Kiểm tra học kì I Vật lý lớp 6 (tiết 19)

doc25 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kiểm tra học kì I Vật lý lớp 6 (tiết 19), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 19 ; Tuần: 19
Ngày kiểm tra: 
Ngày soạn: 
 KIỂM TRA HỌC KÌ I 
 VẬT LÝ LỚP 6
 Bước 1: Mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề):
 Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương I môn Vật lý lớp 6 trong chương trình giáo dục phổ thông (Từ tiết 1 đến tiết 19 theo PPCT, tức là sau khi học xong bài 15)
Bước 2: Hình thức kiểm tra: Kiểm tra 60 phút, kết hợp TNKQ và TL(70% TNKQ, 30% TL)
Bước 3: Ma trân đề kiểm tra:
a).Trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình:
 Nội dung
Tổng số tiết
 Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
 LT
 VD
 LT
VD
1.Đo độ dài, thể tích, khối lượng-Lực
 10
 8
 5,6
4,4
29,5
23,2
2.Trọng lượng, khối lượng-Các máy cơ đơn giản
 9
 6
 4,2
4,8
22,1
25,2
 Tổng
 19
 14
 9,8
9,2
51,6
48,4
b).Số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ:
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
 Số lượng câu 
 (Chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
 T.Số
 TN
 TL
Cấp độ 1,2
1.Đo độ dài, thể tích, khối lượng-Lực
2.Trọng lượng, khối lượng-Các máy cơ đơn giản 
 29,5
 22,1
 9
 7 
9(2,25)
Tg:13,5’
7(1,75)
Tg:10,5’ 
2,25
1,75
Cấp độ 3,4
1.Đo độ dài, thể tích, khối lượng-Lực 
2.Trọng lượng, khối lượng-Các máy cơ đơn giản 
 23,2
 25,2
 7 
 8 
6(1,5)
Tg:9,0’
6(1,5)
Tg:9,0’
1(1)
Tg:6’
2(2)
Tg:12’
2,5
3,5
 Tổng
 100
 31
28(7)
Tg:42’
3(3)
Tg:18’
10
Tg:60’
 BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
 Đo độ dài, thể tích, khối lượng-Lực 
(10tiết)
1.Nêu được đơn vị đo thể tích thường dùng
2.Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động
3.Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng
4.Nêu được trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất
5.Nêu được cân dùng để đo khối lượng
6.So sánh được độ mạnh yếu của lực đàn hồi dựa vào lực tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít
7.Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vậtlàm nó biến dạng
8.Nêu được đơn vị lực
Số câu hỏi
5(7,5’)
C1,1
C1,2
C2,3
C3,4
C3,5
4(6,0’)
C2,6
C4,7
C2,8
C5,16
6(9,0’)
C6,12
C7,13
C8,14
C4,15
C7,18
C4,28
1(6,0’)
C2,29
16 
(28,5’)
Số điểm
1,25
1,0
1,5
1,0
4,75
(47,5%)
 Trọng lượng, khối lượng-Các máy cơ đơn giản 
(9tiết)
9.Nêu được tác dụng của các máy cơ
10.Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo
11.Nêu được lực kế dùng để đo lực
12.Nêu được đơn vị khối lượng riêng
13.Nêu được dụng cụ đo thể tích
14.Nêu được các máy cơ đơn giản thường gặp
15.Nêu được dụng cụ đo thể tích 
16.Vận dụng công thức P=10.m
17.Nêu được công thức d=10.D
18.Nêu được cách xác định khối lượng riêng
19.Phát biểu được định nghĩa trọng lượng riêng
20.Vận dụng công thức
 m=D.V 
Số câu hỏi
4(6’)
C9,9
C10,23
C11,10
C12,17
3 (4,5’)
C10,19
C13,20
C14,21
6(9’)
C15,22
C16,11
C17,24
C18,25
C16,26
C19,27
1(6’)
C16,30
1(6’)
C20,31
15 
(31,5’)
Số điểm
1,0
0,75
1,5
1,0
1,0
5,25
(52,5%)
TS câu hỏi
9(13,5’)
7(10,5’)
12(18’)
2(12’)
1(6’)
31(60’)
TS điểm
2,25
1,75
3,0
2,0
1,0
10,0
(100%)
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận:
Trường THCS Nhơn Mỹ
Họ và tên:..
