Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi Tiếng việt cấp Tiểu học - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Nam Mỹ

doc12 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi Tiếng việt cấp Tiểu học - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Nam Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học 
 Nam Mỹ
đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi khối 5
 Tháng 8/ 2009
 Môn tiếng việt
 ( Thời gian làm bài: 60 phút )
A/ Đọc hiểu:
 Hoa mai vàng 
 Nếu như hoa đào là đặc sản của miền Bắc, thì hoa mai vàng là đặc sản của miền Nam. Mai vàng thuộc họ hoàng mai, vốn là một loại cây rừng. Cây mai vàng cũng rụng lá vào mùa đông, thân lá cành mềm mại hơn cành đào. Hoa mai vàng mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Hoa mai màu vàng có mùi thơm e ấp và kín đáo. Mai vàng có giống sau khi cho hoa còn kết trái màu đỏ nhạt bóng như ngọc.
 Những năm gần đây, hoa mai vàng miền Nam đã được trồng nhiều ở miền Bắc. Việc trồng mai vàng ở đất Bắc cần nhất là tránh gió rét mùa đông. Những cây mai vàng trồng ở miền Bắc thường cho hoa muộn vào cuối tháng hai âm lịch.
 Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào trước câu trả lời đúng: ( 6 điểm)
1. Hoa mai vàng là đặc sản của vùng miền nào?
 a. Miền Bắc b. Miền Trung c. Miền Nam
2. Nội dung chính của đoạn 1 bài văn Hoa mai vàng là gì?
 a. Giới thiệu các loại hoa mai.
 b. Giới thiệu đặc điểm chung của hoa mai vàng.
 c. Tả cây mai vàng vào mùa đông.
3. Đặc điểm riêng của hoa mai so với hoa đào là gì?
 a. Rụng lá vào mùa đông
 b. Thân cành mềm mại
 c. Hoa mọc thành chùm
4. Câu ‘Hoa mai vàng mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành.’ thuộc kiểu câu gì ?
 a. Ai – là gì? b. Ai – làm gì? c. Ai – thế nào ?
5. Câu trên có bao nhiêu danh từ, bao nhiêu động từ, bao nhiêu tính từ?
 a. 3 danh từ, 2 động từ, 3 tính từ.
 b. 4 danh từ, 4 động từ, 2 tính từ
 c. 5 danh từ, 3 động từ, 3 tính từ
6. Trạng ngữ trong câu ‘ Những năm gần đây, hoa mai vàng miền Nam đã được trồng nhiều ở miền Bắc ’ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
 a. ý nghĩa nơi chốn
 b. ý nghĩa mục đích
 c. ý nghĩa thời gian
.B/ Cảm thụ: ( 3 điểm)
 Múi bưởi thì méo bạn ơi
 Thế mà quả bưởi tròn ơi là tròn! 
 Múi bưởi như vầng trăng non
 Quả bưởi trăng tròn bao múi ghép nên?
 Mẹ ta vất vả ngày đêm
 Trăng vơi mặt mẹ – mặt em trăng đầy...
 Trần Nhương
 Hãy nêu cảm nhận của em khi đọc bài thơ trên.
C/ Tập làm văn: ( 10 điểm)
 Một buổi sáng đến trường, em nhìn thấy một cây non mới trồng bị bẻ ngọn. Cây non đã kể lại câu chuyện của nó với em, mong em cùng chia sẻ nỗi buồn. Em hãy tưởng tượng và viết lại câu chuyện đó.
Trường Tiểu học 
 Nam Mỹ
 đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi khối 3
 Tháng 8/ 2009
 Môn tiếng việt
 ( Thời gian làm bài: 40 phút )
Họ và tên:  Lớp: 
Câu 1. (3 điểm): Hãy chọn những từ ngữ sau để điền vào chỗ trống cho thích hợp : xinh
xinh, thân thiết, nụ hoa hồng, siêng năng, cánh hoa, nắn nót.
Hai bàn tay của em nhỏ xinh như hai...Từng ngón tay tròn, mềm mại như từng.......ấp nhẹ lên nhau. Đó là người bạn..cùng em ngủ, cùng em học, cùng em chơi và ngày ngày.giúp em đánh răng, rửa mặt,...từng nét chữ...Em yêu lắm hai bàn tay em.
Câu 2. (2 điểm): Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau :
	 a. Cá Đuôi Cờ chuyên kiếm mồi ven đầm nước.
.......
	 b. Con khỉ khôn gần như người.
...
Câu 3. (2 điểm): Điền dấu chấm, dấu phẩy thích hợp trong đoạn văn sau:
	Xuân về cây cỏ trải một màu xanh non trăm hoa đua nhau khoe sắc nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi bên cạnh chị hoa hồng đỏ thắm.
