thuận lợi hơn.
3. Tình hình học tập của học sinh:
	Khối 7 có 3 lớp trong đó có lớp 7A là lớp học tốt còn lại lớp 7B, 7C là các lớp lực học của các em không đều bởi các em còn quá ham chơi nên việc học tập phần nào cũng có hạn chế. Đặc biệt là môn ngữ văn là môn học đòi hỏi, phải có thời gian, phải có phương pháp học tập cụ thể, nên số học sinh giỏi và khá không nhiều, trong đó học sinh yếu, kém môn ngữ văn vẫn còn phổ biến...
	Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh có ý thức học tập môn ngữ văn 7: Tìm hiểu SGK, soạn bài, học bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
	Đồng thời 100% học sinh có đủ SGK, sách bài tập...Qua 1 năm học theo chương trình sách giáo khoa mới, các em đã dẫn hình thành cho mình phương pháp học ngữ văn theo hướng tích cực.
	* Kết quả khảo sát đầu năm: 
Lớp
Sĩ số
Điểm


0
1
2
3
4
+
%
5
6
7
8
+
%
7B
34
2
0
5
1
7
15
44
9
6
4
0
19
56
7C
36
0
0
1
8
6
15
41
6
7
8
0
21
59
4. Tình hình giảng dạy của giáo viên:
	a. Thuận lợi: 
	Giáo viên dạy đã qua 1 năm cải cách (Văn 6) vì vậy nắm nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy tương đối tốt.	
	Giáo viên cũng đã đi tập giảng theo chương trình mới. Với lòng nhiệt tình hăng say, đặc biệt là sự chỉ đạo khoa học của BGH. Sự giúp đỡ của các đồng chí trong tổ giàu kinh nghiệm đó là điều kiện tốt cho tôi dạy ngữ văn 7 năm nay.
	b. Khó khăn: 
	Chương trình ngữ văn 7 tôi gặp khó khăn bởi ngữ văn 7 người giáo viên phải giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn và chỉ đạo tìm ra cho học sinh hướng học tập theo hướng tích cực nên đòi hỏi phải thường xuyên nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn... Song do điều kiện hoàn cảnh. Nên tôi chưa được tập trung cho nắm.
5. Cơ sở vật chất - đồ dùng thiết bị.
	- Phòng học đều là nhà cao tầng, đủ ánh sáng, quạt mát...Bàn ghế, bảng phù hợp với lứa tuổi học sinh...
	- Đồ dùng cho bộ môn có nhưng còn ít, đơn điệu...
	- Các phương tiện nghe nhìn để kếp hợp...Hầu như còn thiếu thốn...Nên cũng khó khăn tới giảng dạy.
II. Nhiệm vụ của bộ môn:
	Môn ngữ văn 7 cũng như ngữ văn 6, nhiệm vụ là:
	Giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
	- Về phần văn: Giúp cho học sinh nắm được các tri thức thuộc thơ văn trữ tình, trong đó có không ít tác phẩm được viết bằng chữ Hán ở trung đại và một số tác phẩm văn chương nghị luận. Nắm được một số văn bản nhật dụng ở ngữ văn 7.
	- Về phần Tiếng việt: Giúp học sinh lĩnh hội một số kiến thức và rèn luyện một số kỹ năng cấu tạo từ (Từ ghép, từ láy), về từ vựng (Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ) về từ loại (Điệp từ, chơi chữ....) và về chuẩn mực từ.
	- Tuy nhiên để lĩnh hội được các kiến thức, kĩ năng đó các em cần thường xuyên liên hệ với kiến thức về tiếng việt đã được học ở bậc tiểu học, đặc biệt là cần chú ý vận dụng kiến thức về tiếng việt vào việc đọc và hiểu các tác phẩm văn học và viết các tiếng việt.
	- Về tập làm văn: Giúp các em có kiến thức về kĩ năng học hai kiểu văn bản: Biểu cảm và nghị luận...	
	Sau khi học tốt ba phần môn thuộc môn văn và có thái độ học tập nghiêm túc trong học tập cũng như nghiên cứu văn. Hình thành cho học sinh 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết.
III. Chỉ tiêu phấn đấu: 
Lớp
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
%
7B
Kì I


