Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2007-2008 môn: ngữ văn lớp 9

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2007-2008 môn: ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD - đT Quảng Bình Đề kiểm tra học kì I năm học 2007-2008
 Môn: Ngữ văn lớp 9
 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề
___________________________________________________________________________

Đề chẵn
(Học sinh ghi rõ chữ Đề chẵn vào sau chữ Bài làm của tờ giấy thi)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3.0 điểm, mỗi câu 0,25 điểm):
Đọc kĩ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án đúng vào bài làm.
Câu 1.Câu thơ “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) ca ngợi tài năng gì của Kiều ?	
	A. Làm thơ	C. Đánh đàn
	B. Vẽ tranh 	D. Chơi cờ
Câu 2: Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, câu chuyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật nào ?
	A. Ông hoạ sĩ 	C. Anh thanh niên
	B. Cô kĩ sư	D. Bác lái xe
Câu 3. Câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) được xếp vào kiểu câu gì xét theo mục đích nói ?
	A. Câu nghi vấn	C. Câu cảm thán
	B. Câu cầu khiến	D. Câu trần thuật
Câu 4. Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp từ nào không phải là thành ngữ ?
Mẹ tròn con vuông	C. ếch ngồi đáy giếng
Đánh trống bỏ dùi	D. Chị ngã em nâng
Câu 5. Từ xuân trong câu thơ nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc? 
Ngày xuân em hãy còn dài.
Ngày xuân con én đưa thoi.
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân.
Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương. 
Câu 6. Nhận xét nào nói chính xác nhất tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?
Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm.
Làm cho câu chuyện giàu sức biểu cảm.
Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
Làm cho câu chuyện sinh động.
Câu 7. Văn bản nào sau đây được kể theo ngôi thứ nhất ?
	A. Làng	C. Chuyện người con gái Nam Xương
	B. Lặng lẽ Sa Pa	D. Chiếc lược ngà
Câu 8. Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) được viết theo thể loại nào ?
	A. Truyền kì	C. Truyện Nôm
	B. Tiểu thuyết chương hồi	D. Tuỳ bút

------------Đề chẵn-----------

Câu 9.Ai là tác giả của bài thơ Đồng chí?	
A. Chính Hữu	C. Bằng Việt
	B. Nguyễn Khoa Điềm	D. Nguyễn Duy	
Câu 10. Câu tục ngữ "Nói có sách, mách có chứng" liên quan đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ?
	A. Phương châm về chất	C. Phương châm quan hệ
	B. Phương châm về lượng	D. Phương châm lịch sự
Câu 11. "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" (Làng - Kim Lân).
	Những lời trong đoạn văn trên thuộc hình thức nào?
	A. Đối thoại	C. Độc thoại
	B. Độc thoại nội tâm	D. Cả A, B, C đều sai
Câu 12. Câu thơ "Chỉ cần trong xe có một trái tim." (Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật) sử dụng phép tu từ nào?
	A. So sánh	C. ẩn dụ
	B. Nhân hóa	D. Hoán dụ 

Phần II. Tự luận (7 điểm, Câu 1: 2 điểm; Câu 2: 5,0 điểm):

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (6 - 8 câu) tóm tắt văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu; Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2: Kể lại câu chuyện đáng nhớ về một lần em trót phạm lỗi với người khác.
	 (Trong bài viết có sử dụng yếu miêu tả nội tâm và hình thức đối thoại).
 ____________________ Hết ______________________
	

























Sở GD - đT Quảng Bình Đề kiểm tra học kì I năm học 2007-2008
 Môn: Ngữ văn lớp 9
 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề
___________________________________________________________________________

Đề lẻ
(Học sinh ghi rõ chữ Đề lẻ vào sau chữ Bài làm của tờ giấy thi)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3.0 điểm, mỗi câu 0,25 điểm):
	Đọc kĩ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án đúng vào bài làm.
Câu 1. Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp từ nào không phải là thành ngữ ?
A.ếch ngồi đáy giếng	C. Mẹ tròn con vuông
	B. Được voi đòi tiên	D. Quá mù hoá mưa
Câu 2: Ai là tác giả của bài thơ Bếp lửa?	
A. Chính Hữu	C. Bằng Việt
	B. Nguyễn Khoa Điềm	D. Nguyễn Duy	
Câu 3. Câu “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!” (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) được xếp vào kiểu câu gì xét theo mục đích nói ?
	A. Câu nghi vấn	C. Câu cảm thán
	B. Câu cầu khiến	D. Câu trần thuật
Câu 4. Văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ) được viết theo thể loại nào ?
	A. Truyền kì	C. Truyện Nôm
	B. Tiểu thuyết chương hồi	D. Tuỳ bút
Câu 5. Câu thơ “Hoa cười ngọc thốt đoan trang” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) nói về vẻ đẹp của nhân vật nào ?	
	A. Thuý Kiều	C. Thuý Vân
	B. Đạm Tiên	D. Hoạn Thư
Câu 6. Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, câu chuyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật nào ?
A. Anh thanh niên	C. Bác lái xe 
B. Cô kĩ sư	D. Ông hoạ sĩ 	
Câu 7. "Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy?" (Làng - Kim Lân).
	Những lời trong đoạn văn trên thuộc hình thức nào?
	A. Đối thoại	C. Độc thoại
	B. Độc thoại nội tâm	D. Cả A, B, C đều sai
Câu 8. Từ xuân trong câu thơ nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc? 
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân.
Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương.
Ngày xuân con én đưa thoi.
Ngày xuân em hãy còn dài. 

