Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt cấp Tiểu học - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Kim Đồng

doc10 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt cấp Tiểu học - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Kim Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 1
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian: 60 phút
Điểm
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Số phách
Bằng số
Bằng chữ
..
..
..
.
Bài 1: (7 điểm) Đọc thầm bài văn sau:
BÉ VÀ CHIM CHÍCH BÔNG
	Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thếm mà bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.
	Rồi trời ấm dần. Phải rồi, khi chim sâu ra ăn đàn, thế là trời nắng ấm.
	Chim sâu nhiều thế. Nó bay trần ra vườn cải. Cả đàn ùa xuống, líu ríu trên những luống rau trồng muộn. 
	Bé hỏi : 
	- Chích bông ơi, chích bông làm gì thế ?
	Chim trả lời :
	- Chúng em bắt sâu.
	Chim lại hỏi Bé :
	- Chị Bé làm gì thế ?
	Bé ngẩn ra rồi nói :
	- À......Bé học bài.
	(Tô Hoài)
Dựa vào bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Bé dậy sớm để làm gì ?
	a. bé dậy sớm để học bài.	B. Bé dậy sớm để tập thể dục.
	c. Bé dậy để chăm sóc vườn rau.
2. Chim sâu xuống vườn cải để làm gì ?
	a. Chim sâu xuống vườn cải để dạo chơi.
	b. Chim sâu xuống vườn cải để bắt sâu.
	c. Chim sâu xuống vườn cải đẩutò chuyện với Bé.
3. Chi tiết nào thể hiện sự quyết tâm, cố gằng dậy sớm của Bé ?
	a. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt.
	b. Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.
	c. Bé từ từ ngồi dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.
4. Tìm trong bài đọc “Bé và chim chích bông” và ghi lại:
 - Từ hoặc tiếng chứa vần uông và vần ươn
5. Trong bài “Bé và chim chích bông” những ai đáng khen ? Vì sao đáng khen ?
Em hãy viết câu trả lời đó.
6. Hãy sắp xếp các từ trong mỗi dòng sau thành câu có nghĩa.
	a. Bé / quý / chích bông / rất.
	b. chăm chỉ / đều / và / chích bông / Bé. 
Bài 2 : ( 3 điểm )
	Buổi chiều, bà đưa tôi đi rạo bên bờ xuối. Tôi bắt đầu tìm những viêng đá, chọn kĩ lưỡng, mong có được một viên đá thất chòn.
	a. Các câu văn trên có một số chữ viết sai chính tả em hãy gạch chân các chữ đó.
	b. Viết lại hai câu văn viết đúng chính tả.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 2
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian: 60 phút
Điểm
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Số phách
Bằng số
Bằng chữ
..
..
..
.
Bài làm
Bài 1: (4 điểm) Đọc thầm văn bản sau:
Những con chim non đáng yêu
Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua, còn một con mới đến bờ.
Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh:
Pi u! Nằm xuống!
Ba con chim non nhất tề nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay trên vũng nước. Tôi đến bên cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con:
- Cru, cru ! Nhảy lên ! Chạy đi !
Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu lích chích, vừa cắm cồ chạy đến với mẹ.
“À ra thế ! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao !”
 Theo N.XLA-TKÔP
 Dựa vào bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Nghe lệnh “Nằm xuống !” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì?