4
9%
42
91%





Kì II


6
13%
40
87%
0
0%



Cả năm
0
0%
6
13%
40
87%
0
0%


7C
Kì I
3
6%
10
22%
30
65%
0
0%



Kì II
5
11%
12
26%
30
64%





Cả năm
5
11%
12
26%
30
64%
0
0%


IV. Biện pháp thực hiện: 
1. Giáo viên:
	Nắm chắc nội dung chương trình môn ngữ văn 7 đồng thời nghiên cứu kỹ, nắm chắc mục tiêu môn học, mục tiêu cụ thể từng bài học, nắm sâu nội dung từng bài giảng.
	 Nắm được đối tượng giảng dạy, đề ra kế hoạch cụ thể để giảng dạy. 
	Soạn bài tỉ mỉ chi tiết, thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò đảm bảo tính tích cực và tích hợp. Giáo án thể hiện rõ việc đổi mới các lệnh, câu hỏi tổng hợp, kết hợp với chọn điểm hay để bình giảng.
	Phối kết hợp các phương pháp khi giảng dạy (Thảo luận nhóm, đọc diễn cảm...) gắn nội dung bài học với thực tế.
	VD: Khi dạy văn bản "Mẹ tôi" có thể cho học sinh liên hệ ngay trong gia đình mình.
	Tăng cường việc sử dụng các phương tiện nghe, nhìn trong dạy học văn nhằm giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và vận dụng thành thạo.
	Bám chắc đặc trưng văn bản, lấy văn bản là cơ sở giảng tiếng việt và tập làm văn. 
	Chú ý dạy theo đặc trưng thể loại, coi trọng việc hướng dẫn về nhà, chú ý các chú thích ở các bài.
	Dạy học sinh suy nghĩ sáng tạo chứ không dạy nhiều, yêu cầu nhớ nhiều bắt chước là cách đọc sáng tạo.
	Mở chuyên đề thường xuyên dự giờ thăm lớp của các đồng chí trong tổ, học tập kinh nghiệm soạn giảng.
	Đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh tìm tòi sai sửa lỗi. Luôn học tập - Tự bồi dưỡng, nghiên cứu sách tham khảo tài liệu hướng dẫn...Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2. Học sinh: 
	Có tinh thần đúng đắn trong việc học ngữ văn, ham mê hứng thú với môn học này.
	Đủ sách vở, tài liệu, dụng cụ học tập phục vụ cho bộ môn văn 7. Ngoài SGK, bài tập làm văn, mỗi học sinh phải có vở ghi, vở bài tập ngữ văn.
	Học sinh phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK phát huy tính tích cực của mình.
	- Thường xuyên luyện đọc, luyện viết chú ý chính tả, tập sáng tác viết văn... Học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tạo ra môi trường học tập lầnh mạnh.
	Tham khảo các sách tham khảo: Nâng cao tiếng việt 7, nâng cao ngữ văn 7.
	Bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7
V. Kế hoạch cụ thể như sau: 
Tên bài
Mục tiêu, kiến thức cơ bản
Đồ dùng
P2 Giảng dạy
Tài liệu
Thực hành
Kiểm tra
Bài 1
Giúp học sinh 
Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa.
- Nắm được cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ ghép.
- Hiểu rõ về liên kết văn bản, một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản.
- SGK, SGV. 
- Các loại tài liệu tham khảo khác.
- Các mẫu văn bản
Tích hợp 3 phân môm: Văn, khai thác nghệ thuật diễn biến trạng, nghệ thuật của bức thư. 
- TV:P2 qui nạp
- TLV: P2 dùng mẫu để khái quát lí thuyết .
- Bình giảng ngữ văn 7
Truyện: Những tấm lòng cao cả


