Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: ngữ văn thời gian làm bài : 150 phút

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: ngữ văn thời gian làm bài : 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng GD & §tcÈm giµng
Tr­êng THCS t©n tr­êng

§Ò thi häc sinh giái líp 9
MÔN: Ng÷ v¨n
Thêi gian lµm bµi : 150 phót
 (Đề này gồm 03 câu, 01 trang)
 Câu 1 (2 điểm): 
Sự ảnh hưởng và sáng tạo của Nguyễn Du trong hai dòng thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
So với hai câu thơ cổ của Trung Quốc:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê điểm mấy bông hoa)
Câu 2 (3 điểm): 
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Em h·y viết một bài văn nghị luận nêu lên những suy nghĩ của em được gợi ra từ những hình ảnh trên. 
Câu 3 (5 diểm):
 VÎ ®Ñp t©m hån cña người phụ nữ qua c¸c t¸c phÈm v¨n häc trung ®¹i: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu. 

------------ Hết -------------



















Phßng GD & §tcÈm giµng
Tr­êng THCS t©n tr­êng
MÃ ĐỀ

HƯỚNG DẪN CHẤM §Ò thi häc sinh giái líp 9
MÔN: Ng÷ v¨n
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
2điểm
- Học sinh phải cảm nhận được các ý cơ bản sau:
- Dựa vào hai câu thơ cổ Trung Quốc, bằng sức sáng tạo của mình, ông đã mang đến cho Truyện Kiều một nét xuân đầy lãng mạn.
- Nguyên Du đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ câu thơ cổ Trung Quốc . Ta thấy ở câu thơ của ND và Câu thơ cổ Trung Quốc đều có hình ảnh của cỏ, của trời, của cành lê vài bông hoa. Tuy nhiên trong câu thơ của Nguyễn Du, ông lại có những sáng tạo đầy mới mẻ khác biệt, tạo nên bức tranh xuân đầy mới mẻ và tinh khôi.
- Nếu câu thơ cổ Nguyễn Du chỉ nói tới cây cỏ với hương thơm mùa xuân thì Nguyễn Du lại viết là “cỏ non” cỏ ở đây vừa có sự tươi non mơn mởn tràn đầy sức sống vừa tạo ra hương sắc ở từ cỏ non. Câu thơ Trung Quốc viết: Phương thảo liên thiên bích - có nghĩa là cỏ non liền với trời xanh. Màu xanh hương của cỏ nối tiếp liền với màu trời xanh ngọc của chân trời , ta có cảm tưởng chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Còn Nguyễn Du viết: “Cỏ non xanh tận chân trời”- Gam màu nổi bật là màu xanh non , mát dịu, là màu của cỏ hòa với màu chân trời , mở ra nét rộng mở, trong trẻo đến lạ thường, mở ra không gian mênh mông , thoáng đãng, là bức phông nền tuyệt đẹp cho hương mùa xuân. Đây là sự sáng tạo của Nguyễn Du ND.
- Ở câu thơ thứ hai trong câu thơ cổ Trung Quốc, đường nét của cành lê thanh mảnh điểm vài bông hoa.Còn sự sáng tạo của Nguyễn Du ở câu này thật dặc sắc: Nguyễn Du nói được cả sắc trắng của hoa, đường nét của cành lê, thêm vài bông hoa lê màu trắng là hình ảnh nổi bật trên nền xanh của cỏ và trời . Đó là sáng tạo của Nguyễn Du 
- Ông còn sáng tạo hơn khi sử dụng nghệ thuật đảo trật tự cú pháp “cành lê trắng điểm” vừa tạo ra sự đối ứng của hình ảnh, màu sắc (Cành lê trắng- cỏ non)vừa tạo ra yếu tố bất ngờ: cành lê như chăm chút, tô điểm cho mùa xuân đem vào bức tranh màu trắng tinh khôi. Cảnh vật nhờ thế sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại. Nguyễn Du còn thành công hơn khi ông chuyển những câu thơ năm chữ thành câu thơ lục bát tuyệt hay. Điều này càng bộc lộ được sắc trắng của hoa lê và màu xanh của cỏ non như hòa quyện đến mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên nét xuân mới mẻ ,thanh khiết, tinh khôi và tràn đầy sức sống.


