Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008 Môn thi: Văn - Trung học phổ thông không phân ban

pdf4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008 Môn thi: Văn - Trung học phổ thông không phân ban, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 Bộ giáo dụcvμ đμo tạo 
 
Đề thi chính thức 
kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008 
Môn thi: Văn - Trung học phổ thông không phân ban 
 
 
 h−ớng dẫn chấm thi 
 Bản H−ớng dẫn gồm 04 trang 
 
I. H−ớng dẫn chung 
- Giám khảo cần nắm bắt đ−ợc nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để 
đánh giá đ−ợc một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt vận 
dụng, cân nhắc từng tr−ờng hợp. 
- Tinh thần chung: nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một cách 
hợp lí. Mạnh dạn cho điểm 0, điểm 1; không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9, 
điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nh−ng đáp ứng đ−ợc yêu cầu cơ bản, giám 
khảo vẫn cho đủ điểm nh− h−ớng dẫn qui định. 
- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch 
với h−ớng dẫn chấm và đ−ợc thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Sau khi cộng 
điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 
điểm). 
 II. Đáp án và thang điểm 
 Đề I 
Câu 1 (2,0 điểm) 
a. Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu đ−ợc vai 
trò của Enxa Tơriôlê đối với cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông. Cụ thể với các ý 
sau: 
- Về cuộc đời: Nhờ tình yêu của Enxa, Aragông thoát khỏi t− t−ởng bi quan, 
thâm nhập ngày càng sâu vào lí t−ởng Cách mạng tháng M−ời. Ông hoạt động xã 
hội sôi nổi, tích cực tham gia kháng chiến chống phát xít Đức trong chiến tranh thế 
giới lần thứ hai. 
- Về thơ ca: Enxa chính là nguồn cảm hứng bao trùm, là hình t−ợng trữ tình 
nổi bật trong thơ Aragông. Nhà thơ đã sáng tạo cả một v−ờn thơ Enxa; trong đó có 
một số tập: Đôi mắt Enxa, Enxa, Anh chàng say đắm Enxa... 
b. Cách cho điểm: 
- Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 
- Điểm 1: Trình bày đ−ợc nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt. 
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. 
 
 2
Câu 2 (3,0 điểm) 
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết nhận xét, bình giá và nêu đ−ợc suy nghĩ 
của cá nhân. 
 - Trình bày rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
 Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nh−ng cần đạt đ−ợc các 
ý sau: 
 - Là một hình ảnh đẹp, thơ mộng, nổi bật trong tác phẩm. 
 - Là hình ảnh có ý nghĩa biểu t−ợng cho nhân vật Nguyệt với nhiều vẻ đẹp 
thể hiện cảm hứng lãng mạn và bút pháp lí t−ởng hoá của Nguyễn Minh Châu. 
 - Là một nhan đề hay, ấn t−ợng, giàu chất thơ, gợi mở chủ đề tác phẩm. 
c. Cách cho điểm: 
- Điểm 3: Đáp ứng đ−ợc các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn 
đạt. 
- Điểm 2: Trình bày đ−ợc nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
- Điểm 1: Chỉ trình bày đ−ợc một ý của các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi chính 
tả, dùng từ, ngữ pháp. 
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. 
Câu 3 (5,0 điểm) 
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết làm bài nghị luận văn học phân tích một đoạn thơ trữ tình; kết cấu chặt 
chẽ, diễn đạt l−u loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Hoàng Cầm và bài thơ Bên kia sông 
Đuống, phát hiện và phân tích đ−ợc những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật giá trị 
nội dung của đoạn thơ; có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nh−ng 
cần nêu đ−ợc các ý chính sau đây: 
 b.1. Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ và vị trí 
đoạn trích. 
 b.2. Phân tích đoạn thơ: 
 - Nội dung: 
 + Niềm tự hào về miền đất bên kia sông Đuống: trù phú, có nền văn 
hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. 
 + Nỗi căm giận, xót xa khi quê h−ơng bị kẻ thù hung bạo tàn phá. 
 - Nghệ thuật: 
 + Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, giàu sức gợi cảm. 
 + Giọng điệu thơ thay đổi linh hoạt, khi tự hào tha thiết, khi nghẹn 
ngào, nuối tiếc nhớ th−ơng. 
 3
 + Biện pháp ẩn dụ, câu hỏi tu từ đặc sắc. 
b.3. Đánh giá: Đoạn thơ thể hiện tình yêu quê h−ơng, đất n−ớc với nhiều 
cung bậc cảm xúc; hình ảnh, giọng điệu giàu sức biểu cảm. 
c. Cách cho điểm: 
- Điểm 5: Đáp ứng đ−ợc các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn 
đạt. 
- Điểm 3: Trình bày đ−ợc khoảng nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, có 
phân tích nghệ thuật, còn mắc một số lỗi về diễn đạt. 
- Điểm 1: Diễn xuôi hoặc phân tích quá sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng 
từ, ngữ pháp. 
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 
 
