Đề khảo sát đầu năm Toán, Tiếng việt cấp Tiểu học - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

doc12 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát đầu năm Toán, Tiếng việt cấp Tiểu học - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Đề khảo sát chất lượng đâù năm
Môn Tiếng Việt - Lớp 3
Năm học 2008- 2009
Chính tả ( GV đọc cho hs viết )
Bác Hồ rèn luyện thân thể
Bác hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không. 
Tập làm văn:
Đề : Em hãy viết đoạn văn ( khoảng 6 đến 7 câu ) kể về một loài cây mà em thích
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Đề khảo sát chất lượng đâù năm
Môn Tiếng Việt - Lớp 4
Năm học 2009- 2010
Chính tả ( GV đọc cho hs viết )
Bà em 
Bà em năm nay đã ngoài tám mươi tuổi. Dáng người bà nho nhỏ. Nước da đã chuyển sang màu hơi nâu, có điểm những chấm đồi mồi. Mái tóc bà trắng như cước, vấn trong một vành khăn đen rất gọn gàng. Khuôn mặt bà có nhiều nếp nhăn. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn đó lại hằn lên rất rõ.
Tập làm văn:
Chọn một trong các đề sau:
Đề 1: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết
Đề 2: Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem.
Đề 3: Kể lại một việc làm tốt của em ( hoặc bạn em ) đã làm để bảo vệ môi trường.
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Đề khảo sát chất lượng đâù năm
Môn Tiếng Việt - Lớp 5
Năm học 2009- 2010
Chính tả : 
Văn hay chữ tốt
Thuở nhỏ, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay cũng bị thầy cho điểm kém. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Ông còn mượn những cuốn sách viết chữ đẹp để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Tập làm văn:
Chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Hãy tả lại một cây bóng mát ở sân trường em thích nhất.
Đề 2: Hãy tả lại con vật nuôi mà em biết
0Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Đề khảo sát chất lượng đầu năm
Môn Toán - Lớp 5
Năm học 2009- 2010
Bài 1: (4đ) Tính:
a/ 	 + 
b/	 - 
c/	 x 
d/	 : 
Bài 2: ( 2đ) Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 m2 = ....dm2 ; 	
+	5 m2 dm2 = .....dm2 
8 dm2 7 cm2 = ....cm2; 	4 phút 15 giây = .... giây
Bài 3: (1đ) Tìm x biết : 21 < x < 32 , biết x là số chẵn và chia hết cho 4
Bài 4: (2đ) Một mảnh vườn hình chữ nhật, có chu vi 90 m. Chiều rộng bằng chiều dài. 
a/ Tính chiều rộng và chiều dài của mảnh vườn đó.
b/ Tính diện tích mảnh vườn ra đơn vị mét vuông.
Bài 5: ( 1đ) Một hình vuông có cạnh là a. Nếu độ dài cạnh a tăng lên 3 lần thì diện tích hình vuông đó tăng lên bao nhiêu lần?
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Đề khảo sát chất lượng đầu năm
Môn Toán - Lớp 2 - Năm học 2009 - 2010
Họ và tên: ....................................................................Lớp :......
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a/ 78; 79; 80; ......; .......;.......;......; 85
b/ 76; 78; 80; ......; .......;.......;......; 90
Bài 2: Viết các số sau : 61; 16 ; 37 ;27 ; 90 ; 99
a/ Theo thứ tự từ lớn đến bé:
.....................................................................................
b/ Theo thứ tự từ bé đến lớn:
.....................................................................................
Bài 3: Tính
a/ 7 - 5 = ....	 9 + 1 = ....	 6 - 6 = .... 5 + 5 = ....	 10 - 8 = ....	 15 - 3 = ....
 2 + 7 =....	 10 - 7 = ....	 15 - 2 = ....
 6 + 3 =....	 2 + 6 = ....	 14 - 4 = ....
 b/ 	 25 	 96 	 45 	 78	 82
+ 	- 	+ 	 - 	+
 70 	 15 	 34 	 32 	 7
 .......... ........ ......... ........ .........
Bài 4: Có hai giỏ đựng cam. Giỏ thứ nhất có 28 quả cam. Giỏ thứ hai có 21 quả cam. Hỏi cả hai giỏ có tất cả bao nhiêu quả cam?
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 5: Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
 Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Đề khảo sát chất lượng đầu năm
Môn Tiếng Việt - Lớp 2
Năm học 2009 - 2010
Chính tả: GV đọc cho học sinh viết 
Cây xoài nhà em
Ông em trồng cây xoài cát này khi em còn đi lẫm chẫm. Trông từng chùm quả to, em laị càng nhớ ông. Mùa xoài nào, mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông.
Tìm trong bài:
Tiếng có vần ông
Tiếng có vần ưng
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Đề khảo sát chất lượng đầu năm
Môn Tiếng Việt - Lớp 3
Năm học 2009 - 2010
Chính tả: GV đọc cho học sinh viết 
Bác Hồ rèn luyện thân thể
Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không.
Tập làm văn:
Dựa vào những câu gợi ý sau, em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một loại cây mà em thích.