0.25 điểm
0.5 điểm




0.5 điểm









0.25 điểm




0.5 điểm





2
3điểm
Bài làm cần đảm bảo các ý:
- LĐ: Giải thích:
+ Vùng sỏi đá khô cằn chỉ diều kiện sống môi trường sống khắc nghiệt thiếu đi những điều kiện để sự sống tồn tại và phát triển.
+ Cây dại là cây nhỏ bé, yếu ớt bình thường là loài cây vô danh thường ít được chú ý , tự mọc lên và phát triển, tự khẳng định sự tồn tại.
+ Nở ra những chùm hoa thật đẹp: là tạo ra được giá trị từ chính sự sống của mình để khẳng định ý nghĩa tồn tại và sự đóng góp cho cuộc sống.
+ Cây hoa dại chỉ có thể lên ở giữa vùng sỏi đá khô cằn khi nó có, một sức sống bền bỉ, nghị lực phi thường ,một sự tìm kiếm nguồn sống trong môi trường khắc nghiệt.
- LĐ2: Trình bày suy nghĩ về hiện tượng đó.
+ Từ hiện tượng tự nhiên này gợi cho ta suy nghĩ về vẻ đẹp của những con người dù sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã nào, khó khăn nào vẫn thể hiện nghị lực sống phi thường, sức chịu đựng, sự vươn lên không chịu khuất phục trước hoàn cảnh. (HS lấy vd thực tế chứng minh: Chương trình vượt lên chính mình)
+ Đối với những con người ấy điều kiện khắc nghiệt lại là môi trường dể họ tôi luyện để họ vững vàng hơn trong cuộc sống và thực tế đó chứng minh thành công mà họ đạt được thật có giá trị đó là kết quả của sự cố gắng vươn lên không mệt mỏi => Vẻ đẹp rực rỡ dâng hiến cho đời.
- LĐ3: Bàn luận để mở rộng vấn đề.
+ Có nhưng người sống trong môi trường thuận lợi đã biết vận dụng tối đa năng lực và đóng góp không nhỏ trong cuộc sống.
+ Song không ít người đã ỉ lại điều kiện mà không nỗ lực chỉ chịu hưởng thụ dẫn đến lãng phí thời gian ,tiền bạc tình cảm nên chúng ta cần tránh.
+ Có những người không gặp thuận lợi trong cuộc sống nên sống khó khăn chật vật cán nản buôn xuôi dẫn đến thất bại. Chúng ta có thể dồng cảm xong không hoàn toàn đồng tình vì hoàn cảnh có quan trong nhưng sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống mới là điều đáng trân trọng.
+ Để vượt lên, con người rất cần có nghị lực , ý chí, khả năng , cần sự động viên, khích lệ , tình yêu niềm tin của mọi người xung quanh cộng đồng.
-> Bởi vậy cộng đồng cần đánh giá, nhìn nhận của những con người có hoàn cảnh đặc biệt có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời để họ nhanh chóng vượt qua và vươn lên trong cuộc sống.



0,5 điểm
0,5 điểm
0.25 điểm 

0.25 điểm


0,5 điểm



0,5 điểm



1 điểm

3
5điểm
+ Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua ba tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương của nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu. 