-------Đề lẻ------

Câu 9. Câu thơ "Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) sử dụng phép tu từ nào?
	A. So sánh	C. ẩn dụ
	B. Nhân hóa	D. Hoán dụ 
Câu 10. Câu tục ngữ "Lời chào cao hơn mâm cỗ" liên quan đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ?
	A. Phương châm về chất	C. Phương châm quan hệ
	B. Phương châm về lượng	D. Phương châm lịch sự
Câu 11. Văn bản nào sau đây được kể theo ngôi thứ nhất ?
	A. Chuyện người con gái Nam Xương	C. Chiếc lược ngà
	B. Làng	D. Lặng lẽ Sa Pa	
 Câu 12. Nhận xét nào nói chính xác nhất tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?
A. Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
	B. Làm cho câu chuyện sinh động. 
C. Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm.
D. Làm cho câu chuyện giàu sức biểu cảm.

Phần II. Tự luận (7 điểm, Câu 1: 2 điểm; Câu 2: 5,0 điểm):

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (6 - 8 câu) tóm tắt văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu; Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2: Kể lại câu chuyện đáng nhớ về một lần em trót phạm lỗi với người khác.
	(Trong bài viết có sử dụng yếu miêu tả nội tâm và hình thức đối thoại).

 ____________________ Hết ______________________
	





















Sở Giáo dục - đào tạo Quảng Bình 

Hướng dẫn chấm
kiểm tra học kì I năm học 2007-2008
Môn: Ngữ văn lớp 9
Hướng dẫn chung:
	-Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
	-Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,25; 0,5; 0,75; …cho đến tối đa là 10
Hướng dẫn cụ thể:
I/ Trắc nghiệm khách quan	Yêu cầu và cho điểm
	Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm


Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Đề chẵn
C
A
C
D
B
C
D
A
A
A
B
D
Đề lẻ
D
C
B
D
C
D
B
C
C
D
C
A

II/ Tự luận (Cho cả hai đề)
hư
	Đoạn văn trình bày được các ý cơ bản :
	- Lục Vân Tiên trên đường đi thi ghé về thăm cha mẹ gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, chàng đã một mình đánh tan bọn cướp, cứu dược Kiều Nguyệt Nga.	( 1.0 điểm)
	- Cảm ân đức ấy của chàng, Nguyệt Nga muốn được trả ơn nhưng Lục Vân Tiên đã từ chối.	(1.0 điểm)
Câu 2: 
a.Yêu cầu về kĩ năng:	
	- Học sinh biết cách làm một bài văn tự sự. Bài viết có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và hình thức đối thoại.
	- Bài viết chặt chẽ, hợp lí, các sự việc được sắp xếp một cách lô-gic và rành mạch. Bố cục rõ ba phần : Mở bài , thân bài, kết bài.	
- Diễn đạt chính xác, trôi chảy, giàu hình ảnh, cảm xúc. Biết sử dụng ngôi kể hợp lí. 
	- Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b.Các yêu cầu về nội dung và cho điểm:
1. Mở bài :	(1.0 điểm)	- Giới thiệu chung về lần phạm lỗi ( Lỗi gì ? Với ai?)	
	- Tình huống phạm lỗi (Không gian, thời gian, hoàn cảnh)	
2. Thân bài
- Quá trình sự việc diễn ra. 	(2.0 điểm)
	- Tâm trạng của bản thân trong quá trình sự việc diễn ra và sau đó ( tò mò, tự ái, hiếu thắng, nôn nóng...ân hận, dằn vặt, xấu hổ...)	(1.0 điểm)
3. Kết bài: 
	- Rút ra bài học cho bản thân	(1.0 điểm)
* Lưu ý: - Người chấm cần chú ý đến kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và hình thức đối thoại như yêu cầu đề bài. Cần có sự cân nhắc khi cho các mức điểm tối đa.
	 - Đối với những bài viết chưa biết cách sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và hình thức đối thoại điểm toàn bài cho không quá 2,5 dù kể được đầy đủ nội dung .








 

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki 1 lop 9.doc
Đề thi liên quan