Lớp 6A
	 Thứ tư ngày 18 tháng 12 năm 2013
	 KIỂM TRA HỌC KỲ I
 MÔN : VẬT LÝ 
Điểm
Lời phê của giáo viên
A. Phần trắc nghiệm khách quan (7 điểm): 
I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1: Trên một chai nước có ghi 1 lít, số đó chỉ gì?
A. Khối lượng của nước trong chai B. Sức nặng của chai nước
C. Thể tích của nước trong chai D. Trọng lượng của chai nước
Câu 2: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị đo thể tích?
A. mét khối B. đề xi mét C. lít D. c.c
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi chuyển động?
A. Giảm ga cho xe máy chạy chậm lại B. Tăng ga cho xe máy chạy nhanh hơn
C. Xe máy rẽ sang đường khác D. Xe máy chạy đều trên đường thẳng
Câu 4: Chọn thước nào trong số các thước sau đây để đo chiều rộng cuốn SGK Vật lý 6?
A. Thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1 mm C. Thước mét có ĐCNN 0,5 cm
B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 0,5 cm D. Thước mét có ĐCNN 1 cm
Câu 5: Chọn thước nào trong số các thước sau đây để đo chu vi miệng cốc ?
A. Thước dây có ĐCNN 1 mm B. Thước cuộn có ĐCNN 1 cm 
C. Thước mét có ĐCNN 0,5 cm D. Thước kẻ có ĐCNN 1 mm
Câu 6: Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt được treo trên một sợi chỉ, lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi nào?
A. Quả nặng bị biến dạng B Quả nặng chuyển động ra xa nam châm 
C. Quả nặng chuyển động lại gần nam châm D. Quả nặng vẫn đứng yên 
Câu 7: Phương nào sau đây vuông góc với phương nằm ngang ?
A. Phương của dây dọi B. Phương thẳng đứng
C. Phương của trọng lực D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 8: Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm, gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực gì trong số các lực sau?
A. Lực nâng B. Lực đẩy C. Lực hút D. Lực kéo
II.Chọn từ , số ( hay cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống cho các câu sau đây:
Câu 9: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng, cần phải dùng lực có cường độ trọng lượng của vật
Câu 10: Lực kế dùng để ..
Câu 11: Một túi đường có khối lượng 1kg thì có trọng lượng là:..
Câu 12: Độ biến dạng của lò xo ..thì lực đàn hồi càng lớn
Câu 13: Lò xo là một vật..
Câu 14: Đơn vị lực là.
Câu 15: Trọng lực có phương..
Câu 16: Người ta dùngđể đo khối lượng
III.Hãy điền dấu ( X ) vào ô đúng hoặc sai một cách thích hợp cho các câu sau đây:
STT
Phát biểu
Đúng
Sai
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
Câu 21
Câu 22
-Đơn vị khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m3)
-Lò xo là một vật không đàn hồi.
-Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
-Muốn đo thể tích của một vật, người ta dùng cân đồng hồ.
-Các máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
-Có thể dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
..
IV.Hãy ghép mỗi mệnh đề ở nhóm A với một mệnh đề ở nhóm B để được câu có nội dung đúng :
STT
Nhóm A
Nhóm B
Ghép
Câu 23
Câu 24
Câu 25
Câu 26
Câu 27
Câu 28
-Mặt phẳng càng nghiêng ít
-Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng là
-Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng 
-Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật là
-Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng 
-Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều 
A. khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó
B. P = 10 . m , trong đó P là trọng lượng (N) và m là khối lượng (kg)
C. trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó
D. hướng về phía Trái Đất
E. hoặc làm nó biến dạng
G. và có chiều xác định
H. thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ
K. d = 10.D 
23+.
24+..