 A. Nằm bẹp ngay xuống nước. B. Nằm rạp ở mép vũng nước.
 C. Nằm rạp ngay xuống bãi cỏ.
2. Nghe chim mẹ gọi “Nhảy lên ! Chạy đi !”, cả bốn con chim non đã làm gì?
 A. Bật dậy, vừ hốt hoảng chạy vừa kêu lích chích.
 B. Bật dậy, cắm cổ chạy thật nhạn đến với mẹ.
 C. Bật dậy, kêu lích chích, cắm cổ chạy đến với mẹ.
3. Vì sao tác giả nghĩ rằng “Lũ chim này thật đáng yêu biết bao !” ?
 A. Vì lũ chim ngoan, biết yêu thương mẹ.
 B. Vì lũ chim rất ngoan, biết nghe lời mẹ
 C. Vì lũ chim rất khôn, biết giả vờ chết.
4. Từ ngữ nào sau đây có thể thay thế cho từ nằm rạp trong câu “Ba con chim non nhất tề nằm rạp xuống bãi cỏ.” 
 A. nằm bẹp B. nằm im C. nằm yên
5. Dòng nào dưới đây gồm 2 từ có nghĩa trái ngược nhau với từ hốt hoảng?
 A. điềm tĩnh, bình thản B. bình tĩnh, điềm đạm C. bình tĩnh, điềm tĩnh
6. Dòng nào dưới đây nêu đúng 2 từ ngữ chỉ hoạt động trong câu “Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ.” ?
 A. thương, đặt B. nâng, đặt C. nhẹ, nâng
7. Câu “Nó vẫn nằm như chết.” thuộc kiểu câu nào em đã học ?
 A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
8. Trong câu “Lũ chim này thật đáng yêu biết bao !” bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai?
 A. Lũ chim B. Lũ chim này C. Lũ chim này thật đáng yêu 
Bài 2: (2 điểm) Trả lời câu hỏi:
Theo em, câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
Bài 3: (4 điểm) Em đã từng được ăn rất nhiều loại trái cây ngon. Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một loại trái cây mà em thích nhất.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 3
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT 
Thời gian: 60 phút
Điểm
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Số phách
Bằng số
Bằng chữ
..
..
..
.
Bài làm
Bài 1: (4 điểm) Đọc thầm văn bản sau:
Sao Mai
Ngôi sao chăm chỉ
Là ngôi sao Mai
Em choàng trở dậy 
Thấy sao thức rồi.
Gà gáy canh tư
Mẹ em xay lúa
Lúa vàng như sao
Sao nhòm ngoài cửa.
Mặt trời ửng hồng
Bạn đi chơi hết
Sao Mai còn ngồi
Làm bài mải miết.
 Ý NHI
Dựa vào bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Tên ngôi sao được nhắc đến trong bài là:
 A. Sao Hôm B. Sao Mai C. Sao Bắc Đẩu
2. Bài thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
 A. So sánh B. Nhân hóa C. Cả so sánh và nhân hóa
3. Những từ ngữ cho thấy Sao Mai là ngôi sao chăm chỉ là:
 A. thức rồi, nhòm ngoài cửa, mải miết B. đã thấy, xay lúa, học bài
 C. thức, xay lúa, nhòm, ngồi, làm bài, mải miết.
4. Các từ ngữ dùng để nhân hóa các sự vật trong bài là:
 A. chăm chỉ, choàng trở dậy, thức, nhòm, ngồi, làm bài.
 B. chăm chỉ, thức, xay lúa, nhòm, ngồi, làm bài.
 C. chăm chỉ, thức, xay lúa, nhòm, ngồi, làm bài mải miết
5. Trong bài có mấy hình ảnh so sánh? Đó là những hình ảnh nào?
 A. 1 hình ảnh. Đó là: 
 B. 2 hình ảnh. Đó là : 
 .
 C. 3 hình ảnh. Đó là : 
 .
 .
6. Câu “Sao nhòm ngoài cửa” thuộc kiểu câu nào em đã học?
 A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Bài 2: (2 điểm) Em hiểu khổ thơ cuối trong bài thơ trên như thế nào?
Bài 3. (4 điểm) Trong Hội thi “Em yêu Hà Nội” do trường em tổ chức có một tiết mục biể diễn thời trang rất đặc sắc. Em hãy viết một đoạn văn kể lại tiết mục biểu diễn thời trang đó.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 4
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian: 60 phút
Điểm
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Số phách
Bằng số
Bằng chữ
..
..
..
.
