Môn : ngữ văn 12 viết bài làm văn số 1

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn : ngữ văn 12 viết bài làm văn số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN : NGỮ VĂN 12

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1
 
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình 
lớp 12 học kì I.
 - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học thực hành viết một bài văn nghị 
 luận xã hội về một tư tưởng đạo lí
- Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức để làm văn nghị luận xã hội về một 
tư tưởng đạo lí
 II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 
- Tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

 Mức độ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Làm văn nghị luận xã hội.

Định hướng đề bài





(10% x10 điểm = 1,0 điểm)
Hiểu được các yêu cầu đề ra.




20% x10 điểm = 2,0 điểm)
Xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung bài làm văn

40% x10 điểm = 5,0 điểm)
Có kĩ năng làm văn, biết mở rộng, nâng cao trên cơ sở các yêu cầu của đề bài.
(20% x10 điểm = 2,0 điểm)








(100% x10 điểm = 10,0 điểm)
Số câu: 1
Tỉ lệ: 100%





Tổng cộng
1,0 điểm
2,0 điểm
4,0 điểm
2,0 điểm
10 điểm

IV. ĐỀ BÀI
Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình trong một bài văn về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".
 -----------------Hết-------------------

V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM


HƯỚNG DẪN CHẤM 



Câu
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1



I. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Chữ viết cẩn thận.
II. Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể làm bằng nhiều cách khác nhau, tự do phát biểu ý kiến chủ quan của mình song cần bám vào các yêu cầu làm văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí và làm rõ các nội dung sau:
1. Mở bài : Giới thiệu khái quát mục đích học tập và trích dẫn câu nói do UNESCO -Tổ chức Khoa học - Giáo dục của tổ chức LHQ đề xướng.
2. Thân bài
a. Giải thích khái niệm "học"
- Học là hoạt động thu nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo do người khác truyền lại.
- Mục đích học tập là yếu tố quan trọng tạo ra động lực thúc đẩy và định hướng cho hoạt động học tập của con người.
b. Phân tích các mục đích của "học"
- Học để biết là mục đích cơ bản nhất của việc học tập, yêu cầu người học tiếp thu kiến thức. Đó là những hiểu biết cơ bản về tự nhiên và xã hội có liên quan đến cuộc sống con người.
- Học để làm là học tập để có khả năng lao động, tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho gia đình, xã hội.
- Học để chung sống là học để có khả năng hòa nhập với cộng đồng người, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó, bền vững,.. với gia đình, bạn bè, xóm làng, đồng nghiệp.
- Học để tự khẳng mình - học tập để có thể phát huy, bộc lộ những khả năng lớn nhất của bản thân; để được xã hội thừa nhận những khả năng ấy từ đó khẳng định vị trí của mình trong xã hội.
- Con người sinh ra không thể biết hết mọi điều trong cuộc sống. Học là cách tốt nhất để lấp đầy những lỗ hổng kiến thức của bản thân ta (D/C).
- Người học phải luôn có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để khắc sâu thêm kiến thức, để phục vụ đời sống của cá nhân, gia đình, xã hội, để từng bước hoàn thiện nhân cách (D/C).
- Quá trình học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn sẽ cho ta nhiều kinh nghiệm, bài học quý báu trong cuộc đời. Điều đó sẽ giúp ta có kĩ năng sống tốt hơn với hoàn cảnh sống, và mọi người xung quanh (dẫn chứng).
- Khi con người có kiến thức biết vận dụng vào thực tiễn một cách nhuần nhuyễn, thích nghi với hoàn cảnh, môi trường thì thành công nhất định sẽ đến. Vị thế xã hội, đạo đức, trí tuệ của người đó sẽ được khẳng định (dẫn chứng).
c. Vì sao thế hệ trẻ phải ra sức học tập tu dưỡng? Mọi người cần phải ra sức học tập, nhất là thế hệ trẻ trong bối cảnh thời đại toàn cầu hóa để tạo ra những động lực học tập tốt đẹp góp phần xây dựng và phát triển thế giớiàViệc học có thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, cả khi thành công lẫn khi thất bại.
d. Phê phán những đối tượng nào? Phê phán những người không chịu học, học lí thuyết suông mà không vận dụng vào thực tiễn, không có khả năng thích nghi với hoàn cảnh sống...
3. Kết luận :Khẳng định mục đích học tập do UNESCO đề xướng là tiến bộ phù hợp thực tế, bám sát những yêu cầu của cuộc sống; rút ra bài học cho bản thân








1,0



1,0



4.5
























1,5




1,0


 1.0
Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm.



File đính kèm:

  • docKiem tra 1 tiet lop 12 Gv Nguyen Thi Tan.doc