25+
26+
27+
28+
B.Phần tự luận (3 điểm):
Bài 1: 
 a. Em hãy nêu một thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật ?
 b. Em hãy nêu một thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng ?
Bài 2: Một xe tải có khối lượng 4,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu niutơn ?
Bài 3: Em hãy tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là 0,5 m3 và khối lượng riêng của đá là 2600 kg/m3 
 Bài làm
Bài1:
a.
b.
Bài 2:..
Bài 3:..
 Bước 5: ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ LỚP 6
 Niên học : 2013 – 2014
A.Phần trắc nghiệm: 7 điểm (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
 9 ít nhất bằng 19 Đ
 10 đo lực 20 S
 1 C 11 10 N 21 Đ
 2 B 12 càng lớn 22 Đ
 3 D 13 đàn hồi 23 H
 4 A 14 niutơn (N) 24 K
 5 A 15 thẳng đứng 25 A
 6 C 16 cân 26 B
 7 D 17 Đ 27 C
 8 B 18 S 28 D
B.Phần tự luận: (3 điểm)
Bài 1: (1đ)
a.Đưa một thanh nam châm đến gần một đinh sắt, thanh nam châm tác dụng lực hút lên đinh sắt: đinh sắt biến đổi chuyển động 
b.Dùng tay bóp một quả bong bóng: Quả bong bóng biến dạng
Bài 2: (1đ)
Ta có: m = 4,2 tấn = 4.200 kg
Trọng lượng của xe tải là: P = 10.m = 10 . 4200 = 42.000 (N)
Bài 3: (1đ)
Khối lượng của khối đá là: m = D.V = 2600.0,5 = 1300 (kg)
Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra:
 (Đối chiếu, thử lại và hoàn thiện đề kiểm tra)
Tiết:19 ; Tuần:19
Ngày kiểm tra: 
Ngày soạn: 
 KIỂM TRA HỌC KÌ I 
 VẬT LÝ LỚP 7
 Bước1: Mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề):
 Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương I, chương II môn Vật lý lớp 7 trong chương trình giáo dục phổ thông (Từ tiết 1 đến tiết 19 theo PPCT, tức là sau khi học xong bài 16)
Bước2: Hình thức kiểm tra: Kiểm tra 60 phút, kết hợp TNKQ và TL(70% TNKQ, 30% TL)
Bước3: Ma trân đề kiểm tra:
a).Trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình:
 Nội dung
Tổng số tiết
 Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
 LT
 VD
 LT
VD
1.Quang học
 11
 7
 4,9
6,1
25,8
32,1
2.Âm học
 8
 6
 4,2
3,8
22,1
20
 Tổng
 19
 13
 9,1
9,9
47,9
52,1
b).Số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ:
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
 Số lượng câu 
 (Chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
 T.Số
 TN
 TL
Cấp độ 1,2
1.Quang học
2.Âm học
 25,8
 22,1
 8
 7
8(2)
Tg:12’
6(1,5)
Tg:9’ 
1(1)
Tg:6’ 
2
2,5
Cấp độ 3,4
1.Quang học 
2.Âm học
 32,1
 20
 10
 6
9(2,25)
Tg:13,5’
5(1,25)
Tg:7,5’
1(1)
Tg:6’
1(1)
Tg:6’
3,25
2,25
 Tổng
100
31
28(7)
Tg:42’
3(3)
Tg:18’
10
Tg:60’
 BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Quang học (11tiết)
1.Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
2.Nêu được ví dụ về nguồn sáng
3.Nhận biết được rằng ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Nhận biết được ánh sáng khi có ánh sángtruyền vào mắt
4.Giải thích được một số hiện tượng về định luật truyền thẳng của ánh sáng
5.Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm
6.Nêu được các đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi
7.Nêu được những điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
8.Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành chùm tia phản xạ song song hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm
Số câu hỏi
4(6’)
C1,1
C2,5
C3,6
C3,26
4(6’)
C4,2
C3,7
C3,16
C5,14
9(13,5’)
C4,3
C4,4
C6,15
C2,17
C4,21
C7,22
C7,23
C8,24
C3,25
1(6’)
C8,31
18 (31,5’)
Số điểm
1
1
2,25
1
5,25
(52,5%)
Âm học (8tiết)
9.Nhận biết được âm cao có tần số lớn, âm thấp có tần số nhỏ
10.Nêu được âm truyền được trong các chất rắn, lỏng, khí và không thể truyền được trong chân không
11.Nêu được nguồn âm là vật dao động. Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
12.Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ
13.Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém
14.Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ
15.Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm
Số câu hỏi
6(9’)
C9,9
C9,11
C10,10
C11,12
C11,13
C2,18
5(7,5’)
C9,19
C12,20
C13,27
C13,28
C14,8
1(6’)
C10,29
1(6’)
C15,30
13 (28,5’)
Số điểm
1,5
1,25
1
1
4,75
(47,5%)
TS câu hỏi
10(15’)
9(13,5’)
1(6’)
9(13,5’)
2(12’)
31(60’)
TS điểm
2,5
2,25
1
2,25
2
10,0
(100%)
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận:
Trường THCS Nhơn Mỹ
Họ và tên:..
