Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2003 Môn thi: Văn Khối D (Thời gian làm bài: 180 phút)

pdf5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2003 Môn thi: Văn Khối D (Thời gian làm bài: 180 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và Đào tạo Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2003 
 Đề Chính thức Môn thi: Văn Khối D 
 (Thời gian làm bài: 180 phút) 
 
---------------------------------------------------------------- 
 
Câu 1 (2 điểm). 
 
Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng 
Cầm. Hoàn cảnh ra đời đó giúp anh / chị hiểu gì thêm về tác phẩm trên ? 
 
Câu 2 (5 điểm). 
Phân tích những bức tranh mùa thu trong đoạn thơ sau để làm rõ sự biến 
đổi tâm trạng của nhà thơ : 
 
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may 
Ng−ời ra đi đầu không ngoảnh lại 
Sau l−ng thềm nắng lá rơi đầy 
 
Mùa thu nay khác rồi 
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi 
Gió thổi rừng tre phấp phới 
Trời thu thay áo mới 
Trong biếc nói c−ời thiết tha 
 
Trời xanh đây là của chúng ta 
Núi rừng đây là của chúng ta 
Những cánh đồng thơm mát 
Những ngả đ−ờng bát ngát 
Những dòng sông đỏ nặng phù sa 
 
 (Trích bài thơ Đất n−ớc của Nguyễn Đình Thi. 
 Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2003, tr. 86) 
 
Câu 3 (3 điểm). 
 
Phân tích ngắn gọn t− t−ởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong 
truyện ngắn Đời thừa. 
 -------------------Hết---------------- 
 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 
 
Họ và tên thí sinh......................................................................Số báo danh......................... 
 
Bộ giáo dục và Đào tạo Thi tuyển sinh đại học, Cao đẳng năm 2003 
 Đề thi chính thức Đáp án - thang điểm 
Môn thi Văn – Khối D 
 ---------------------------- 
 
 
 nội dung 
----------------------------------------------------------------------------------------------- 
Câu 1 : 
 
 Những ý chính cần có : 
 
 1. Một đêm giữa tháng 4 năm 1948, khi đang công tác ở Việt 
Bắc, Hoàng Cầm trực tiếp nghe tin giặc Pháp đánh phá quê h−ơng 
mình (nằm bên bờ sông Đuống, thuộc xứ Kinh Bắc - một vùng đất 
trù phú và nổi tiếng vì có truyền thống văn hoá lâu đời). Ông rất xúc 
động và ngay đêm ấy viết bài thơ Bên kia sông Đuống. (“Bên này” là 
đất tự do, nơi nhà thơ đang công tác ; h−ớng về “bên kia” là quê 
h−ơng ông, vùng đất bị giặc chiếm đóng và giày xéo). 
 
2. Hoàn cảnh ra đời nói trên giúp ta hiểu sâu thêm niềm tự hào, 
th−ơng mến, nỗi đau đớn, xót xa của nhà thơ khi nói đến những giá 
trị văn hoá, vẻ đẹp cổ truyền, sinh hoạt bình yên và những con ng−ời 
thân yêu trên quê h−ơng Kinh Bắc bị giặc tàn phá và đoạ đầy. 
 
Câu 2 : 
 
Những ý chính cần có : 
 
1. Giới thiệu khái quát về Nguyễn Đình Thi, bài thơ Đất n−ớc 
và đoạn thơ cần phân tích. 
 Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài. Đất n−ớc là bài thơ 
tiêu biểu nhất cho sự nghiệp thơ ca của ông. Đoạn thơ cần phân tích 
nằm sau ba câu mở đầu bài thơ. 
 
2. Phân tích bức tranh mùa thu thứ nhất. 
 
 - Bức tranh mùa thu thứ nhất là bức tranh mùa thu Hà Nội 
những năm tr−ớc Cách mạng đ−ợc thể hiện ở khổ thơ đầu (in trong 
đề thi). 
 
