Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn ngữ văn 9 thời gian: 120 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn ngữ văn 9 thời gian: 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-------------
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng
môn ngữ văn – lớp 9
Thời gian: 120 phút

Câu 1: (3đ)
a) Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” thuộc phần nào trong kết cấu của Truyện Kiều? (0,5đ)
	b) Khi miêu tả chân dung chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du không chỉ miêu tả sắc đẹp của Thuý Kiều và Thuý Vân mà còn dự báo tính cách và số phận của mỗi nhân vật. Em hãy chép chính xác những câu thơ mà Nguyễn Du vừa dùng để miêu tả sắp đẹp, vừa dùng để dự báo tính cách và số phận của hai nhân vật trên. (1đ)
	c) Hãy nêu sự khác nhau trong bút pháp miêu tả chân dung Thuý Kiều và Thuý Vân ở trong đoạn trích này bằng một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu. (1,5đ)
Câu 2: (7đ)
Khi chia tay với ông Sáu, bé Thu (nhân vật chính trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng) đã nói:
- Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!
a) Câu nói trên của bé Thu tiếp nối theo sự việc nào trong tác phẩm? Hãy nêu tóm tắt sự việc đó. (1đ)
b) Sự việc đó được kể bằng ngôn ngữ trần thuật và điểm nhìn của nhân vật nào? Cho biết tác dụng của việc lựa chọn cách kể đó? Hãy kể tên một vài tác phẩm có cùng cách kể như tác phẩm trên. (1đ).
c) Tên truyện là “Chiếc lược ngà” nhưng nội dung truyện lại viết về tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu. Tác giả đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình như thế với dụng ý gì? Nó góp phần thể hiện những ý nghĩa gì của tác phẩm? (1đ).
d) Từ sự việc nối tiếp theo lời nói trên của nhân vật bé Thu, em có suy nghĩ gì về tấm lòng và tình cảm của ông Sáu – một người cha, một người lính với đứa con gái yêu quý của mình? Hãy trình bày những suy nghĩ đó của em bằng một đoạn văn T – P- H có độ dài từ 10 đến 12 câu. Trong đoạn có sử dụng một phép liên kết câu thích hợp. Câu kết đoạn là một câu cảm thán. (4đ).

---------- Hết ----------


Đáp án – biểu điểm 
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng
môn ngữ văn – lớp 9
Thời gian: 120 phút

Câu I (3đ): 
	1) Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ: (1đ)
	- Nguyễn Dữ quê ở tỉnh Hải Dương, ông sống ở thế kỷ XVI là thời kỳ triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. (0,5đ)
	- Ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, là người học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật. (0,25đ)
	- Xuất xứ của văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi chuyện của tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”; mượn cốt truyện của truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”. (0,25đ)
	2) Cụm từ “nghi gia nghi thất”: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình. (0,5đ)
	3) (2,5đ)
- Lý do Vũ Nương tìm đến cái chết: Vì hạnh phúc gia đình tan vỡ không thể hàn gắn lại được. (0,5đ)
- Suy nghĩ về mơ ước và thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: Họ có mơ ước rất bình dị là được sống trong một gia đình hạnh phúc. Nhưng cuộc sống của họ luôn phải phụ thuộc bởi chế độ phong kiến hà khắc (trọng nam, khinh nữ) nên thân phận người phụ nữ chìm nổi lênh đênh, dẫn đến những kết cục bi thảm thật đáng thương. (1đ)

Câu II (7đ):
1) a) Hình ảnh “bếp lửa” là hình ảnh thực, chỉ một sự vật cụ thể luôn gắn liền với hai bà cháu trong suốt những năm tháng chiến tranh. (0,25)
	 Hình ảnh “ngọn lửa” là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: ngọn lửa của lòng yêu thương, của sức sống và niềm tin. (0,25đ)
	b) Từ bếp lửa được bà nhen lên mỗi sớm mỗi chiều, người cháu đã liên tưởng, đã cảm nhận được một cách tự nhiên ngọn lửa yêu thương của lòng bà truyền cho cháu – ngọn lửa của sức sống và niềm tin bà đã thắp lên trong lòng cháu từ những ngày ấu thơ -> Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và cũng là người truyền lửa cho các thế hệ nối tiếp. (1đ)
	2) a) Chép chính xác đoạn thơ từ “Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ’’ đến “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa !” (Sách giáo khoa Văn 9 – tập I). (1đ)
	b) Viết đoạn văn: (4,5đ)
	- Hình thức: Viết đúng phép lập luận Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp và số lượng câu từ 10 đến 12 câu; liên kết chặt chẽ. (1đ)
	- Nội dung: 
+ Chủ đề: Suy ngẫm về cuộc đời bà: (0,5đ)
	+ Bà tần tảo giàu đức hi sinh: (0,5đ)
“Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
	Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”	
	+ Bà là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, toả sáng. Nhóm bếp lửa, bà đã nhóm dậy niềm yêu thương, niềm vui, niềm tin trong lòng người cháu và cho cả thế hệ nối tiếp: (2đ)
 	“Nhóm bếp lửa... .
Nhóm niềm yêu thương...
Nhóm nồi xôi...
Nhóm dậy cả...”
Phân tích điệp từ “nhóm”; tính nhiều nghĩa của từ “nhóm” -> diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà.
- Có sử dụng đúng câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc. (0,5đ)



File đính kèm:

  • docDe thi khao sat chat luong va bieu diem vao 10 5.doc