Bài 2
Giúp học sinh
- Thấy được tình cảm chân thành và sâu nặng của 2 em bé trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh và biết thông cảm chia sẻ với những bạn ấy.
- Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản có bố cục rành mạch hợp lý. 
- Hiểu rõ khái niệm mạch lạc trong văn bản, từ đó biết lập văn bản có tính mạch lạc.
Các văn bản mẫu.
- VH: khai thác diễn biến tâm trạng.
TV: Qui nạp
TLV: Dùng mẫu để khái quát lí thuyết.
SGK, SGV, đọc hiểu văn bản, thiết kế, bình giảng. Ngữ văn 7


Bài 3
Giúp học sinh hiểu:
- Hiểu được khái niệm ca dao - dân ca. Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức tiêu biểu của những bài bài ca có chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước con người trong bài học. Thuộc những bài ca trong hai văn bản đó.
- Nắm được cấu tạo của các loại từ láy. 
Bước đầu hiểu được mối quan hệ âm nghĩa của từ láy.
- Viết tốt bài tập làm văn số 1. Chú ý đến tính liên kết, bố cục và mạch lạc của văn bản.
- Nắm được các bước tạo lập của văn bản, củng cố.
Tranh ảnh về các địa danh
Tích hợp 3 phân môn. 
Phương pháp quy nạp.
Phương pháp dùng mẫu.
Phương pháp thảo luận
SGK, SGV, Thiết kế đọc hiểu câu


Bài 4
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức tiêu biểu (hình ảnh ngôn ngữ ) của những bài ca dao thuộc chủ đề than thân và chủ đề châm biến trong bài học.
- Nắm được khái niệm đại từ, ý nghĩa của đại từ, có ý nghĩa sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.
- nâng cao thêm 1 bước khả năng tạo lập 1 văn bản thông thường và đơn giản.
- Các văn bản mẫu
Tích hợp
Thuyết giảng
Qui nạp (TV)
Thảo luận
SGK, SGV 
Các tài liệu khác


Bài 5
- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ "Sông núi nước nam" và "Phò giá về kinh" Bứơc đầu hiểu hai thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.
Hiểu được nhu cầu biểu cảm và sâu đặc điểm chung của văn biểu cảm
Bài thơ "SNNN bằng chữ hán"
- Các văn bản biểu cảm mẫu
Tích hợp
Thuyết giảng
Qui nạp (TV)
Thảo luận
SGK, SGV. 
Thiết kế 
Từ điển H - V
Các bài văn biểu cảm


Bài 6
Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của TNT trong buổi chiều.... "Và sự hoà nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí côn sơn trong đoạn thơ trích bài "CSC" tiếp tục hiểu thế thơ thất ngôn tứ tuyệt và sơ bộ hiểu thêm về thơ lụt bát.
- Bước đầu biết sử dụng từ hán việt đúng sắc thái biểu cảm, có ý thức tránh lạm dùng từ hán.
- Nắm được đặc điểm văn biểu cảm, biết cách làm bài văn biểu cảm
- Từ điển hán việt.
- Các bài văn mẫu
Tích hợp, 
- TV: Qui nạp
- TVV: Sử dụng văn bản mẫu à rút ra kết luận
SGK, SGV. 
Thiết kế 
Từ điển H - V
-hệ thống các câu hỏi đọc hiểu


Bài 7
-Cảm nhận được nỗi sầu chia li, ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa và niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ cùng với nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích: "Chinh phụ ngâm khúc" vẻ đẹp, bản lĩnh sắc son thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua sự trân trọng và cảm thương của HXH ở bài bánh trôi nước. Bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát.
- Nắm được khái niệm quan hệ từ, các loại quan hệ từ.
- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm
- Tác phẩm "Chinh phụ ngâm"
Tích hợp 
Qui nạp
Thảo luận
SGK, SGV. 
- Tác phẩm "CPN"
- Thơ HXH
- Thiết kế 
- Hệ thống câu hỏi


Bài 8
- hình dung được cảnh tượng đèo ngang và tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan. Cảm nhận tình bạn đậm đà, thắm thiết của NK. Bước đầu hiểu thơ thất ngôn bát cú đường lụât.
- Nắm được các lỗi thường gặp về quan hệ từ để tránh các lỗi đó khi nói hoặc viết.
- Viết tốt bài TLV số 2 theo yêu cầu của bài văn biểu cảm.
- Tranh cảnh đèo ngang
- Tích hợp (VH)
- Qui nạp
- Vấn đáp
SGK, SGV. 
Bài HTQ
- Thiết kế 
- Hệ thống câu hỏi


