Đề 7 Kiểm tra : 1 tiết môn : tiếng việt 9

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 7 Kiểm tra : 1 tiết môn : tiếng việt 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Đức Linh	Kiểm tra : 1 tiết 
Trường : THCS Đông Hà	 Môn : Tiếng Việt 9
	 ( Tiết 157 tuần 32 theo PPCT)
Họ và tên : …………………………………………………
Lớp : 9_ 
 Điểm 
Lời phê của Thầy ( Cô )
I. Trắc nghiệm: (4đ) (Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất).
Câu 1: “là thành phần câu đứng trước chủ ngữ và nêu lên đề tài được nói đến trong câu”.
	A. Chú thích 	B. Gọi đáp	C. Trạng ngữ	D. Khởi ngữ.
Câu 2: Các thành phần biệt lập trong câu là :
	A. khởi ngữ, hình thái, cảm thán, phụ chú.	B. tình thái, cảm thán, gọi đáp, trạng ngữ.
	C. tình thái, gọi đáp, phụ chú.	D. tình thái, gọi đáp, phụ chú, cảm thán.
Câu 3: Câu “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tuỳ ý”. Cho biết từ ngữ dùng để nối hai câu trên chỉ kiểu quan hệ nào trong số các quan hệ sau.
	A. Bổ sung	B. Nguyên nhân	C. Nghịch đối	 D. Nhượng bộ.
Câu 4: Giảng văn rõ ràng là khó.
	Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù doạ càng không phải để làm ngã lòng (Lê Trí Viễn)
	Đoạn văn trên dùng :
	A. Phép liên tưởng 	B. Phép nối	C. Phép thế	D. Phép lặp.
Câu 5: “Làm khí tượng ở cao thế mới là lý tưởng chứ”
	Từ loại “ lí tưởng” trong câu trên là : 	
 A. Danh từ	B. Động từ	C. Tính từ	D. Tình thái từ.
Câu 6: Từ “Hỡi” trong câu sau là thành phần gì ?
	“Hỡi cảnh rừng ghê ghớm của ta ơi ! 
	A. Khởi ngữ 	B. Câu cảm thán	C. Thành ngữ	D. Thành phần gọi đáp.
Câu 7: Cụm từ “Thưa ông” trong câu sau dùng để làm gì ?” Thư ông, bà nhà cho mời ông về ạ” 
	A. Lời đáp	B. Câu cảm thán	C. Lời gọi	D. Câu cầu khiến.
Câu 8: Xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau :
	“Chẳng để làm gì cả – Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – Con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về.	(Bến quê – Nguyễn Minh Châu)
	A. Cảm thán	B. Tình thái	C. Gọi đáp	d. Phụ chú.
II. Tự luận :
Câu 1: (3đ) Đọc kĩ đoạn thơ sau:
	Thoắt trông nàng đã chào thưa	Dễ dàng là thói hồng nhan
 “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây ! Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều !”
	 Đàn bà dễ có mấy tay	Hoạn thư hồn lạc phách xiêu
 Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan !	 	 Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca.
	
	A. Em hãy xác định người nói, người nghe trong những câu in đậm ?
	B. Xác định hàm ý của mỗi câu ấy.
	C. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không ? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
Câu 2: (2đ) Tìm thành phần biệt lập và cho biết công dụng của nó.
	A. Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.
	
	B. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
	 
Câu 3: Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ.
	Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”. 	

Phòng GD Đức Linh	HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Trường : THCS Đông Hà	Mơn : Ngữ văn 9
	 ( Tiết 157 tuần 32 theo PPCT)
I. TRẮC NGHIỆM : 4 (đ)

Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ.án
D
D
A
C
C
B
C
D
Mỗi câu đúng được 0.5 điểm
II. TỰ LUẬN
Câu 1 : (3 điểm)
Người nói : Thuý Kiều 	0,5 đ
Người nghe : Hoạn Thư	0,5 đ
Hàm ý của câu in nghiêng :
- “ Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây” là chào “mát mẻ”	0,5 đ
- Hàm ý của câu in nghiêng :” Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” là hãy chuẩn bị nhận lấy sự báo oán đích đáng.	(0,5 đ)
Hoạn Thư hiểu được hàm ý trong 2 câu nói củaThuý Kiều cho nên “hồn lạc phách xiêu”	1 đ
Câu 2 : Xác định thành phần biệt lập và nêu công dụng
	A. Thật đấy – Tỏ thái độ xác nhận. Khẳng định. ( Thành phần tình thái)	1 điểm
	B. cũng may : Tỏ sự đánh giá tốt về điều nói trong câu ( Thành phần tình thái) (1 điểm)
Câu 3 : 
	Tìm khởi ngữ, viết lại câu không có khởi ngữ :
Khởi ngữ : mặt tôi
Viết lại : Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo : “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”


	


File đính kèm:

  • docDE 7.doc