Lớp 7A
	Thứ , ngày  tháng 12 năm 2013
	 KIỂM TRA HỌC KỲ I
 MÔN : VẬT LÝ 7 
	Niên học: 2013-2014 
	 Điểm
Lời phê của giáo viên
A.Phần trắc nghiệm khách quan (7 điểm):
(Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
I.Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau được xem là gương phẳng ?
A. Mặt kính B. Mặt một tấm kim loại nhẵn bóng 
C. Mặt nước phẳng lặng D. Các bề mặt nói trên đều có thể xem là gương phẳng
Câu 2: Khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, thì những người ở đâu trên Trái Đất có thể quan sát được?
A. Tất cả mọi người đứng trên Trái Đất đều có thể quan sát được 
B. Chỉ những người đứng trong vùng nửa tối
C. Chỉ những người đứng trong vùng tối
D. Cả những người đứng trong vùng nửa tối và vùng tối
Câu 3: Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn?
A. Để cho lớp học đẹp hơn
B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học
C. Để học sinh không bị chói mắt
D. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài
Câu 4: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Nguyên tắc của cách làm nầy đã dựa trên kiến thức Vật lý nào mà em dã học ?
A. Mặt phẳng nghiêng B. Khối lượng và khối lượng riêng
C. Trọng lực D. Định luật truyền thẳng của ánh sáng
Câu 5: Vật nào dưới đây được xem là nguồn sáng ?
A. Ngọn nến đang cháy B. Chiếc ô tô
C. Mặt Trăng D. Chiếc đàn ghi ta
Câu 6: Trong những vật sau đây, vật nào không cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn?
A. Bức tường B. Tấm bìa cứng C. Tấm gỗ D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 7: Điều kiện nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện để mắt nhận biết được ánh sáng?
A. Mắt nhận biết được ánh sáng khi ánh sáng phát ra rất mạnh
B. Mắt chỉ nhận biết được ánh sáng vào ban ngày
C. Mắt nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào mắt
D. Mắt nhận biết được ánh sáng khi mắt không đeo kính
Câu 8: Tiếng vang chỉ nghe thấy khi âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là:
A. 15 giây B. 1/15 giây C. 5 giây D. 10 giây
II.Chọn từ ( hay cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống cho các câu sau đây:
Câu 9: Tần số dao động càng âm do vật phát ra càng cao
Câu 10: Chân không không thể..
Câu 11: Âm phát ra càng thấp khidao động càng nhỏ
Câu 12: Các vật phát ra âm đều
Câu 13: Vật phát ra âm gọi là
Câu 14: Ảnh ảo tạo bởi lớn hơn vật
Câu 15: Ảnh ảo tạo bởi.nhỏ hơn vật
Câu 16: Ta nhận biết được ánh sáng khi có..truyền vào mắt ta
III.Hãy điền dấu ( X ) vào ô đúng hoặc sai một cách thích hợp cho các câu sau đây:
STT
Phát biểu
Đúng
Sai
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
Câu 21
Câu 22
-Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng
-Chân không có thể truyền được âm
-Tần số dao động càng lớn, âm càng to
-Biên độ dao động càng lớn, âm càng cao
-Hiện tượng nhật thực chỉ có thể xảy ra vào ban ngày
-Ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn chắn
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
..