Bài 9
- Cảm nhận được từ mà Lí Bạch mô tả qua bài thơ ra ngắm thác núi Lư, bước đầu nhận biết mối quan hệ gắn bó giữa tình và cảnh trong bài thơ cổ.
- Củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa, nâng cao kĩ năng dùng từ đồng nghĩa.
-Nắm được cách lập dàn ý đa dạng của bài thơ văn biểu cảm.

- Tích hợp
- Qui nạp
- Thảo luận
SGK, SGV. 
Thơ Lí Bạch 
Thiết kế


Bài 10
- Cảm nhận tình cảm quan hệ được biểu hiện 1 cách trân thành, sâu sắc qua bài thơ "Tình dạ tứ" của Lí Bạch và hồi hương ngẫu tho của hạ tri chương, thấy được tác dụng nghệ thuật trong thơ đường và tầm quan trọng của 2 câu cuối trong bài thơ tuyệt cú.
- Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa và kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa đã được học ở bậc tiểu học.
- Biết lập dàn bài phát biểu miệng" cảm nghĩ về sự vật và con người.
- Biết phát biểu cảm tưởng bằng lời nói.
- Tranh Lí Bạch
- Bảng phụ
- Tích hợp 
-Khai thác diễn biến tâm trạng 
- Qui nạp (TV)
-Thảo luận (TLV)
SGK, SGV, 
Thiết kế tập thơ Lí Bạch


Bài 11
Qua bài " Bài ca nhà tranh" cảm nhận được tinh thần nhân đậo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
Bước đầu thấy được vị trí của ý nghĩa của những yếu tố mô tả và tự sự trong thơ trữ tình. 
- Củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng âm và kĩ năng sử dụng từ đồng âm đã học
Đánh dấu được chất lượng bài tập làm văn số 2 theo yêu cầu của bài văn biểu cảm.
- Hiểu vai trò và biết vận dụng yếu tố TS, mô tả trong văn biểu cảm
Tranh nhà thơ Đỗ Phủ
- Tích hợp 
- Qui nạp (TV)
- Thảo luận (TLV)
SGK, SGV.
-Thiết kế 
- hệ thống câu hỏi, kiến thức cơ bản tập thơ Đỗ Phủ.


Bài 12
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của HCM biểu hiện trong bài thơ " Cảnh khuya" "Rằm tháng riêng"
- Nắm được thể thơ và những nét đặc sắc NT của 2 bài.
- Viết tốt bài TLV số 3 theo yêu cầu của văn biểu cảm
Biết phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Thơ văn HCM 
Tranh ảnh về HCM
- Tích hợp 
- Qui nạp (TV)
- Thảo luận (TLV)
SGK, SGV
Thiết kế
- Thơ văn HCM
- Thành ngữ, tục ngữ VN


Bài 13
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu trong bài "Tiếng gà trưa" thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên bình dị của bài thơ/
- Nắm được khái niệm điệp ngữ.
- Luyện nói: Biết phát biểu cảm nghĩ về 1 tác phẩm văn học.
- Hiểu được luật thơ lục bát và biết làm thơ lục bát đúng luật.

- Tích hợp 
- Qui nạp (TV)
- Thảo luận 
-Thơ XQ, SGK, SGV. 
Thơ lục bát 
- Thiết kế


Bài 14
- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong 1 thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc: Cốm.
- Biết đàu biết được thể văn tuỳ bút, thấy được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong tuỳ bút của Thanh Lam.
Nắm được khái niệm yêu cầu của sử dụng từ. Rèn kĩ năng sử dụng từ đúng chuẩn mực.

- Tích hợp 
- Qui nạp (TV)
- Thảo luận 
SGK, SGV
Thiết kế 
Hệ thống câu hỏi đọc hiểu.