	Những tiếng đứng sau dấu phẩy là: .
	Những tiếng đứng sau dấu chấm là: ....
Câu 4. (2 điểm): Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong mỗi câu sau:
a) Cuộc sống của Bác Hồ rất giản dị.
b) Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân.
Câu 5: (10 điểm) 
Mùa xuân
	Dung dăng dung dẻ	Cao vời lồng lộng
	Dẫn trẻ đi chơi	Vườn thênh thang rộng
	Mùa xuân đến rồi	Cỏ non xanh rờn
	ánh xuân tươi sáng.	Hây hẩy gió vờn
	Đám mây bông trắng	Hoa đào tươi thắm
	Nổi giữa trời xanh	Vườn xuân đầm ấm
	Gió đưa bồng bềnh	Ríu rít chim ca.
	Dựa vào bài thơ trên, em hãy viết đoạn văn (7-8 câu) nói về mùa xuân.

.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
 (Điểm trình bày và chữ viết : 1 điểm)
Trường Tiểu học 
 Nam Mỹ
 đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi khối 4
 Tháng 8/ 2009
 Môn tiếng việt
 ( Thời gian làm bài: 60 phút )
Họ và tên:  Lớp: 
A/ Đọc hiểu:
	Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa.
	Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.
	ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị. 
 (Theo Anh Đức)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng : ( 6 điểm)
1. Tên vùng quê được tả trong bài văn là gì ?
 a. Ba Thê	b. Hòn Đất	c. Không có tên
2. Chi tiết ‘nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị’ ý nói gì?
	a. Hòn Đất là nơi chị sinh ra.
	b. Hòn Đất đã nuôi chị lớn lên.
	c. Hòn Đất là nơi chị làm mẹ.
3. Trong bài, từ nào tượng trưng cho tình yêu thương của người mẹ?
	a. Tiếng khóc.	b. Trái sai.	c. Hát ru.
4. Trong những câu nào ánh nắng được nhân hoá?
	a. ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị.
	b. ánh nắng tắm mượt mái tóc chị.
	c. ánh nắng phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.
5. Trong câu nào, từ ‘thắm hồng’ được dùng như một từ chỉ đặc điểm?
	a. Đôi má em thắm hồng.
	b. Quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.
6. Câu ‘Xóm lưới cũng ngập trong ánh nắng đó’ thuộc mẫu câu nào?
	a. Ai – làm gì?	b. Ai – thế nào?	c. Ai – là gì?
B/ Cảm thụ: ( 3 điểm) 	Những ngôi sao thức ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Hãy ghi lại những từ dùng để so sánh trong đoạn thơ trên. Cách so sánh ấy gợi cho em cảm nghĩ gì? 
...
C/ Tập làm văn: ( 10 điểm) Giữa vòng gió thơm
Này chú Gà Nâu	Bàn tay nhỏ nhắn	Hương bưởi hương cau
Cãi nhau gì thế!	Phe phẩy quạt nan	Lẩn vào tay quạt
Này chị Vịt Bầu	Đều đều ngọn gió	Cho bà nằm mát
Chớ gào ầm ĩ!	Rung rinh góc màn	Giữa vòng gió thơm.
Bà tớ ngủ rồi	Bà ơi hãy ngủ	
Cánh màn khép rủ	Có cháu ngồi bên
Hãy yên lặng nào	Căn nhà vắng vẻ
Cho bà tớ ngủ.	Khu vườn lặng im.
 Dựa vào bài thơ, đóng vai bạn nhỏ em hãy kể lại việc em chăm sóc bà khi bà bị ốm.
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
 (Điểm trình bày và chữ viết : 1 điểm)
Trường Tiểu học 
 Nam Mỹ
 đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi khối 2
 Tháng 8/ 2009
 Môn tiếng việt
 ( Thời gian làm bài: 40 phút )
Họ và tên.	Lớp:.
Bài 1: ( 4 điểm)
 Hãy tìm thêm các tiếng ghép với các tiếng sau để tạo thành từ: ngọt, sáng, nhanh, tươi.
...
...
Bài 2: ( 3 điểm)
 Đặt câu với mỗi từ sau (với mỗi từ đặt một câu): long lanh, lung linh.
...
...
Bài 3: ( 3 điểm)
 Chỉ ra những từ dùng sai trong câu: “Xân trường em xanh nắng mới”.
 Những từ dùng sai là: ..
Bài 4: ( 3 điểm)
Tìm hai từ chỉ cây bàng vào mùa đông.
Bài 5: ( 6 điểm)
 Em hãy viết một đoạn văn ( từ 3 – 5 câu) nói về ngôi nhà em mơ ước.
