Giáo án tự chọn Hoá học 8 - Võ Đỗ Thu Huyền
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn Hoá học 8 - Võ Đỗ Thu Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 2 OXI – HIDRO 1. Số tiết: 12 tiết 2. Mục tiêu a.Về kiến thức: a. Học sinh nắm vững được các khái niệm cụ thể về nguyên tố và đơn chất oxi và hidro, nguyên tố hoá học đầu tiên được nghiên cứu trong chương trình hoá học ở trường phổ thông: tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và cách điều chế oxi và hidro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. b. Học sinh nắm được những khái niệm mới: Sự oxi hoá, sự cháy, sự oxi hoá chậm, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế. c. Củng cố và phát triển các khái niệm hoá học đã học ở các chương I, II, III. b. Về kĩ năng: a. Kĩ năng quan sát thí nghiệm và tiến hành một số thí nghiệm đơn giản như: điều chế , nhận biết , đốt một vài đơn chất trong oxi. b. Kĩ năng đọc, viết kí hiệu các nguyên tố đã học, CTHH, PTHH, kĩ năng tính toán khối lượng các chất và thể tích các khí tham gia và tạo thành theo PTHH. c. Kĩ năng phân tích, tổng hợp, phán đoán, vận dụng các kiến thức hoá học đã biết để giải thích một số hiện tượng tự nhiên thường gặp hoặc giải quyết một vài yêu cầu đơn giản trong thực tiễn đời sống, sản xuất như: biết điều kiện phát sinh sự cháy, và biết cách dập tắt sự cháy, cơ sở khoa học của việc ủ phân xanh và phân chuồng, các biện pháp bảo vệ không khí trong sạch để chống ô nhiễm. c. Về thái độ: Tiếp tục củng cố lòng ham thích học tập môn hoá học. Có ý thức vận dụng kiến thức về oxi, không khí và kiến thức hoá học nói chung vào thực tế cuộc sống để có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên và cộng đồng. 3. Tài liệu hỗ trợ: - Sách giáo khoa hoá 8, sách bài tập hoá 8, sách bài tập chọn lọc hoá 8 4. Phân theo các tiết: - Tiết 1, 2: Tính chất của oxi. Bài tập. - Tiết 3,4: Sự oxi hoá . Phản ứng hoá hợp. Bài tập - Tiết 5,6: Điều chế oxi. Phản ứng phân huỷ.Bài tập - Tiết 7,8: Không khí. Sự cháy - Tiết 9,10: Tính chất – điều chế hidro. Bài tập - Tiết 11, 12: Phản ứng oxi hóa khử - Phản ứng thế. Bài tập TÍNH CHẤT CỦA OXI. BÀI TẬP Tiết 1, 2 KIẾN THỨC CẦN NHỚ Kí hiệu hóa học: O Công thức hoá học: O2 Nguyên tử khối: 16 Phân tử khối : 32 I. Tính chất vật lý: - Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. - Oxi hoá lỏng ở -183oC, oxi lỏng có màu xanh nhạt. II.Tính chất hoá học: 1. Tác dụng với phi kim: a. Với lưu huỳnh: Tạo thành khí sunfurơ. S + O2 to SO2 ( Lưu huỳnh đi oxit) b) Với phốt pho: 4P + 5O2 to 2P2O5 đi phôt pho penta oxit 2. Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 to Fe3O4 ( Oxit sắt từ ) Sắt (II, III) oxit 3. Tác dụng với hợp chất: Khí mêtan cháy trong không khí do tác dụng với oxi CH4 + 2O2 to CO2 + 2H2O Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố oxi có hoá trị II. BÀI TẬP Câu 1:Hãy viết PTHH thể hiện tính chất hoá học của oxi. Đọc tên sản phẩm tạo thành. Đáp án: S + O2 to SO2 ( Lưu huỳnh đi oxit) 4P + 5O2 to 2P2O5 ( đi phôt pho penta oxit ) Câu 2: Tính khối lượng và thể tích (đktc) khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 46,5 g phôt pho. 4P + 5O2 to 2P2O5 4mol 5mol 2mol 1,5mol 1,875mol Số mol P tham gia phản ứng: Số mol oxi cần dùng: Khối lượng oxi cần dùng: Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng: Câu 3: Nêu các thí dụ chứng minh rằng oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động (đặc biệt ở nhiệt độ cao). Đáp án: 1. Tác dụng cới phi kim: S + O2 to SO2 ( Lưu huỳnh đi oxit) 4P + 5O2 to 2P2O5 ( đi phôt pho penta oxit ) 2. Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 to Fe3O4 ( Oxit sắt từ ) Sắt (II, III) oxit 3. Tác dụng với hợp chất: CH4 + 2O2 to CO2 + 2H2O Câu 4: Đốt cháy hòa toàn 9,6 g magiê trong khí oxi người ta thu được magie oxit ( MgO) a) Viết phương trình hóa học xảy ra? b) Tính khối lượng magie oxit thu được? c) Tính thể tích khí oxi cần dùng ( đktc )? Đáp án: 2Mg + O2 to 2MgO 2mol 1mol 2mol 0,4mol 0,2mol 0,4mol Số mol magie tham gia phản ứng: Số mol MgO thu được: a) Khối lượng MgO thu được: Số mol khí oxi tham gia phản ứng: b) Thể tích khí oxi cần dùng ( đktc) SỰ OXI HOÁ – PHẢN ỨNG HOÁ HỢP ỨNG DỤNG CỦA OXI. BÀI TẬP Tiết 3,4 KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Sự oxi hoá: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá. II. Phản ứng hoá hợp: Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Ví dụ: CaO + H2O Ca(OH)2 III. Ứng dụng của oxi: Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất B ÀI T ẬP Câu 1: Viết phương trình phản ứng lưu huỳnh với magie, kẽm, sắt, nhôm Đáp án: Mg + S to MgS Zn + S to ZnS Fe + S to FeS 2Al + 3S to Al2S3 Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một miếng kim loại magie, sản phẩm thu được là 8 gam magie oxit. a) Viết phương trình hóa học xảy ra? b) Tính khối lượng miếng kim loại Magie tham gia phản ứng? c) Tính thể tích khí oxi cần dùng ( đktc) Đáp án: 2Mg + O2 to 2MgO 2mol 1mol 2mol 0,2mol Số mol của MgO: Số mol của Mg tham gia phản ứng: a) Khối lượng Mg tham gia phản ứng: Số mol oxi cần dùng: b) Thể tích khí oxi cần dùng ( đktc) Câu 3: Viết PTPU cháy của các chất: H2, Mg, Cu, Al, C trong oxi. Sản phẩm của các phản ứng cháy là các hợp chất tương ứng: H2O, MgO, CuO, Al2O3, CO2. Đáp án: 2H2 + O2 to 2H2O 2Mg + O2 to 2MgO 2Cu + O2 to 2CuO 4Al + 3O2 to 2Al2O3 C + O2 to CO2 Câu 4: Tính khối lượng oxi cần dung để đốt cháy hết: a/ 10kg khí butan ( C4H10) b/ Hỗn hợp gồm 1mol C và 2mol Lưu huỳnh. Đáp án: a/ 2C4H10 + 13 O2 8CO2 + 10H2O Số mol butan: n = 10: 58 = Khối lượng oxi: m = b/ C + O2 to CO2 1mol 1mol S + O2 to SO2 2 mol 2mol Số mol của oxi: n = 1+2 = 3 mol Khối lượng oxi: m = 3. 32 = 96 gam ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ Tiết 5,6 A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ: 1. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KMnO4, KClO3 2KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 to 2KCl + 3O2 2. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp: - Sản xuất khí oxi từ không khí. - Sản xuất khí oxi từ nước: 2H2O đp 2H2O + O2 3. Phản ứng phân huỷ: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó từ 1 chất ban đầu sinh ra 2 hay nhiều chất mới. Thí dụ: CaCO3 to CaO + CO2 B.BÀI TẬP: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY Tiết 7,8 A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Thành phần của không khí: - Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. - Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nitơ 21% khí oxi 1% các khí khác( khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm . .. ) II. Sự cháy và sự oxi hoá chậm: 1. Sự cháy: Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng. 2. Sự oxi hoá chậm: Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. 3. Điều kiện phát sinh sự cháy: - Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy. - Phải có đủ khí oxi cho sự cháy. 4. Biện pháp để dập tắt sự cháy: Muốn dập tắt sự cháy phải thực hiện một hoặc đồng thời cả 2 biện pháp: Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. Cách li chất cháy với khí oxi B. BÀI TẬP Câu 1: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa mà không dùng nước. Giải thích vì sao? Đáp án: - Không dùng nước vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên nên vẫn cháy, có thể làm đám cháy lan rộng. - Thường trùm vài dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với không khí. ( HS có thể nêu cách khác) Câu 2: Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hoá chậm? Đáp án: - Giống nhau: là sự oxi hoá có toả nhiệt. - Khác nhau: + Sự cháy: có phát sáng. + Sự oxi hoá chậm: không phát sáng. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 10,8 g nhôm. Tính: a) Khối lượng sản phẩm thu được? b) Thể tích khí oxi cần dùng? (đktc) c) Thể tích không khí? (đktc) Đáp án: 4Al + 3O2 to 2Al2O3 4mol 3mol 2mol 0,4mol 0,3mol 0,2mol Số mol của nhôm: Khối lượng Al2O3 thu được: a) Thể tích oxi và không khí cần dùng ( đktc ) b) TÍNH CHẤT- ĐIỀU CHẾ HIDRÔ. BÀI TẬP Tiết 9,10 A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ KHHH: H ; NTK: 1đv C CTHH: H2 ; PTK: 2đv C 1/Tính chất vật lý Khí hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, rất ít tan trong nước. 2/ Tính chất hóa học. a. Tác dụng với oxi: PTHH: 2H2 + O2 2H2O b. Tác dụng với đồng (II) oxit: (CuO) PTHH: CuO + H2 t0 Cu + H2O Khí Hidro đã chiếm nguyên tố oxi của hợp chất CuO. Hidro có tính khử. ( khử oxi ) Ở nhiệt độ thích hợp, hidro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt. 3/Điều chế khí hidro a. Trong phòng thí nghiệm. Trong PTN khí hidro được điều chế bằng cách cho axit ( axit HCl và H2SO4 loãng ) tác dụng với kim loại kẽm ( hoặc sắt, nhôm ) PTHH: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 b. Trong công nghiệp. PTHH: 2 H2O điện phân 2H2 + O2 B. BÀI TẬP Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn 89,6 lít khí hidro ( đktc ) với khí oxi. a) Tính thể tích khí oxi cần dùng? ( đktc ) b) Tính khối lượng nước ở trạng thái lỏng thu được? Đáp án: 2H2 + O2 to 2H2O 4mol 2mol 4mol a) Thể tích khí oxi cần dùng: b) Khối lượng nước thu được: Câu 2: Hoà tan hết 26 g kẽm ( Zn ) vào dung dịch axit clohidric ( HCl ) thì thu được muối kẽm clorua ( ZnCl2 ) và khí hidro. a) Tính thể tích khí hidro tạo thành? b) Nếu dùng lượng khí hidro sinh ra ở phản ứng trên để khử đồng ( II ) oxit ( CuO ) thì thu được bao nhiêu gam đồng? Đáp án: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 0,4mol 0,4mol a) CuO + H2 to Cu + H2O 0,4mol 0,4mol b) mCu = 0,4 . 64 = 25,6(g) PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ – PHẢN ỨNG THẾ. LUYỆN TẬP Tiết 11,12 A.KIẾN THỨC CẦN NHỚ: I. Sự oxi hóa, sự khử: PTHH: Sự oxi hóa H2 CuO + H2 t0 Cu + H2O sự khử CuO 1. Sự khử: Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử. 2. Sự oxi hóa: Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hóa. II. Chất khử, chất oxi hóa: H2 + CuO Cu + H2O ( chất khử)( chất oxi hóa ) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O (chất oxi hóa ) ( chất khử) 1. Chất khử: Chất chiếm oxi của chất khác gọi là chất khử. 2. Chất oxi hóa: Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa. III. Phản ứng oxi hóa khử. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. II. Phản ứng thế là gì? Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. Ví dụ: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 B. BÀI TẬP Câu 1: Viết các PTPỨ sau và cho biết mổi phản ứng đó thuộc loại phản ứng hoá học nào? a/ Fe + dd HCl b/ Al + dd HCl c/ Al + dd H2SO4 loãng d/ Mg + dd HCl e/ Mg + dd H2SO4 loãng Đáp án: a/ Fe + HCl FeCl2 + H2 (phản ứng thế ) b/ 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 (phản ứng thế ) c/ 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 (phản ứng thế ) d/ Mg + 2HCl MgCl2 + H2 ( phản ứng thế ) e/ Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 ( phản ứng thế) Câu 2: Em hãy hoàn thành các PTPỨ và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại nào? a/ P2O5 + H2O H3PO4 b/ Cu + AgNO3 Cu(NO3)2 + Ag c/ Mg(OH)2 MgO + H2O d/ Na2O + H2O NaOH e/ Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 Đáp án: a/ P2O5 + 3H2O 2H3PO4 ( phản ứng hóa hợp ) b/ Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag ( phản ứng thế ) c/ Mg(OH)2 t0 MgO + H2O ( phản ứng phân hủy ) d/ Na2O + H2O 2NaOH ( phản ứng hóa hợp ) e/ Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 ( phản ứng thế ) Câu 3: Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào? a) 2Mg + O2 to 2MgO b) 2KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 + O2 c) Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu Đáp án: a) 2Mg + O2 to 2MgO ( vừa là phản ứng hoá hợp vừa là phản ứng oxi hoá – khử) b) 2KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 + O2 ( Phản ứng phân huỷ ) c) Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu (Phản ứng thế ) Câu 4: Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit sunfuric a/ Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam? b/ Tính thể tích hidro thu được ở Đktc Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 1mol 1mol 1mol 0,25mol 0,25mol 0,25mol Số mol của Fe: Số mol của H2SO4: Ta có: Vậy số mol của Fe dư , mọi tính toán dựa vào số mol của H2SO4 Số mol của sắt tham gia phản ứng: Số mol của sắt dư: nFe = 0,4 – 0,25 = 0,15(mol) a) Khôi lượng cũa sắt dư: n Fe dư = 0,15 . 56 = 8,4(g) b) Số mol của hidro: Thể tích khí hidro thu được:
File đính kèm:
- giao_an_tu_chon_hoa_hoc_8_vo_do_thu_huyen.doc