Bài 15
- Thấy được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài "Sài gòn tôi yêu"
- Nắm được nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân của Hà Nội và Miền Bắc, tình quan hệ thắm thiết, sâu đậm và ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả trong bài tuỳ bút Mùa xuân của tôi.
-Đánh giá được bài tập làm văn số 3 theo yêu cầu của bài văn biểu cảm
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ đúng chuẩn mực
Tranh ảnh về Sài Gòn, Hà Nội
- Tích hợp (VH) , (TLV) 
- Thuyết giảng, hỏi đáp 
SGK, SGV 
Thiết kế 
Câu hỏi đọc hiểu.


Bài 16
Bước đầu nắm được kĩ năng tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình và 1 số đặc điểm Nt chủ yếu của thơ trữ tình.
- Củng cố những kiến thức cơ bản và một số kỹ năng đơn giản đã được củng cố và rèn luyện qua các bài ca dao trữ tình, thơ đường, thơ trữ tình trung đại và hiện đại VN 
- Ôn lại có hệ thống có trọng điểm các kiến thức phần tiếng việt.
- Nắm vững các nội dung cơ bản của 3 phần trong SGK và biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá mới.

- Tích hợp 
- Thuyết giảng
- Thảo luận
SGK, SGV
- Kiến thức cơ bản 
-Thiết kế


Bài 17
Củng cồ những kiến thức cơ bản và 1 số kĩ năng đã được cung cấp và rèn luyện qua việc học các tác phẩm trữ tình nói chung.
- Ôn lại có hệ thống, có trọng điểm các kiến thức phần tiếng việt.
- Tiếp tục khắc phục nỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo nên.

- Phương pháp 
Tích hợp
-Thảo luận
SGK, SGV - Kiến thức cơ bản
- Thiết kế


Bài 18
Hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ
Hiểu nội dung 1 số hình thức và yêu nước của những câu tục ngữ trong bài học 
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu yêu nước của chúng. Tăng thêm hiểu biết, tình cảm gắn bó với địa phương, quan hệ mới.
- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận
Ca dao tục ngữ VN
Phương pháp Tích hợp

Thuyết giảng
 SGK. SGV - Kiến thức cơ bản
- Tục ngữ Việt Nam


Bài 19
Học sinh hiểu được nội dung, yêu nước và một số kiến thức diễn đạt (So sánh, ẩn dụ) của những câu tục ngữ trong bài học
- nắm được cách rút gọn câu và hiểu được tác dụng của nó
- Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau, làm quen với các đề văn nghị luận, tìm đề và lập ý cho bài văn nghị luận

- Phương pháp hợp vấn đáp thuyết giảng
SGK, SGV - Tục ngữ Việt Nam
- Các văn bản nghị luận


Bài 20
- Hiểu được tinh thần yêu nước là một trong quý báu của dân tộc ta - nắm được NT nghị luận chặt chẽ, sáng gọn có tính mẫu mực của bài văn.
- Nhớ được cấu chốt của bài và những câu có sẵn trong bài.
- Nắm được KN câu ĐB hiểu được tác dụng của nó.
- Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận
- Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn NL. Qua luyện tập gíup học sinh hiểu sâu thêm KN nghị luận

- Phân tích hợp
- Qui nạp
- Thảo luận
SGK, SGV Thiết kế 
- Hệ thống câu hỏi


Bài 21
- Hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của TV qua sự phân tích, chứng minh của tác giả. Nắm được những điểm nổi bật trong NT nghị luận của bài văn lập luận của bài văn lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong và tính KH.
- Nắm được KN trạng ngữ trong câu. Ôn lại các trạng ngữ đã học ở tiểu họ.
- Nắm được MĐ, TC và các yếu tố của lập luận chứng minh.

- Phân tích hợp
- Qui nạp
- Thuyết giảng
SGK, SGV. 
- Kiến thức cơ bản 



Bài 22
Nắm được công dụng của TN bước đầu hiểu được TD của việc tách trạng ngữ thành câu riêng 
- Bước đầu hiểu được cách làm 1 bài văn lập luận CM 
- Vận dụng được những hiểu biết chung về cách làm bài văn CM vào việc GQ 1 vấn đề xã hội gần gũi quen thuộc.