0,5 điểm

Thân bài: Học sinh có nhiều cách thể hiện suy nghĩ của mình, song cần đảm bảo bảo các nội dung cơ bản sau:
-LĐ1: Giải thích vẻ đẹp tâm hồn: là vẻ đẹp thuộc về phẩm chất bên trong của người phụ nữ - vẻ đẹp không dễ gì nhìn thấy được. 
-LĐ2: Chứng minh vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua các tác phẩm.
+ LĐ2.1: Người phụ nữ trong ba văn bản mang những nét đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ: Công, dung, ngôn, hạnh.
 + Họ là những người phụ nữ đẹp, dịu dàng, hiền hậu: Vũ Nương “tính tình thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”; Thuý Kiều “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”...Học sinh phân tích để thấy được vẻ đẹp của họ.
 + Họ là những người phụ nữ đảm đang, tháo vát: khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa lo chuyện gia đình, nuôi dạy con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Thúy Kiều bán mình chuộc cha- phận nữ nhi nhưng gánh vác việc gia đình.... Học sinh phân tích để thấy được vẻ đẹp của họ.
 + Họ là những người phụ nữ thuỷ chung, nhân hậu và đầy tình yêu thương....
* Vũ Nương: Là người con hiếu thảo, Là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết. 
+ Đối với mẹ chồng.
Là người hiếu thảo với mẹ chồng, nàng luôn “lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, lo thuốc thang, lễ bái thần phật khi mẹ ốm; lo “ma chay tế lễ” chu đáo như đối với cha mẹ đẻ mình khi mẹ mất. Học sinh phân tích đươc lời trăng trối của mẹ chồng trước khi chết để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người con dâu hiếu thảo.
+ Đối với chồng.
+ Khi Trương Sinh ở nhà ‘Giữ gìn khuôn phép” khi Trương sinh đi lính” gót liễu tường hoa chưa hề bén gót” 
+ Khi bị chồng nghi oan, không thể giãi bày, đau khổ đến cùng cực, nàng đành nhảy xuống sông tự vẫn để bày tỏ tấm lòng trong trắng của mình
* Thuý Kiều: 
+ Là người con hiếu thảo: Gia đình bị vu oan, cha và em bị đánh đập, Kiều đã quyết định hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để bán mình chuộc cha và em. Thúy Kiều đã đặt “chữ” hiếu lên trên chữ “tình”. Và khi bị lừa vào lầu xanh nàng không nguôi nỗi nhớ về gia đình: Xót người tựa cửa hôm mai: quạt nồng áp lạnh những ai đó giờ”. Nàng đã hình dung thấy hình bóng cha mẹ già đang tựa cửa ngóng tin nàng. Kiều rất kính trọng tấm lòng cao cả ấy của mẹ dành cho mình. Bởi thế nàng lại càng day dứt tự trách mình. Không chăm lo phụng dưỡng cha mẹ già. Qua đó người đọc cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo, lòng vị tha của nàng. Nàng như quên hẳn nỗi đau khổ trong hiện tại để sống trong tâm tưởng với người yêu với cha mẹ già.
+ Là người con gái trong trắng, thuỷ chung, giàu lòng vị tha: dù phải mười lăm năm lưu lạc, nàng không lúc nào nguôi nỗi nhớ chàng Kim, lúc nào cũng cảm thấy mình có lỗi khi tình yêu của hai người bị tan vỡ. Khi ở lầu Ngưng Bích Kiều đã “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng; tin sương luống những rày trông mai chơ”- Kiều nhớ lại những kỉ niệm đẹp của mối tình đầu trong sáng giữa nàng và Kim Trong. Lời hen ước và chén rượu thề dưới đêm trăng sáng vằng vặc: Vầng trăng vằng vặc giữa trời; Đinh ninh hai miệng một lời song song”. Chén rượu thề còn đó mà nay mỗi người một ngả.Nàng còn hình dung thấy ở nơi Lưu Dương cách trở, chàng Kim Trọng cũng đang hướng về nàng “tin sương luống những rày trông mai chờ”. Đây chính là tiếng nói từ trong sâu thẳm trái tim của nàng. Trong lời thơ như có nhịp thổn thức của trái tim yêu thương đang rỉ máu. Nhớ thương tha thiết người mà mình yêu dấu. Càng nhớ về kỉ niệm nàng lại càng đau đớn, xót xa.
* Kiều Nguyệt Nga.
- Một cô gái thùy mị, nêt na, có học thức, cách xưng hô khiêm nhường(qu©n tö - tiÖn thiÕp), c¸ch nãi n¨ng v¨n vÎ, mùc th­íc, khu«n phÐp (lµm con ®©u d¸m c·i cha, chót t«i yÕu liÔu ®µo t¬…), c¸ch tr×nh bµy vÊn ®Ò râ rµng, khóc triÕt võa ®¸p øng ®Çy ®ñ nh÷ng lêi th¨m hái ©n cÇn cña V©n Tiªn, võa béc lé ch©n thµnh niÒm c¶m kÝch, xóc ®éng cña m×nh.
- Mét con ng­êi ®»m th¾m, ©n t×nh, c­ xö cã tr­íc cã sau. Víi nµng, V©n Tiªn kh«ng chØ cøu m¹ng, mµ cßn cøu c¶ cuéc ®êi trong tr¾ng cña nµng: “L©m nguy ch¼ng gÆp gi¶i nguy - TiÕt tr¨m n¨m còng bá ®i mét håi”. Nµng coi ®ã lµ ¬n träng vµ ¸y n¸y, b¨n kho¨n t×m c¸ch tr¶ ¬n dï biÕt r»ng cã ®Òn ®¸p bao nhiªu còng ch­a ®ñ: “LÊy chi cho ph¶i tÊm lßng cïng ng­¬i”. Bëi thÕ, cuèi cïng nµng ®· tù nguyÖn g¾n bã cuéc ®êi víi chµng trai hµo hiÖp Êy, d¸m liÒu m×nh ®Ó gi÷ trän ©n t×nh thuû chung víi chµng.
*Đánh giá:
 + Họ là những người phụ nữ với vẻ đẹp chuẩn mực của xã hội xưa...
 + Họ là hiện thân của những người phụ nữ đẹp trong văn học Trung Đại.


0.5 điểm





0,5 điểm

0,5 điểm






0.5 điểm


0,5 điểm






0,5 điểm






0,75 điểm










0.5 điểm







0.25 điểm

 Kết bài:
Khẳng định, đánh giá vấn đề…..
+ Ngày nay vẻ đẹp đó luôn được tôn thờ và phát triển phù hợp với thời đại…
+ Nhà văn Nga A.Sêkhốp nhận định: Sắc đẹp tâm hồn là sắc đẹp lâu dài và được quý trọng nhất”.

0,5 điểm


----- Hết -----



















File đính kèm:

  • docDE HSG NGU VAN 9.doc