Giáo án Địa lý 10 bài 10: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 7927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 bài 10: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
Bài: 10
Tiết: 11
NS:
ND:
THỰC HÀNH
NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI
ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 -Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.
 -Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo.
2. Kĩ năng
 Xác định được trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.
II. THIẾT BỊ DẠY - HỌC
 -Bản đồ Tự nhiên thế giới
 -Bản đồ Các mảng kiến tạo, các vùng động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 -Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên một số dạng địa hình được hình thành do quá trình bóc mòn.
 -Phân tích mối quan hệ giữa 3 quá trình: phong hóa, vận chuyển và bồi tụ.
3. Mở bài (1’)
 Trên thế giới, các hiện tượng động đất, núi lửa và địa hình núi trẻ thường phân bố ở một số vùng nhất định. Đó là những vùng nào và các vùng đó liên quan gì đến các mảng kiến tạo của thạch quyển không? Bài thực hành hôm nay sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về các vấn đề đó.
Hoạt động 1
XÁC ĐỊNH CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT,
NÚI LỬA, CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ
Mục tiêu: Xác định được vị trí các vành đai động đất, núi lửa, vùng núi trẻ trên bản đồ.
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung 
20’
 Pp thuyết giảng
-Yêu cầu HS nhắc lại thuyết Kiến tạo mảng
-Từng 2 nhóm xác định 1 trong 3 yêu cầu đặt ra (nêu tên theo sự hiểu biết của mình)
-Đại diện nhóm trình bày kết quả về các vành đai động đất
-Đại diện nhóm trình bày kết quả về vành đai núi lửa
-Đại diện nhóm trình bày về các vùng núi trẻ
-GV chuẩn kiến thức
 Hoạt động nhóm:
-1 HS nhắc lại kiến thức cũ
-Nhóm 1 và 4 nêu tên và chỉ các vành đai động đất
-Nhóm 2 và 5 nêu tên và chỉ các vành đai núi lửa
-Nhóm 3 và 6 nêu tên và chỉ các vùng núi trẻ
1. Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ
a. Các vành đai động đất:
-Vành đai Tây Thái Bình Dương
-Vành đai phía Tây châu Mĩ
-Vành đai sống lưng Đại Tây Dương
-Vành đai Địa Trung Hải - Ấn Độ Dương
b. Các vành đai núi lửa:
-Vành đai lửa Tây Thái Bình Dương
-Vành đai lửa phía Tây châu Mĩ
-Khu vực Địa Trung Hải
c. Các vùng núi trẻ:
-Himalaya (châu Á)
-Cordilleran, Andes (châu Mĩ)
-Alps, Carpathian, Pyrenees (châu Âu)
Hoạt động 2
NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ VÀ GIẢI THÍCH NGUYÊN NHÂN
Mục tiêu:
 -Nhận xét được mối quan hệ trong sự phân bố của các khu vực có động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ.
 -Thấy được sự liên quan giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
10’
 Pp phát vấn
-Em có nhận xét gì về sự phân bố của các khu vực có động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ?
-Sự phân bố này có liên quan gì đến các mảng kiến tạo của thạch quyển?
-Vì sao?
-GV chuẩn kiến thức.
 Hoạt động cặp:
-Quan sát các bản đồ, kết hợp bài cũ, sự hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi .
-Một số HS được gọi để trả lời.
2. Nhận xét
-Sự phân bố của núi lửa, động đất, các vùng núi trẻ thường trùng khớp với nhau
-Các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường nằm ở các vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo của thạch quyển.
-Nguyên nhân: Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo
4. Kiểm tra đánh giá và bài tập (7’)
 1/ Hãy xác định vị trí các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ tiêu biểu trên bản đồ.
 2/ Sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ có liên quan gì đến các mảng kiến tạo của thạch quyển? Vì sao?
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
 Chuẩn bị bài học mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docDIA 10 - BAI 10.doc