IV.Hãy ghép mỗi mệnh đề ở nhóm A với một mệnh đề ở nhóm B để được câu có nội dung đúng :
STT
Nhóm A
Nhóm B
Ghép
Câu 23
Câu 24
Câu 25
Câu 26
Câu 27
Câu 28
Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng
Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song 
Ta nhận biết được ánh sáng
Ta nhìn thấy một vật
Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì
Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì
A. phản xạ âm tốt
B. khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta 
C. không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật
D. khi có ánh sáng truyền vào mắt ta 
E. thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm
G. ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới
H. phản xạ âm kém
K. gương phẳng có cùng kích thước
23+.
24+..
25+
26+
27+
28+
B. Phần tự luận (3 điểm):
Bài 1: Em hãy nêu một thí dụ chứng tỏ âm có thể truyền trong môi trường chất lỏng?
Bài 2: Tại sao trong phòng kín, ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời ?
Bài 3: Giải thích vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ ?
 Bài làm
Bài 1:..
...
Bài 2:..
Bài 3:..
 Bước 5: ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ LỚP 7A
 Niên học : 2013 – 2014
A.Trắc nghiệm: (7điểm : mỗi câu đúng 0,25 điểm)
 9 lớn 19 S
 10 truyền được âm 20 S
 1 D 11 tần số 21 Đ
 2 C 12 dao động 22 Đ
 3 D 13 nguồn âm 23 C
 4 D 14 gương cầu lõm 24 E
 5 A 15 gương cầu lồi 25 D
 6 D 16 ánh sáng 26 B
 7 C 17 Đ 27 A
 8 B 18 S 28 H
B.Tự luận (3 điểm)
Bài 1 (1điểm): Khi lặn xuống nước, tai ta có thể nghe được tiếng máy chạy của những chiếc thuyền đang chạy trên sông
Bài 2 (1điểm): Vì ở ngoài trời, ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn
Bài 3 (1điểm): Vì pha đèn pin là một gương cầu lõm. Mà gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song, nên đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sãng rõ.
 Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra:
 (Đối chiếu, thử lại và hoàn thiện đề kiểm tra)
Tiết: 19 ; Tuần: 19
Ngày kiểm tra: 
Ngày soạn: 
 KIỂM TRA HỌC KÌ I 
 VẬT LÝ LỚP 8
 Bước 1: Mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề):
 Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương I môn Vật lý lớp 8 trong chương trình giáo dục phổ thông (Từ tiết 1 đến tiết 19 theo PPCT, tức là sau khi học xong bài 14)
Bước 2: Hình thức kiểm tra: Kiểm tra 60 phút, kết hợp TNKQ và TL(70% TNKQ, 30% TL)
Bước 3: Ma trân đề kiểm tra:
a).Trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình:
 Nội dung
Tổng số tiết
 Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
 LT
 VD
 LT
VD
1.Chuyển động cơ học - Lực ma sát
 9
 6
 4,2
4,8
22,1
25,2
2.Áp suất - Lực đẩy Ác-si-mét - Công cơ học
 10
 8
 5,6
4,4
29,5
23,2
 Tổng
 19
 14
 9,8
9,2
51,6
48,4
b).Số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ:
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
 Số lượng câu 
 (Chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
 T.Số
 TN
 TL
Cấp độ 1,2
1.Chuyển động-Lực ma sát
2.Áp suất - Lực đẩy - Công
 22,1
 29,5
 7
 9 
7(1,75)
Tg:10,5’
9(2,25)
Tg:13,5’ 
1,75
2,25
Cấp độ 3,4
1. Chuyển động - Lực ma sát