 + Trong niềm hoài niệm của nhà thơ, mùa thu Hà Nội năm 
x−a với những cảnh vật thiên nhiên và con ng−ời hiện ra thật cụ thể, 
 Điểm 
--------- 
 2,0 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 1,0 
 
 
 
 
 1,0 
 
 5,0 
 
 
 
 
 
 
 0,5 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 1
sinh động và gợi cảm. Nhà thơ đã ghi lại hình ảnh của những ng−ời 
Hà Nội phải rời thành phố rất đỗi thân yêu ra đi, dứt khoát nh−ng 
cũng đầy l−u luyến. 
 
 + Nguyễn Đình Thi đã gợi lên đ−ợc cái thần thái, cái hồn của 
mùa thu Hà Nội năm x−a : đẹp một cách hiu hắt, vắng lặng, phảng 
phất buồn. 
 
 - Tâm trạng của nhà thơ hiện lên qua bức tranh mùa thu này 
cũng phảng phất một nỗi buồn, nhớ khôn nguôi mùa thu Hà Nội. 
 
* Phân tích những chi tiết, hình ảnh, nhịp điệu... tạo nên bức 
tranh mùa thu Hà Nội, và qua đó làm rõ tâm trạng của nhà thơ nh− 
đã nêu. 
3. Phân tích bức tranh mùa thu thứ hai. 
 
3.1 Bức tranh mùa thu thứ hai là bức tranh mùa thu ở chiến 
khu Việt Bắc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp 
đ−ợc thể hiện ở hai khổ thơ sau (in trong đề thi). 
 
- Bức tranh mùa thu hiện ra với những chi tiết, hình ảnh bình 
dị, dân dã, khoẻ khoắn và t−ơi sáng. 
 
- Không gian rộng lớn, bao la, không còn vắng lặng, hiu hắt 
nữa mà rộn ràng, nhộn nhịp những hoạt động. 
 
 3.2 Tâm trạng của nhà thơ ở hai khổ thơ sau cũng có sự biến đổi 
rất rõ. 
 
 - Từ tâm trạng phảng phất một nỗi buồn hiu hắt khi hoài niệm 
về mùa thu Hà Nội đã chuyển sang tâm trạng hào hứng, sôi nổi, tràn 
ngập niềm vui tr−ớc cảnh mùa thu ở chiến khu Việt Bắc. 
 
- Cái tôi trữ tình cũng chuyển thành cái ta. Nhà thơ không chỉ 
nhân danh cá nhân mà còn nhân danh cộng đồng, nói lên niềm tự hào 
chính đáng, ý thức làm chủ non sông, đất n−ớc. 
 
 
* Phân tích những hình ảnh, chi tiết, nhịp điệu, cách phối hợp 
những câu thơ dài ngắn khác nhau, cách gieo vần, âm h−ởng, giọng 
điệu, các biện pháp tu từ, nhất là phép điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp 
cấu trúc câu)... để làm rõ bức tranh mùa thu ở chiến khu Việt Bắc và 
tâm trạng của nhà thơ nh− đã nói ở trên. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 1,5 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 1,5 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 1,0 
 
 
 
 
 
 
 
 
 2
Khi phân tích, cần so sánh với bức tranh mùa thu Hà Nội 
tr−ớc Cách mạng để làm rõ nét mới của ngòi bút Nguyễn Đình Thi 
khi viết về mùa thu ở chiến khu Việt Bắc (bình dị, dân dã, tràn ngập 
niềm vui...), đồng thời, so sánh để thấy rõ sự biến đổi tâm trạng của 
nhà thơ. 
 
4. Tóm lại, cảnh thu đ−ợc cảm nhận qua tâm trạng, cảm hứng 
về mùa thu gắn liền với cảm hứng về đất n−ớc trong từng thời kì lịch 
sử, mùa thu đất trời của thời đại mới gắn liền với mùa thu cách 
mạng. Vì vậy, qua những bức tranh về mùa thu, có thể thấy đ−ợc sự 
biến đổi tâm trạng của nhà thơ. 
 