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
(Điểm trình bày và chữ viết : 1 điểm)
Hướng dẫn chấm thi hsg môn Tiếng Việt lớp 2
Tháng 8 năm 2009
Bài 1: ( 4 điểm)
Ghép đúng mỗi từ cho 1 điểm.
Sai lỗi chính tả không cho điểm.
Bài 2: ( 3 điểm)
Đặt được mỗi câu cho 1,5 điểm. Sai lỗi diễn đạt cho mỗi câu 0,5 điểm. Sai chính tả trừ mỗi lỗi 0,5 điểm.
Bài 3 : ( 3 điểm)
Từ viết sai trong câu văn là : xân, xanh.
Bài 4: ( 3 điểm)
Viết được 2 từ theo yêu cầu cho 3 điểm. Viết được 1 từ cho 2 điểm.
Nếu viết được 2 từ nói về cây bàng (nhưng không vào thời điểm mùa đông): cho 2 điểm.
Bài 5: ( 6 điểm)
Viết đúng theo yêu cầu cho 6 điểm.
Nếu sai lỗi diễn đạt trừ mỗi lỗi 0,5 điểm. Sai lỗi chính tả trừ mỗi lỗi 0,25 điểm. 
Nếu chỉ viết về ngôi nhà hiện tại, cho tối đa 4 điểm.
Trình bày sạch, chữ viết đẹp cho 1 điểm
Hướng dẫn chấm thi hsg môn Tiếng Việt lớp 3
Tháng 8 năm 2009
Bài 1: ( 3 điểm)
Điền đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.
Thứ tự các từ cần điền là: nụ hoa hồng, cánh hoa, thân thiết, siêng năng, xinh xinh.	
Bài 2: ( 2 điểm)
Đặt câu hỏi đúng cho mỗi phần: 1 điểm.
Cá Đuôi Cờ chuyên kiếm mồi ở đâu?
 b) Con khỉ khôn như thế nào?
Bài 3 : ( 2điểm)
Những tiếng đứng sau dấu phảy là : cây .
Những tiếng đứng sau dấu chấm là : trăm, nào. 
Chỉ ra được những tiếng đứng sau dấu chấm và dấu phẩy như trên cho 2 điểm. Chỉ sai hoặc thiếu mỗi tiếng trừ 1 điểm.
( Nếu HS chỉ điền đúng dấu chấm và dấu phẩy trực tiếp vào bài mà không ghi những từ đứng sau dấu chấm, dấu phẩy thì cho 1 điểm toàn bài.)
Bài 4: ( 2 điểm)
giản dị (1đ)
đạm bạc (1đ)
Bài 5: ( 10 điểm)
Yêu cầu và thang điểm:
Điểm 9-10: Biết dựa vào bài thơ để viết về mùa xuân (7-8 câu) có sự logic, diễn đạt trong sáng, câu văn có hình ảnh, không sai lỗi chính tả.
Nếu không dựa vào nội dung bài thơ để viết ( bầu trời, vườn cây, hoa lá mùa xuân...): cho tối đa 5 điểm.
Điểm 7-8: Viết đủ số câu quy định, đúng chủ đề nhưng câu văn không giàu hình ảnh, diễn đạt chưa trôi chảy.
Điểm 5-6: Viết được 6 câu có hình ảnh, đúng chủ đề, không sai lỗi chính tả.
Điểm 3-4: Các câu văn không có sự logic với nhau, diễn đạt lủng củng.
Điểm 1-2: Viết quá sơ sài, không đạt 5 câu.
Điểm 0: Sai chủ đề.
Nếu sai lỗi diễn đạt trừ mỗi lỗi 0,5 điểm. Sai lỗi chính tả trừ mỗi lỗi 0,5 điểm.
Trình bày sạch, chữ viết đẹp cho 1 điểm
Hướng dẫn chấm thi hsg môn Tiếng Việt lớp 4
Tháng 8 năm 2009
A/ Đọc hiểu:
Khoanh tròn vào đúng mỗi câu cho 1 điểm.
1. b	3. c	5. a
2. b	4. b, c	6. b
B/ Cảm thụ:
Những từ dùng để so sánh là: chẳng bằng, là (1 điểm)
Cách so sánh ấy đã ca ngợi:	
	+ Sự vất vả chăm lo cho con. (1 đ)
	+ Tình yêu thương bao la của mẹ hiền dành cho con...	(1đ)
C/ Tập làm văn: ( 10 điểm)	
Yêu cầu và thang điểm:
Rõ bố cục: 1 đ
Nhập vai bạn nhỏ kể được việc chăm sóc bà khi bà bị ốm dựa vào nội dung bài thơ; đảm bảo đúng cốt truyện, thể hiện được sự chăm sóc chu đáo đối với bà: (6 điểm.)