2. Áp suất - Lực đẩy – Công 
 25,2
 23,2
 8 
 7 
7(1,75)
Tg:10,5’
5(1,25)
Tg:7,5’
1(1)
Tg:6’
2(2)
Tg:12’
2,75
3,25
 Tổng
 100
 31
28(7)
Tg:42’
3(3)
Tg:18’
10
Tg:60’
 BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chuyển động cơ học – Lực ma sát (9tiết)
1.Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ
2.Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ
3.Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt
4.Nêu được đơn vị đo của tốc độ
5. Nêu được hai lực cân bằng là gì 
6.Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn
7.Viết được công thức tính tốc độ
8.Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính
9.Nêu được các dạng chuyển động thường gặp
10.Đề ra được cách làm tăng, giảm ma sát
11.Nêu được lực là một đại lượng véc-tơ
12.Nêu được ý nghĩ của vận tốc
13.Vận dụng được công thức tính vận tốc
Số câu hỏi
4(6’)
C1,25
C2,24
C3,23
C4,10
3(4,5’)
C5,1
C6,2
C7,3
7(10,5’)
C8,4
C9,9
C10,11
C8,12
C10,17
C11,18
C12,19
1(6’)
C13,31
15 
(27’)
Số điểm
1
0,75
1,75
1
4,5
(45%)
Áp suất – Lực đẩy Ác si mét – Công cơ học
(10tiết)
14.Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển
15.Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng
16.Nêu được áp suất là gì
17.Nêu được đơn vị áp lực
18.Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại lực đẩy Ác-si-mét
19.Nêu được đơn vị công là jun
20.Nêu được áp lực là gì
21.Viết được công thức tính áp suất chất lỏng
22.Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét
23.Nêu được điều kiện nổi, chìm, lơ lửng của vật
24.Nêu được sự phụ thuộc công cơ học
25.Viết được công thức và vận dụng công thức tính công
26. Vận dụng công thức p=d.h
Số câu hỏi
6(9’)
C14,22
C14,28
C15,27
C16,26
C17,21
C18,20
3 (4,5’)
C19,16
C20,15
C21,14
5(7,5’)
C18,13
C22,8
C23,7
C24,6
C25,5
1(6’)
C25,30
1(6’)
C26,29
16 
(33’)
Số điểm
1,5
0,75
1,25
1
1
5,5
(55%)
TS câu hỏi
10(15’)
6(9’)
12(18’)
1(6’)
2(12’)
31(60’)
TS điểm
2,5
1,5
3
1
2
10,0
(100%)
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận:
Trường THCS Nhơn Mỹ
Họ và tên:..
Lớp 8A
	 Thứ..., ngày tháng 12 năm 2013
	 KIỂM TRA HỌC KỲ I
 	MÔN : VẬT LÝ 8
	Niên học: 2013-2014 
Điểm
Lời phê của giáo viên
A. Phần trắc nghiệm khách quan (7 điểm):
 (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
I.Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Trong các vật sau, vật nào chịu tác dụng của hai lực cân bằng?
A. Xe đạp đang chạy trên đường B. Quả xoài đang rơi
C. Quyển sách nằm yên trên bàn D. Viên bi đang lăn
Câu 2: Trái banh đang lăn trên sân, có lực ma sát nào?
A. Lực ma sát lăn B. Lực ma sát trượt
C. Lực ma sát nghỉ D. Không có lực ma sát nào cả
Câu 3: Dựa theo công thức tính vận tốc: , ta suy ra công thức tính quãng đường đi được là: 
A. B. s = v.t C. s = v – t D. s=v + t
Câu 4: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào do quán tính?
A. Chong chóng quay khi bị gió thổi
B. Viên phấn đang rơi
C. Viên phấn di chuyển khi học sinh đang viết bài
D. Vẩy mạnh bàn tay còn ướt, nước văng ra
Câu 5: Trong các công thức sau, công thức nào là công thức tính công cơ học?
A. A = F . s B. C. D. A = F – s
Câu 6: Công cơ học phụ thuộc các yếu tố nào?