Bài làm
Bài 1: (4 điểm) Đọc thầm văn bản sau:
Con Vàng
Bố tôi xin được con chó nhỏ về nuôi. Con chó khá xinh, lông vàng, cổ khoang trắng. Nhưng tôi chẳng bận tâm đến nó vì còn mải mê bắt châu chấu nuôi sáo, đá bóng, chọi gà,
Cái Liên em tôi thì khác. Nó đặt tên con cho là Vàng và chăm sóc, chiều chuộng hết mực. Đi học về, vừa thấy Vàng vẫy đuôi chạy ra, Liên đã vồn vã:
- Ôi, em Vàng của chị ! Ở nhà có ai bắt nạt em không?
Rồi Liên bế thốc con Vàng lên để vuốt ve, vào bếp kiếm ngay cơm cho vàng ăn. 
Một hôm, thấy con vàng đang rượt đuổi chú sáo mỏ vàng cực đẹp của tôi, thuận chân, tôi đá Vàng một cú mạnh như sút bóng. Con chó bay ra sân, rơi huỵch xuống đất, kêu oăng oẳng một lúc rồi nằm rên ư ử.
Liên đi học về, thấy con Vàng lừ đừ, đi cà nhắc, bèn làm toáng lên. Nhưng tôi chối bay chối biến. Liên đành kiếm dầu xoa bóp cho Vàng, lấy cơm nóng chan canh cho Vàng ăn. Hai hôm sau, Liên nấu cả cháo tịt mà Vàng cũng chỉ liếm được lưng thìa rồi nằm thở dốc, thỉnh thoảng lại co giật, nước mắt tràn ra.
Chiều ngày thứ ba, tôi vừa về đến nhà đã thấy Liên ngồi bệt trước cửa khóc thút thít. Sau lưng nó, con Vàng nằm bất động trên tờ báo.
Tôi lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ. Nước mắt cứ ứa ra, tôi chẳng buồn nghĩ đến con sáo nữa
 Theo NGUYỄN BÁ
Dựa vào bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Câu chuyện tập trung kể về những nhân vật nào?
 A. Người bố, hai anh em (“tôi” và Liên) B. Hai anh em (“tôi” và Liên), con Vàng
 C. Hai anh em (“tôi” và Liên), con sáo D. Người bố, con Vàng, con sáo mỏ vàng.
2. Chi tiết nào cho thấy Liên coi con Vàng như người thân trong nhà?
 A. Đặt tên con chó là Vàng. B. Gọi vàng là “em của chị”.
 C. Bế thốc vàng lên để vuốt ve. D. Vào bếp kiếm cơm cho Vàng ăn.
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng 5 từ ngữ tả sự đau đớn của con Vàng?
 A. rơi xuống đất, kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật.
 B. kêu oăng oẳng, rên ư ử, lừ đừ, đi cà nhắc, nằm bất động
 C. kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra
 D. rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra, nằm bất động.
4. Dòng nào dưới đay nêu đúng 3 tính từ trong câu “Tôi lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ.” ?
 A. lẳng lặng, ngồi, lặng lẽ B. lấm lét, vào, lẳng lặng
 C. nhìn, lẳng lặng, lặng lẽ D. lấm lét, lẳng lặng, lặng lẽ.
5. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 động từ trong câu “Nó đặt tên con cho là Vàng và chăm sóc, chiều chuộng hết mực.” ?
 A. chăm sóc, chiều chộng, hết mực B. đặt, chăm sóc, chiều chuộng
 C. đặt, chiều chuộng, hết mực D. tên, chăm sóc, chiều chuộng
6. Bài văn đã sử dụng các kiểu câu nào?
 A. Câu hỏi, câu cảm, câu khiến B. Câu kể, câu hỏi, câu khiến
 C. Câu kể, câu hỏi, câu cảm D. Câu kể, câu khiến, câu cảm.
7. Vị ngữ trong câu “Tôi lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ.” là:
 A. vào buồng, ngồi lặng lẽ B. lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ
 C. nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ
 D. lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ
8. Câu kể “Sau lưng nó, con Vàng nằm bất động trên tờ báo.” Thuộc mẫu câu nào đã học?
 A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Bài 2 (2 điểm) Trong bài thơ Tiếng chổi tre, nhà thơ Tố Hữu có viết:
Nhớ em nghe 
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!
