Đề thi thử đại học ,cao đẳng - Năm 2013 môn thi: ngữ văn, khối thi c ,d

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học ,cao đẳng - Năm 2013 môn thi: ngữ văn, khối thi c ,d, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THPT 
 Nguyến Bỉnh Khiêm
ĐỀ SỐ 1


ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ,CAO ĐẲNG - NĂM 2013
Môn thi: NGỮ VĂN, Khối C ,D
Thời gian làm bài : 180 phút,không kể thời gian phát đề


PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm) 
Anh/chị hãy nêu những nét chính phong cách nghệ thuật Nam Cao.
Câu II (3,0 điểm) 
	“Thành công là một người thầy tồi. Nó khiến những người thông minh cho rằng họ không thể thất bại” (Bill Gates, dẫn theo Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh, Nxb Phụ nữ, 2009, tr. 31).
	Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) 

Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng, nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân thường là những người tài hoa, nghệ sĩ. 
Anh/chị hãy phân tích hai nhân vật: Huấn Cao (Chữ người tử tù, Ngữ văn 11, Tập 1, Nxb Giáo dục, 2007, tr. 108-114) và Người lái đò (Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, Tập 1, Nxb Giáo dục 2009, tr. 186-192) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
 
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) 
	Phân tích chân dung tinh thần Hồ Chí Minh trong hai bài thơ sau:
 Chiều tối
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
 (Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập 2, Nxb Giáo dục 2007, tr. 75)
 Lai Tân 
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
 (Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2007, tr. 77)

 ---------- Hết ---------- 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh: ...........................................; Số báo danh .....................................




 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 1
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN 
- Trong một câu,thí sinh có thể làm ý trên xuống ý dưới và ngược lại vẫn cho điển tối đa.
- Đáp án trên đây chỉ đưa ra một khả năng tối ưu ,trên thực tế có thể chấp nhận các khả năng diễn đật khác cho một nội dung tương tự vẫn cho thên 0,25 điểm nếu câu đó chưa đạt điểm tối đa.
 (Đáp án – Thang điểm có 03 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I

Những nét chính phong cách nghệ thuật Nam Cao
2.0

1







2





Vài nét về Nam Cao (0,5 điểm)
 - Nam Cao (1917 – 1951) là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam. Ông viết không nhiều, và thành tựu chủ yếu là ở truyện ngắn. 
- Trước cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao tập trung trên hai đề tài: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Mỗi tác phẩm của ông đều thể hiện một dấu ấn tài năng, một phong cách nghệ thuật độc đáo.
Những nét chính phong cách nghệ thuật Nam Cao (1,5 điểm)
- Nam Cao đặc biệt quan tâm đời sống tinh thần con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người”. Trong sáng tác, ông có khuynh hướng đi sâu vào thế giới nội tâm của con người. Ông có biệt tài phân tích tâm lý nhân vật.
- Nam Cao sử dụng nhiều ngôn ngữ độc thoại, đối thoại và lối kết cấu tâm lý phóng túng, linh hoạt, đảo lộn trật tự thời gian, không gian trần thuật.
- Tác phẩm Nam Cao giàu tính triết lý và có giọng điệu riêng: dửng dưng lạnh lùng mà đầy xót xa thương cảm, đằm thắm yêu thương.

0,25


0,25




0.5



0,5


0,5

II

Thành công là một người thầy tồi. Nó khiến những người thông minh cho rằng họ không thể thất bại
3,0

1
Giải thích ý kiến (0,5 điểm)



- “Người thầy tồi” là người không giúp ích gì cho ta trong công việc và sự tiến bộ, thành công trong cuộc sống.
- Nói thành công là “người thầy tồi” là vì thành công dễ làm cho ta thỏa mãn, ngộ nhận, chủ quan, ảo tưởng về khả năng của mình. Những điều đó sẽ dẫn đến những thất bại mà ta không ngờ tới.
0,25

0,25

2
Bàn luận ý kiến (1,5 điểm)



- Thành công không bao giờ đến một cách dễ dàng. Để có được thành công, con người phải nỗ lực không ngừng, nhiều lúc phải trả giá bằng thất bại. Vì vậy, điều quan trọng không phải là nhìn thấy thành công mà là biết được con đường đi đến thành công. 
- Trong cuộc sống, con người không chỉ có thành công mà còn có thất bại. Sau mỗi thành công, hay thất bại con người cần rút ra cho mình bài học, tránh tâm lý thỏa mãn, hoặc chán nản, buông xuôi. 
- Câu nói của Bill Gates cảnh tỉnh con người đừng ngộ nhận về khả năng, thỏa mãn với thành công; phải không ngừng vươn lên để có những thành công mới. Thực tế cho thấy, đã có không ít người do thỏa mãn và ngộ nhận về khả năng của mình nên sau thành công đã phải nhận những thất bại cay đắng. 
0,5