A. Chỉ phụ thuộc lực tác dụng vào vật
B. Chỉ phụ thuộc vào trọng lượng vật
C. Chỉ phụ thuộc vào quãng đường di chuyển của vật
D. Phụ thuộc vào lực tác dụng lên vật và quãng đường di chuyển của vật
Câu 7: Nhúng ngập một vật có trọng lượng P trong lòng chất lỏng, FA là lực đẩy Ác-si-mét . Vật chìm xuống khi:
A. P = FA B. P FA D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét FA = d.V trong đó V là thể tích của ?
A. Cả vật B. Phần vật nổi trên mặt chất lỏng
C. Phần vật chìm trong chất lỏng D. Cả A, B, C đều đúng
II.Chọn từ ( hay cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống cho các câu sau đây:
Câu 9: Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là..
Câu 10: Đơn vị hợp pháp của vận tốc là..
Câu 11: Lực ma sát có thể có hại hoặc.. 
Câu 12: Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có
Câu 13: Lực đẩy Ác-si-mét có phương thẳng đứng và có chiều..
Câu 14: Công thức tính áp suất chất lỏng là:.
Câu 15: Áp lực là lực ép có phương với mặt bị ép
Câu 16: Đơn vị công là..
III.Hãy điền dấu ( X ) vào ô đúng hoặc sai một cách thích hợp cho các câu sau đây:
STT
Phát biểu
Đúng
Sai
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
Câu 21
Câu 22
-Tra dầu, mỡ vào ổ bi để làm tăng ma sát
-Lực là một đại lượng véc-tơ
-Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
-Lực đẩy Ác-si-mét có chiều từ trên xuống dưới
-Đơn vị của áp lực là paxcan (Pa)
-Trên nắp của bình nước lọc, có một lỗ nhỏ: là vận dụng áp suất khí quyển
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
..
IV.Hãy ghép mỗi mệnh đề ở nhóm A với một mệnh đề ở nhóm B để được câu có nội dung đúng :
STT
Nhóm A
Nhóm B
Ghép
Câu 23
Câu 24
Câu 25
Câu 26
Câu 27
Câu 28
Lực ma trượt sinh ra khi một vật 
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi 
Áp suất là độ lớn của áp lực trên
Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình 
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của 
A. không thay đổi theo thời gian
B. một đơn vị diện tích bị ép 
C. trượt trên bề mặt của vật khác
D. và các vật ở trong lòng nó 
E. áp suất khí quyển theo mọi phương
G. đơn vị đo áp suất khí quyển
H. quãng đường vật dịch chuyển
K. vật bị tác dụng của lực khác 
23+.
24+..
25+
26+
27+
28+
B.Phần tự luận (3 điểm):
Bài 1: Một thùng cao 1,2 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng ? Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000 N/m3 
Bài 2: Đầu tàu hoả kéo toa xe với lực F=6.000N làm toa xe đi được 1.000 m. Tính công của lực kéo của đầu tàu ?
Bài 3: Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km ?
 Bài làm
Bài 1:..
...
Bài 2:..
Bài 3:..
Bước 5:
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ LỚP 8
 Niên học : 2013 – 2014
A.Trắc nghiệm: (7điểm : mỗi câu đúng 0,25 điểm) 
 9 chuyển đông: thẳng, cong 19 Đ
 10 km/h , m/s 20 S
 1 C 11 có ích 21 S
 2 A 12 quán tính 22 Đ
 3 B 13 từ dưới lên trên 23 C
 4 D 14 p = d . h 24 A
 5 A 15 vuông góc 25 K
 6 D 16 iun (J) 26 B
 7 C 17 S 27 D
 8 C 18 Đ 28 E
B.Tự luận (3 điểm)
Bài 1(1 điểm): Áp suất của nước lên đáy thùng là: p=d.h=10 000.1,2=12 000 N/m2 
Bài 2(1điểm): Công của lực kéo của đầu tàu là: A=F.s=6000 . 1000 = 6000 000 J = 6000 kJ
Bài 3(1điểm): Ta có: t= 40 ph 
Quãng đường đi được là: s=v.t=12. 
..
 Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra:
 (Đối chiếu, thử lại và hoàn thiện đề kiểm tra)

File đính kèm:

  • docDe KT HKI 20132014.doc