Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2010-2011 môn ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2010-2011 môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT TRỰC NINH
TRƯỜNG THCS TRỰC TĨNH
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN
( Thời gian làm bài 120 phút)


Phần 1: Trắc nghiệm ( 2 điểm )
Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh”của Lê Anh Trà là gì?
 A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
 B. Phong cách làm việc va nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
 C. Tình cảm của người Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh
 D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Câu 2: Câu văn sau có chứa thành phần biệt lập nào? 
 “Một ngày cuối năm 1958 – năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ Ngụy, anh Sáu bị hi sinh.”
 A.Thành phần tình thái B.Thành phần gọi đáp
 C.Thành phần cảm thán D.Thành phần phụ chú
Câu 3: Bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm viết về những em bé dân tộc nào?
 A. Chăm B. Tà-ôi C. Ê-đê D. Ba-na
Câu 4: Đoạn trích nào trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đề cập đến ước mơ công lí, chính nghĩa?
 A.Chị em Thúy Kiều B. Kiều ở lầu Ngưng Bích
 C.Mã Giám Sinh mua Kiều D.Thúy Kiều báo ân, báo oán
Câu 5: Bài thơ: “Mùa Xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải được sáng tác trong giai đoạn nào? 
 A.1930– 1945 B.1945 – 1954 C.1954 – 1975 D.Sau 1975
Câu 6: Bài thơ: “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương được viết theo thể thơ nào?
 A. 5 chữ B. Lục bát C. 7 chữ D. 8 chữ
Câu 7: Từ “ngọn” trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
 A.Lá bàng đang đỏ ngọn cây ( Tố Hữu )
B Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu ( Bằng Việt )
C Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ( Bằng Việt )
D Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy (Chính Hữu)
Câu 8: Nhận định nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài văn nghị luận xã hội?
 A. Nêu rõ vấn đề nghị luận B. Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng
 C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp D. Lời văn gợi cảm trau chuốt
Phần 2: Tự luận
Câu 1: ( 1 điểm ) Cho đoạn văn:
 “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
 ( Nam Cao-Lão Hạc Ngữ văn8 - Tập Một )
a)Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?Chỉ rõ từ ngữ được dùng để liên kết trong đoạn văn?
b)Những từ ngữ nào trong đoạn văn có cùng trường từ vựng? Đặt tên cho trường từ vựng đó?
Câu 2: ( 2 điểm ) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 dòng) theo cấu trúc phân tích- tổng hợp có nội dung nghị luận về ý nghĩa của việc đọc sách đối với học sinh hiện nay trong đó có dùng thành phần phụ chú và thành phần tình thái?
Câu 3: ( 5 điểm ) Qua 2 tác phẩm: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và đoạn trích truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, em có cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.









Đáp án
Phần I Trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
B
D
D
D
A
D
Phần II: Tự luận
Câu1: 1 điểm
a Chỉ ra được các phép liên kết trong đoạn văn: phép lặp, phép liên tưởng (0,25 điểm)
 Các từ ngữ được dùng để liên kết (0,25 điểm)
 phép lặp: Từ “lão” ở các câu
phép liên tưởng: mặt( câu 1)- vết nhăn(câu 2) đầu, miệng(câu3)
	nước mắt(câu 1)-mếu(câu 2)- khóc (câu 3)
b. Những từ ngữ trong đoạn văn cùng trường từ vựng(0,25điểm)
Đặt tên cho trường từ vựng (0,25 điểm)
Câu 2: Viết đoạn văn 
a, Về nội dung nêu ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách với các ý sau.(mỗi ý 0,25 điểm)
+ Đọc sách phù hợp kiến thức và lứa tuổi sẽ bổ sung thêm kiến thức cho chúng ta 
+ Đọc sách đúng phương pháp sẽ đem lại hiệu quả cao 
+ Đọc sách có lựa chọn sẽ nâng cao sự hiểu biết và tích lũy kinh nghiệm sống 
+ Đọc sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi học sinh
b, Về hình thức ( mỗi ý 0,25 điểm)
- Độ dài( khoảng 12 dòng) 
- Theo đúng cấu trúc phân tích- tổng hợp
- Có dùng thành phần phụ chú
- Có dùng thành phần tình thái
Câu 3: (5 điểm)
A, Về nội dung: 
I Mở bài: 0,5 điểm
 - Giới thiệu về tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước
 - Giới thiệu về 2 tác phẩm : “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và :” Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê 
II. Thân bài
Cần nêu được các ý sau:
Nêu được hoàn cảnh của cuộc chiến đấu đầy gian khổ , ác liệt và cũng đầy hy sinh mà những người lính lái xe và những cô thanh niên xung phong phải chịu đựng( có dẫn chứng cụ thể).(0,5 điểm)
Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, họ vẫn vươn lên và tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời.( có dẫn chứng cụ thể )( 2,5 điểm)
+ Họ vẫn giữ được vẻ trẻ trung trong sáng, hồn nhiên của tuổi trẻ . (0,5 điểm)
+ Họ luôn dũng cảm đối diện với gian khổ, chấp nhận hy sinh với thái độ hiên ngang qủa cảm. (0,5 điểm)
+ Họ có tình đồng chí đồng đội gắn bó thân thiết , sẵn sàng sẻ chia với nhau trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy. (0,5 điểm)
+ Sống có lý tưởng có mục đích , có trách nhiệm, có trái tim yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước. (0,5 điểm)
+ Tâm hồn đầy lãng mạn, mơ mộng. (0,5 điểm)
Hình ảnh người lính lái xe và những cô thanh niên xung phong hiện lên chân thực sinh động và có sức thuyết phục với người đọc. (0,5 điểm)
Qua hình ảnh của họ chúng ta hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc về thế hệ cha anh: (0,5 điểm)
 Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
 Mà lòng phơi phới dậy tương lai

III. Kết bài: 0,5 điểm
Cần nêu các ý: 
Khẳng định lại giá trị của 2 tác phẩm.
Liên hệ với thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
Về hình thức
Bài viết phải có bố cục 3 phần.
Lập luận chặt chẽ, lời văn có cảm xúc.
 - Tránh mắc những lỗi diễn đạt thông thường

Chú ý : - Bài viết chưa rõ bố cục 3 phần – 0,25 điểm
Các ý rời rạc chưa có sự liên kết- 0,25 điểm
Sai lỗi chính tả : Cứ 5 lỗi – 0,25 điểm





 

File đính kèm:

  • docDe thi thu mon Ngu Van vao lop 1020102011.doc
Đề thi liên quan