0,5



0,5

3
Liên hệ thực tế, và bài học nhận thức hành động (1,0 điểm)



- Không thỏa mãn với thành công, ảo tưởng về khả năng của mình. Luôn biết rút ra những bài học kinh nghiệm sau mỗi thành công hay thất bại.
- Thường xuyên rèn luyện, đổi mới tư duy, có ý thức vươn lên để đạt được nhiều thành công trong học tập, công tác. 
0,5


0,5
III.a

Phân tích phẩm chất tài hoa, nghệ sĩ của hai nhân vật (Huấn Cao - Chữ người tử tù; Người lái đò - Người lái đò sông Đà) 
5,0

1
Vài nét về tác giả, tác phẩm (1,0 điểm)



 - Nguyễn Tuân (1910–1987) là nhà văn lớn, một nghệ sĩ tài hoa suốt đời đi tìm cái đẹp, có cá tính mạnh, phong cách độc đáo. Nhân vật của ông, dù ở lĩnh vực nào, cũng thường là những con người tài hoa, nghệ sĩ.
 - Truyện ngắn Chữ người tử tù là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám. Tác phẩm viết về một tử tù tài hoa, có thiên lương, khí phách; một quản ngục có sở thích chơi chữ, ngưỡng mộ những người tài hoa, khí phách. Người lái đò sông Đà là tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960). Tác phẩm là kết quả của chuyến đi gian khổ mà lý thú của Nguyễn Tuân lên miền Tây Bắc hoang sơ, kỳ vĩ. Chuyến đi đã giúp ông khám phá “thứ vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn, tính cách của những người lao động bình thường, giản dị. Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng Tám.
0,5



0,5

2
Phân tích phẩm chất tài hoa, nghệ sĩ ở hai nhân vật Huấn Cao và Người lái đò (3 điểm)



a. Nhân vật Huấn Cao (1,5 điểm) 
- Huấn Cao, nhân vật trung tâm của tác phẩm, là một tử tù có khí phách, thiên lương. Phẩm chất nổi bật ở Huấn Cao là khí phách hiên ngang, tài hoa, nghệ sĩ.
- Phẩm chất tài hoa của Huấn Cao được thể hiện ở tài viết chữ. (chữ đẹp lắm, nét vuông tươi tắn; chữ Huấn Cao là vật báu trên đời;..). Tài viết chữ của Huấn Cao nổi tiếng khắp cả vùng. 
- Ở Huấn Cao, nét tài hoa gắn liền với chất nghệ sĩ: nhạy cảm với cái đẹp trong cuộc sống (phát hiện và trân trọng thiên lương của quản ngục); hướng con người tìm về cái đẹp, sống với cái đẹp (khuyên quản ngục tìm về quê nhà để giữ lấy thiên lương); ý thức về cái tài của mình (cả đời mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn); kiêu bạc, khinh miệt cái tầm thường (không vì vàng bạc hay quyền thế mà cho chữ)...
b. Nhân vật Người lái đò (1,5 điểm)
- Cùng với sông Đà, người lái đò sông Đà là hình tượng trung tâm, là cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Tuân trong tùy Người lái đò sông Đà. Ở người lái đò sông Đà có sự thống nhất hài hòa giữa sự mộc mạc, giản dị và phẩm chất tài hoa, nghệ sĩ.
- Phẩm chất tài hoa của người lá đò sông Đà được thể hiện trong cuộc chiến đấu sống còn với thác nước sông Đà, “kẻ thù số một” của con người. Đối mặt với đá, thác sông Đà, người lái đò đã hiện lên như một anh hùng chiến trận, một “tay lái tài hoa”. Ông thuộc hết binh pháp của thần sông thần núi, vượt qua ba lớp trùng vi thạch trận của sông Đà với đủ binh hùng tướng mạnh... 
- Ở người lái đò sông Đà, ẩn đằng sau sự mộc mạc, bình dị, can trường, quả cảm, tài hoa là một tâm hồn nghệ sĩ. Nó thể hiện ở phong thái ung dưng (vượt qua thác gềnh, trời yên sông lặng, ung dung ngồi đốt lửa, nướng ống cơm lam, bàn nhiều về các loại cá trên sông, và tuyệt nhiên không bàn thêm một lời nào về cuộc chiến đấu với thác nước sông Đà; với người lái đò, dường như “không có gì hồi hộp đáng nhớ”...)
c.Đánh giá chung (1,0 điểm) 
 - Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp (cái đẹp trong thiên nhiên, ở con người, trong những truyền thống văn hóa...). Kiểu nhân vật tài hoa, nghệ sĩ như Huấn Cao, Người lái đò sông Đà được ra đời từ cảm hứng sáng tạo ấy.
- Đều là những nhân vật tài hoa, nghệ sĩ, song nếu Huấn Cao là con người trong “vang bóng một thời” kiêu bạc với đời, thì người lái đò sông Đà là con người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước. Gần gũi, giản dị, mộc mạc. Đó là sự thay đổi trong quan điểm về cái đẹp của Nguyễn Tuân. 