 Đề II 
Câu 1 (2,0 điểm) 
a. Yêu cầu về kiến thức: 
 Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nh−ng cần nêu đ−ợc các ý 
sau: 
 - Tr−ớc Cách mạng tháng Tám: chủ yếu xoay quanh ba đề tài là chủ nghĩa xê 
dịch, vẻ đẹp vang bóng một thời, đời sống truỵ lạc. Các tác phẩm tiêu biểu: Một 
chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Chiếc l− đồng mắt cua (1941)... 
 - Sau Cách mạng tháng Tám: vẻ đẹp thiên nhiên đất n−ớc kì thú và cuộc sống 
lao động, chiến đấu của nhân dân. Các tác phẩm chính: tập bút kí Sông Đà (1960), 
một số tập kí chống Mĩ (1965 – 1975). 
b. Cách cho điểm: 
- Điểm 2: Đáp ứng đ−ợc các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn 
đạt. 
- Điểm 1: Trình bày đ−ợc nửa số ý của các yêu cầu trên, mắc một số lỗi về 
diễn đạt. 
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. 
Câu 2 (3,0 điểm) 
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Hiểu đ−ợc yêu cầu của đề, lí giải đ−ợc tâm sự của tác giả trong đoạn thơ. 
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
 Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nh−ng cần đạt đ−ợc các 
ý sau: 
 4
- Đất n−ớc kết tinh, hoá thân trong mỗi con ng−ời; con ng−ời phải có tinh 
thần cống hiến, có trách nhiệm đối với sự tr−ờng tồn của quê h−ơng, xứ sở. 
 - Biểu hiện sự phát triển từ nhận thức (gắn bó) đến hành động tự nguyện (san 
sẻ, hoá thân) của mỗi cá nhân và của cả một thế hệ xả thân vì đất n−ớc. 
- Là lời nhắn nhủ đối với thế hệ trẻ (vừa là lời tự nhủ) chân thành, tha thiết. 
c. Cách cho điểm: 
- Điểm 3: Đáp ứng đ−ợc các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn 
đạt. 
- Điểm 2: Trình bày đ−ợc hơn một nửa số ý, mắc một số lỗi về diễn đạt. 
 - Điểm 1: Hiểu đoạn thơ quá sơ sài, mắc nhiều lỗi về diễn đạt. 
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. 
Câu 3 (5,0 điểm) 
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích nhân vật; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt 
l−u loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, thí sinh phân tích 
đ−ợc diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ với các ý cơ bản sau: 
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật. 
- Bối cảnh nảy sinh tâm trạng: giữa nạn đói thê thảm, mọi ng−ời đang đối 
mặt với cái chết thì Tràng (con trai bà cụ Tứ) lại lấy vợ. 
 - Diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ: 
 + Ngạc nhiên và lo lắng. 
 + Hờn tủi và th−ơng xót. 
 + Mừng lòng và mong mỏi. 
 - Đánh giá: Với tình huống truyện độc đáo, lựa chọn chi tiết đặc sắc, Kim 
Lân đã miêu tả diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ chân thực, tinh tế, cảm động; từ đó 
làm toát lên tấm lòng nhân hậu, bao dung của nhân vật và trái tim nhân đạo của tác 
giả. 
c. Cách cho điểm: 
 - Điểm 5: Đáp ứng đ−ợc các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 
 - Điểm 3: Trình bày đ−ợc khoảng nửa số ý trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt. 
 - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 

File đính kèm:

  • pdfDe Dap an mon van thi TN THPT.pdf