Cây đó là cây gì? trồng ở đâu?
Hình dáng cây như thế nào?
Cành và lá ra sao?
Cây có lợi ích gì?
Bồi dưỡng thường xuyên hè 2008
Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn lịch sử và địa lý
mục tiêu bảo vệ môi trường qua môn lịch sử và địa lý
Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Lịch sử và Địa lý ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Hiểu biết về môi trường sống gắn bó với các em, môi trường sống của con người trên đất nước Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.
- Nhận biết được những tác động của con người làm biến đổi MT cũng như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ MT để phát triển bền vững.
- Hình thành và phát triển năng lưc nhận biết những vấn đề MT và những kỹ năng ứng xử, bảo vệ MT một cách thiết thực.
- Có ý thức bảo vệ MT và tham gia các hoạt động bảo vệ MT xung quanh phù hợp với lứa tuổi.
II . phương thức tích hợp GD BVMT trong môn lịch sử và địa lý
Khái niêm tích hợp 
Tích hợp là sự hoà trộn nội dung giáo dục MT vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Các nguyên tắc tích hợp:
- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học GDMT
- Nguyên tắc 2 : Khai thac nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trungvào chương, mục nhất định, không tràn lan, tuỳ tiện.
- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế mà các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc với môi trường
Các mức độ tích hợp nội dung GDMT
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung GDBVMT
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung GDBVMT, được thể hiện bằng mục riêng, môtk đoạn hay một vài câu trong bài học.
- Mức độ liên hệ: Các kiến thức GDMT không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức GDMT.
nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp GDBVMT trong môn lịch sử:
	Lớp 4: 
Chủ đề về môi trường
Nội dung tích hợp GD BVMT
Chương / Bài
Mức độ tích hợp
Con người và môi trường
Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người( đem lại phù sa màu mỡ, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt đe doạ sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đe và GD ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ đê điều- những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.
Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê.
Liên hệ
Môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường
- Vẻ đẹp của chùa, giáo dục ý thức trân trọng di sản văn hoá của cha ông, có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ cảnh quan môi trường.
- Vẻ đẹp của cố đô Huế- di sản văn hoá thế giới, giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp.
- Bài 10: Chùa thời Lý
- Bài 28: Kinh thành Huế
Liên hệ 
Lớp 5:
Chủ đề về môi trường
Nội dung tích hợp GD BVMT
Chương / Bài
Mức độ tích hợp
Con người và
môi trường
- Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống.
- Vai trò của thuỷ điện đối với sự phát triển kinh tế và đối với môi trường
- Đường Trường Sơn
- Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Liên hệ
hình thức và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường
Hình thức tổ chức:
Giáo dục BVMT qua môn Lịch sử và Địa lý thường được tổ chức theo hai hình thức: dạy học trong lớp và ngoài thiên nhiên.
Đối với những bài có nội dung GDBVMT trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục chung thì tiến hành ngoài thiên nhiên sẽmang lại kết quả cao hơn. Vì trong môi trường thực tế đó các em sẽ có được những cảm xúc thật sự về cảnh quan thiên nhiên, có đựoc những liên tưởng chính xác, chân thực về những vấn đề môi trường vấn đề môi trường và đó cũng chính là nơi các em thể hiện những hành vi thiết thực nhất. Tuy nhiên do học sinh tiểu học còn nhỏ hơn nữa thời gian dành cho việc dạy học nội dung giáo dục môi trườngcũng không nhiều nên khó tổ chức cho cả lớp cùng đến tất cả những nơi có vấn đề về môi trường. Vì vậy mà hình thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học vẫn là hình thức tổ chức dạy học trong lớp. Để giờ học mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao, giáo viên cũng có thể giáo cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ khám phá các nội dung GDBVMT ngoài giờ học thông qua sách, báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc quan sát trực tiếp tại nơi các em sinh sống.
Phương pháp:
Phương pháp điều tra
Phương pháp thảo luận
Phương pháp đóng vai
Phương pháp trực quan.

File đính kèm:

  • docDE KHAO SAT DAU NAM.doc