0,5



0,5



0,5






0,5



0,5





0,5







0,5



0,5
IIIb

Phân tích chân dung tinh thần Hồ Chí Minh trong hai bài thơ
5,0

1
Vài nét về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (1,0 điểm)



 - Chiều tối và Lai Tân là hai bài thơ được rút từ trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. Cả hai bài thơ đều được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian Bác bị cầm tù. Đó là khoảng thời gian vô cùng cực khổ “Sống khác loài người vừa bốn tháng/ Tiều tụy còn hơn mười năm trời”.
 - Bài thơ Chiều tối được khởi hứng ở cuối chặng đường chuyển lao của Hồ Chí Minh, vào lúc chiều tối, giữa núi rừng, trong cảnh ngộ cổ đeo gông, chân mang vòng xiềng xích... Bài thơ Lai Tân được khởi hứng ở trong ngục tù (Quảng Tây). Đây là một trong những bài thơ châm biếm, đả kích đặc sắc của Nhật ký trong tù. Qua hai bài thơ, chân dung tinh thần Hồ Chí Minh hiện lên rõ nét.
0,5




0,5

2
Phân tích chân dung tinh thần Hồ Chí Minh trong Chiều tối và Lai Tân (4,0 điểm)



a.Chân dung tinh thần Hồ Chí Minh trong“Chiều tối”(1,5 điểm) 
- Một tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên, với cuộc sống con người (một cánh chim chiều mỏi mệt, tìm về tổ ấm; một chòm mây lẻ loi trôi giữa tầng không; một sơn nữ đang xay ngô... đã được phát hiện và đi vào thơ một cách tự nhiên...)
- Một con người bản lĩnh, ung dung (quên gông cùm, xiềng xích, quên nỗi đau thân xác, ngẩng đầu nhìn trời, mây; quan tâm tới cuộc sống xung quanh...)
- Một tâm hồn lạc quan, luôn hướng về tương lai tươi sáng (từ cánh chìm chiều mỏi mệt, chòm mây chậm chậm trôi đến hình ảnh người con gái đang lao động, lò than rực đỏ... là sự vận động tự nhiên trong hồn thơ của Bác) 
b. Chân dung tinh thần Hồ Chí Minhtrong “Lai Tân”(1,5 điểm)
- Một tâm hồn nhạy cảm, luôn hướng tới cuộc sống bên ngoài (bức tranh hiện thực ở nhà tù Lai Tân: quan lại đánh bạc, ăn tiền)
- Một con người dí dỏm, hài hước, sắc sảo (phát hiện ra sự trớ trêu, mỉa mai của xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thach: cảnh đối lập giữa ba cầu đầu và câu cuối bài thơ)
- Một bản lĩnh kiên cường, có tinh thần đấu tranh, đả kích mãnh mẽ đối với kẻ thù... (quên hoàn cảnh tù ngục của bản thân, phơi bày bộ mặt thối nát của quan lại và hiện thực đen tối của xã hội...)
c. Đánh giá chung(1,0 điểm)
- Chiều tối và Lai Tân đều được làm theo thể thơ tứ tuyệt, hàm súc, cô đọng. Mỗi bài thơ được ra đời trong một cảnh ngộ (Chiều tối làm trên đường chuyển lao; Lai Tân làm trong tù) nhưng đều thể hiện chân dung tinh thần Hồ Chí Minh rõ nét. 
- Mỗi bài thơ thể hiện những khía cạnh riêng ở con người Hồ Chí Minh, bổ sung cho nhau, góp phần hoàn thiện bức chân dung tinh thần Hồ Chí Minh: bản lĩnh phi thường; tâm hồn nhạy cảm; lạc quan tin tưởng vào tương lai; dí dỏm, sắc sảo trong châm biếm đả kích...


0,5


0,5


0,5




0,5

0,5


0,5




0,5



0,5

 
Lưu ý: 
- Thi sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức cơ bản như đã nêu trên.
- Khuyến khích và đánh giá cao những bài viết có tinh sáng tạo, thể hiện khả năng cảm thụ tinh tế, có phát hiện mới.nhưng phải đúng chuẩn kiến thức ,kỷ năng.


File đính kèm:

  • docDe thi thu dai hoc nam 20132014.doc