Nếu không dựa vào nội dung bài thơ hoặc không nhập vai bạn nhỏ, cho tối đa 3 điểm.
Thể hiện được cảm xúc chân thành, tự nhiên, lòng kính yêu bà và mong muốn những điều tốt đẹp đến với bà: 2 điểm.
Không sai lỗi chính tả và lỗi diễn đạt: 1 điểm ( nếu sai từ 1-2 lỗi, trừ 0,25 điểm; từ 3-4 lỗi, trừ 0,5 điểm, quá quy định không cho điểm)
Hướng dẫn chấm thi hsg môn Tiếng Việt lớp 5
Tháng 8 năm 2009
A/ Đọc hiểu:
Khoanh tròn vào đúng mỗi câu cho 1 điểm.
1. b	3. c	5. b
2. b	4. c	6. c
B/ Cảm thụ: (3 điểm)
Yêu cầu: 
Phân tích các biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật sự hy sinh , nỗi vất vả của người mẹ ngày đêm được thể hiện rõ trên khuôn mặt gầy gò, khắc khổ ( được ví như vầng trăng vơi) để nuôi con khôn lớn trưởng thành ( được ví như vầng trăng đầy – thể hiện sự no đủ). Cũng như bao múi bưởi méo nhưng đã tạo nên một quả bưởi “ tròn ơi là tròn”.
Thang điểm:
 - Phân tích việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm toát lên được nội dung khổ thơ ( câu văn giàu hình ảnh, diễn đạt trong sáng): Cho 3 điểm.
 - Nếu chỉ nêu được hình ảnh so sánh hoặc việc sử dụng từ ngữ để toát lên nội dung: cho 2 điểm.
 - Nêu đủ các biện pháp nghệ thuật nhưng không biết phân tích để làm nổi bật nội dung mà chỉ liệt kê chung chung: cho 1,5 điểm.
C/ Tập làm văn: (10 điểm)
Yêu cầu: 
Dựa vào tình huống được gợi ý trong đề bài ( cây non bị bẻ ngọn, cây buồn), HS biết tưởng tượng để dựng nên một câu chuyện đáng thương với nội dung phong phú, nhiều chi tiết kể và tả với cảm xúc chân thành, tự nhiên.
Nắm vững và thể hiện được phương pháp làm văn kể chuyện. Câu chuyện phải có cốt truyện logic, thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật và diễn biến của câu chuyện phải hợp lý, cụ thể và sinh động. Thông qua câu chuyện, bài viết cần khiến người đọc suy nghĩ tới vấn đề phải biết yêu quý, bảo vệ cây xanh. 
Thang điểm:
Điểm 10: Như yêu cầu, châm trước một vài chi tiết, sự việc chưa thật hấp dẫn, sinh động. Sai không quá 2 lỗi diễn đạt. Quá quy định trừ 0,5 điểm.
Điểm 9: Nội dung phong phú nhưng chưa thật tiêu biểu, sai không quá 3 lỗi diễn đạt. Quá quy định trừ 0,5 điểm.
Điểm 8: Nội dung tương đối phong phú, đủ làm rõ nội dung câu chuyện theo yêu cầu của đề nhưng còn có một số chi tiết kể và tả chưa thật sinh động. Sai không quá 3 lỗi diễn đạt. Quá quy định trừ 0,5 điểm.
Điểm 7: Nội dung đảm bảo theo yêu cầu của đề, song vẫn còn những chi tiết kể chưa sinh động. Sai không quá 4 lỗi diễn đạt. Quá quy định trừ 0,5 điểm.
Điểm 6: Nội dung câu chuyện thể hiện rõ được những yêu cầu của đề, nhưng đôi chỗ chưa thật logic, có những chi tiết kể chưa sinh động. Sai không quá 5 lỗi diễn đạt. Quá quy định trừ 0,5 điểm.
Điểm 4, 5: Dựa vào yêu cầu như đối với điểm 6, tuỳ mức độ sai sót mà GV cho điểm cho phù hợp.
Điểm 3: Nội dung câu chuyện mới dừng ở mức độ diễn xuôi bài thơ. Cốt truyện còn nhiều chỗ không hợp lý. Chưa nắm chắc phương pháp làm văn kể chuyện. Quá quy định trừ 0,5 điểm.
Điểm 1-2 : Nội dung sơ sài, ít chi tiết kể và tả. Kĩ năng làm văn kể chuyện còn yếu. Bài viết còn sai nhiều. 

File đính kèm:

  • docDe khao sat lop 2 3.doc