Theo em, khi nhắc nhớ “tiếng chổi tre” , tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
Bài 3 (4 điểm) Từ ngày vào lớp Một đến nay, những chiếc ghế đá trên sân trường đã trở thành người bạn thân thiết của em trong các giờ nghỉ giải lao hay những lúc chờ bố mẹ đón hoặc những lúc ngồi nói chuyện cùng bạn bè. Em hãy viết một bài văn kể tả chiếc ghế đá ở sân trường em.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 5
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian: 60 phút
Điểm
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Số phách
Bằng số
Bằng chữ
..
..
..
.
Bài làm
Bài 1: (4 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau:
 “Thị trấn Cát bà xinh xắn có những dãy phố hẹp, những mái ngói cao thấp chen chúc, nép dài dưới chân núi đá. Một con đường uốn quanh ngăn cách giữa phố và biển. Bên trong dãy phố là vách núi đá dựng đứng, cao sừng sững. Bên ngoài là biển rộng mênh mông. Người ở xa mới đến trông cảnh tượng này có cảm giác rờn rợn, e rằng một con sóng dữ đạp vào vách đá sẽ cuốn băng cả dãy nhà nhỏ bé kia xuống đáy biển khơi.”
 Theo Cát Bà – Hòn đảo ngọc
Dựa vào bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Đoạn văn trên có nội dung gì?
 A. Miểu tả đặc điểm địa lý – một trong những vẻ đẹp độc đáo , hấp dẫn của thị trấn Cát Bà.
 B. Miêu tả sự sầm uất của thị trấn Cát Bà.
 C. Miêu tả vẻ đẹp độc đáo của các sản vật ở biển bao quanh thị trấn Cát Bà.
 D. Miêu tả cảnh núi, biển hùng vĩ, rộng lớn.
2. Tác giả nêu cảm giác của người ở xa mới đến nhằm mục đích gì?
 A. Tạo cảm giác ghê rợn. 
 B. Gây ấn tượng mạnh mẽ về vị trí địa lý độc đáo và kỳ diệu của thị trấn Cát Bà.
 C. Khuyên mọi người không nên đến thị trấn Cát Bà.
 D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
3. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào không phải là từ láy?
 A. xinh xắn B. sừng sững C. mênh mông D. dựng đứng
4. Từ “chân” trong “chân núi” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
 A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển
5. Chủ ngữ trong câu văn: “Một con đường uốn quanh ngăn cách giữa phố và biển.” là: 
 A. Con đường B. Một con đường 
 C. Một con đường uốn quanh D. Một con đường uốn quanh ngăn cách
6. Trong các từ sau đây, từ nào là từ ghép có ý nghĩa phân loại?
 A. Thị trấn B. Vách núi C. Cảnh tượng D. Cao thấp
7. Câu ghép “Thị trấn Cát bà xinh xắn có những dãy phố hẹp, những mái ngói cao thấp chen chúc, nép dài dưới chân núi đá.” có mấy vế câu?
 A. Một vế B. hai vế C. Ba vế D. Bốn vế
8. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “chen chúc” ?
 A. Tấp nập B. Đông đúc C. Thưa thớt D. Đông vui
Bài 2: (2 điểm) Trong bài Dừa ơi, nhà thơ Lê Anh Xuân đã viết:
“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Dễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.”
a, Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng rộng rãi biện pháp nhân hóa. Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó?
b, Quan hình ảnh cây dừa, em hiểu gì về phẩm chất và tâm hồn của người dân miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ?
Bài 3 (4 điểm)
Trường em thật xinh xắn và đáng yêu. Để giữ cho ngôi trường luôn sạch đẹp đó chính là nhờ vào sự chăm chỉ nhiệt tình của bà lao công. Em hãy viết một bài văn tả về bà lao công của trường em.

File đính kèm:

  • docThi HSG nam hoc 20132014 5 khoi.doc
Đề thi liên quan