 
Câu 3 : 
 
Những ý chính cần có : 
 
1. Giới thiệu khái quát về Nam Cao, truyện ngắn Đời thừa và 
t− t−ởng nhân đạo của nhà văn. 
 
Nam Cao là nhà văn lớn. Đời thừa là truyện ngắn xuất sắc của 
ông về đề tài trí thức. Qua việc miêu tả tấn bi kịch tinh thần của Hộ, 
Nam Cao đã thể hiện t− t−ởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ. 
 
2. T− t−ởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong 
Đời thừa. 
 
2.1. Phát hiện và miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần đau đớn 
của Hộ, Nam Cao đã tố cáo cái xã hội đầy đoạ con ng−ời trong sự 
nghèo đói, vùi dập những −ớc mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần 
và lẽ sống cao đẹp của con ng−ời. 
 
2.2. Trong khi miêu tả con ng−ời bị đẩy vào tình trạng có 
những hành động tàn nhẫn, Nam Cao vẫn dứt khoát không chấp nhận 
cái ác, vẫn kiên định giữ vững nguyên tắc tình th−ơng của mình. 
Điều đáng quí là, mặc dù sống trong đau đớn và bế tắc, có lúc mong 
muốn đ−ợc giải thoát để lo sự nghiệp cho riêng mình, nh−ng Hộ 
không chấp nhận sự tàn nhẫn, và cũng không thể vứt bỏ tình th−ơng. 
Cứ mỗi lần vi phạm vào lẽ sống tình th−ơng, Hộ lại dằn vặt, ăn năn, 
hối hận, tự đấu tranh để v−ợt lên. Những giọt n−ớc mắt đầy ân hận và 
xót th−ơng của Hộ ở cuối tác phẩm đã cho ta thấy rõ điều đó. 
 
 
2.3. Tr−ớc Cách mạng, Nam Cao thuộc thế hệ nhà văn từ 1930 
đến 1945 đã thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân về sự tồn tại có ý
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 0,5 
 
 
 3,0 
 
 
 
 
 
 
 
 
 0,25 
 
 
 
 
 
 
 1,0 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 1,0 
 
 
 
 3
đến 1945 đã thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân, về sự tồn tại có ý 
nghĩa của mỗi cá nhân trên đời. Với Đời thừa, Nam Cao là nhà văn 
đồng tình với khát vọng đ−ợc cống hiến, đ−ợc sáng tạo của ng−ời 
nghệ sĩ chân chính. Qua tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ, Nam 
Cao thể hiện khát vọng v−ơn tới một cuộc sống có ích, có ý nghĩa, 
đ−ợc phát huy tận độ khả năng tiềm tàng chứa đựng trong mỗi con 
ng−ời. 
 
3. Tóm lại, t− t−ởng nhân đạo thấm nhuần trong sáng tác của 
Nam Cao. ở đây, một mặt, nhà văn kế thừa t− t−ởng nhân đạo truyền 
thống, mặt khác lại có thêm những nét sâu sắc, mới mẻ. Nam Cao 
xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa 
lớn. 
 
 
 Điểm toàn bài : 
 
 
 L−u ý chung : 
 
 - Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp ý theo những cách khác 
nhau, miễn là bài làm đủ ý, có hệ thống và chặt chẽ. 
 - ở Câu 2, thí sinh có thể không cần phân tích tách bạch giữa 
bức tranh mùa thu và tâm trạng nhà thơ, mà có thể kết hợp, xen kẽ 
những nội dung đó trong quá trình phân tích. 
 - Phần thang điểm trên đây ghi điểm tối đa cho mỗi ý. Nếu thí 
sinh ch−a đáp ứng đ−ợc những yêu cầu về kĩ năng làm bài, thì không 
thể đạt số điểm này. Nh− vậy, bên cạnh yêu cầu về kiến thức còn có 
yêu cầu về kĩ năng làm bài, năng lực diễn đạt... 
 
 -------------------------------- 
 
 
 
 
 
 
 
 0,5 
 
 
 
 
 
 0,25 
 
 
 10,0 
 
 
 4

File đính kèm:

  • pdfVan_D_2003.pdf