Phân tích mẫu
- Qui nạp
SGK, SGV
- Các văn bản mẫu


Bài 23
Hiểu được đức tính giản dị là 1 PC cao quý của Bác Hồ. Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, ĐB là cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng CM kết hợp văn bình luận và biểu cảm.
- nắm được các khái niệm câu chủ động, câu bị động và mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Làm tốt bài văn chứng minh cho 1 nhận định về 1 vấn đề xã hội gần gũi.

Phân tích mẫu
- Qui nạp
SGK, SGV. 
- Cuộc đời sự nghiệp HCM


Bài 24
Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của V/c trong lịch sử của nhân loại. 
- nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

- Phân tích mẫu
- Qui nạp
- Thảo luận
SGK, SGV
Thiết kế
- Kiến thức cơ bản


Bài 25
Nắm được đề tài, luận điểm, phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học. Nắm được đặc trưng của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn bản khác chỉ ra được những nét riêng, đặc sắc trong NT NL của mỗi bài văn NL đã học.
- Nắm được cách dùng cụm C- V để mở rộng câu.
- Đánh giá đúng ưu khuyết điểm của bài TLV số 5 theo yêu cầu của văn lập luận chứng minh.
- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thuyết.

- Phân tích mẫu
- Qui nạp
- Thảo luận
SGK, SGV. Các mẫu văn bản nghị luận


Bài 26
- Hiểu được nội dung phương pháp hiện thực , tấm lòng nhân đạo của tác giả và những thành công nghệ thuật trong "Sống chết mặc bay"
- Bước đầu nắm được cách làm 1 bài văn lập luận gt. Vận dụng được những hiểu biết chung về cách làm bài văn GT vào việc GT 1 vấn đề XH và VH đơn giản gần gũi.

Tích hợp
Phân tích 
SGK, SGV 
Hệ thống câu hỏi đọc hiểu.


Bài 27
Hiểu được giá trị của tác phẩm "Những tro lố nhố hay..." Trong việc khắc hoạ 1 cách sắc nét 2 nhân vt với 2 tính cách, đại diện cho 2 XH hoàn toàn đối lập nhau trên các đất nước ta thời thuộc pháp.
- Nắm được cách dùng cụm từ CV để mở rộng câu.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày miệng về 1 vấn đề XH và văn học

Tích hợp 
Phân tích nhân vật
SGK, SGV


Bài 28
Thấy được vẻ đẹp của 1 sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế 1 vùng dân ca phương pháp về nội dung, giầu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa.
- Hiểu thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê. 
- Đánh giá ưu khuyết điểm của bài TLV số 6 theo yêu cầu củabài văn lập luận giải thuyết.
Nắm được những hiểu biết chung về văn bản hoàn cảnh: Một nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hoàn cảnh thường gặp trong cuộc sống.
Tranh ảnh Cố Đô Huế
- Tích hợp
- Qui nạp
- Vấn đáp
SGK, SGV


Bài 29
Hiểu được 1 số đặc điểm của sân khấu chèo truyền thống nắm được tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm thị Kính, nội dung yêu nước và 1 số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch hoạt động mật...) của trích đoạn nỗi oan Hai chồng
- Năm được cách dùng chấm lửng, dấu chấm phẩy.
- Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị,: Mục đích yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
Băng kịch "Quan âm Thị Kính"
- Tích hợp
- Vấn đáp
- PHân tích nhân vật
SGK, SGV 
Tác phẩm kịch thiết kế


Bài 30
Nắm được hệ thống văn bản, những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm những quan niệm về văn chương, về đặc trưng thể loại của các văn 
- Đánh giá được ưu điểm và nhược điểm của bài viết của mình về các phương diện và nộidung, hình thức, kỹ năng cơ bản 3 phần 
- Ôn tập và nắm được kỹ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới

Phương pháp tích hợp
SGK, SGV Hệ thống


Chính Nghĩa, ngày 25 tháng 9 năm 2008
Giáo viên bộ môn




Trần Thị Đức Hạnh

File đính kèm:

  • docKe hoach van 7 hot nhat 08 09.doc