Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Toán - Năm học 2009 - 2010

doc7 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Toán - Năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
 ĐỨC PHỔ Môn Toán-Năm học 2009-2010
 PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (8 ĐIỂM)
 Thời gian làm bài : 30 phút, không kể thời gian phát đề
 (Giáo viên làm trực tiếp trên đề thi. Mỗi câu 0,5 điểm)
 Mã phách:
Câu 1) Nhiệm vụ đầu tiên và cuối cùng của lý luận dạy học là phát hiện và nhận biết những phương pháp nào làm cho :
a. học sinh được tăng cường sự thích thú, sự tự do và có những tiến bộ thực sự.
b. giáo viên truyền đạt đúng, đủ chẩn kiến thức và kỹ năng cho học sinh.
c. giáo viên phải dạy ít mà học sinh học được nhiều.
d. Cả a và c đều đúng.
Câu 2). Trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình trung học cơ sở, mức độ nhận thức của học sinh được phân loại theo :
a. 2 cấp độ.
b. 3 cấp độ.
c. 4 cấp độ.
d. 5 cấp độ.
Câu 3). Mục đích của đánh giá chẩn đoán là :
a. xác định khả năng xuất phát của người học trước khi bước vào một giai đoạn giáo dục nhất định.
b. xác định thông tin về những gì học sinh đã học được, vạch ra hành động tiếp theo trong một giai đoạn giáo dục nhất định.
c. xác định chuẩn kiến thức và kỹ năng của học sinh sau một đơn vị kiến thức vừa học trong tiết học hiện hành.
d. nhằm xác định năng khiếu tiềm ẩn của học sinh khá, giỏi.
Câu 4). Nếu là giáo viên đang dạy trong các trường trung học cơ sở thì danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" được xét tặng cho các cá nhân trong năm học đó đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến" có "sáng kiến cải tiến kỹ thuật" được Hội đồng khoa học cấp cơ sở công nhận và :
a. đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện từ giải ba trở lên.
b. đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện từ giải khuyến khích trở lên.
c. có tham gia báo cáo chuyên đề cấp huyện về phương pháp giảng dạy.
d. trong năm học tham gia Hội giảng chuyên đề cấp huyện trở lên.
Câu 5). Một giờ dạy được đánh giá xếp loại kém khi :
a. Điểm tổng cộng đạt từ 10 điểm trở lên và điều 6 và điều 9 đều đạt 0 điểm.
b. Điểm tổng cộng đạt từ 10 đến 12,5 điểm và điều 6, điều 9 đạt 0 điểm.
c. Điểm tổng cộng đạt từ 10 điểm trở lên và điều 4 đạt 1,5 điểm.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 6). Tìm ý sai trong các ý sau :
a. Theo Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học thì : giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm : giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội.
b. Xếp loại Học lực của học sinh theo "Qui chế 40" : Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại Khá nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Yếu. 
c. Theo công văn số 345/PGDĐT, ngày 10/9/2009 của Phòng GD-ĐT về Nội dung và kế hoạch hoạt động chuyên môn THCS năm học 2009-2010, qui định: Đối với giáo viên, trong năm học có ít nhất 01 sáng kiến cải tiến kỹ thuật được vận dụng ở cấp trường hoặc cấp huyện.
d. Năm thành tố của trường học thân thiện là : tiếp nhận tất cả trẻ em đến trường; hiệu quả giáo dục; môi trường an toàn, lành mạnh, hỗ trợ và bảo vệ; bình đẳng giới; sự tham gia.
Câu 7) Căn cứ để thiết kế bài học, kiểm tra đánh giá học sinh ở các cấp độ quy mô từ lớp, trường tới toàn tỉnh, khu vực hoặc toàn quốc; làm căn cứ để giáo viên tiến hành nghiên cứu khai thác sách giáo khoa để soạn, giảng bài; cũng như làm căn cứ đánh giá việc giảng dạy của giáo viên đối với bộ môn Toán là:
a.Nguyên tắc xây dựng Bộ chương trình THCS môn Toán được Bộ GD&ĐT ban hành năm 2002.
b.Bộ “Chuẩn chương trình toán THCS” Bộ GD&ĐT ban hành năm 2006.
c.Tính thống nhất của chương trình môn Toán trong nhà trường phổ thông, đảm bảo tính hệ thống giữa các lớp trong toàn cấp THCS.
d.Căn cứ khác.
Câu 8) Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm:
a.Thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực”;
b.Giúp học sinh phát huy tính tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.
c.Là tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh các tìm ra chân lý. Chú trọng hình thành các năng lực: tự học, sáng tạo, hợp tác, dạy phương pháp và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học.
d.Cả a, b, c đều đúng.
Câu 9) Dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thường tuân theo cấu trúc sau:
a.Tạo tình huống có vấn đề; đề xuất cách giải quyết và phát biểu kết luận.
b.Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức; giải quyết vấn đề đặt ra và kết luận.
c.Phát hiện nhận dạng vấn đề nảy sinh, lập kế hoạch giải quyết và đề xuất vấn đề mới.
d.Phát biểu vấn đề cần giải quyết; lập kế hoạch giải quyết; kết luận và nêu vấn đề mới.
Câu 10) Cần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng sau:
a.Là thay thói quen viết mục tiêu giảng dạy (cho thầy) bằng viết mục tiêu học tập (cho trò);
b.Đổi mới cách xác định mục tiêu học tập; dự kiến và thiết kế các hoạt động học tập; lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp.
c.Là chỉ quan tâm đến yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện các kiến thức theo sách giáo khoa; lặp lại đúng và thành thạo các kỹ năng đã được tập dượt kỹ trong giờ học.
d.Cả 3 điều này đều không xảy ra.
Câu 11) Trong các hình bình hành có cùng diện tích và một đường chéo không đổi , hình nào có chu vi nhỏ nhất.
a.Hình thoi
b.Hình chữ nhật
c.Hình vuông.
d.Hai câu a và c đúng
Câu 12): Các tâm của đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp một tam giác đối xứng nhau qua một cạnh của tam giác. Tam giác đó là :
a.Tam giác vuông.
b.Tam giác đều.
c.Tam giác cân.
d.Một kết quả khác.
Câu 13) Công thức là công thức dùng để tính tổng:
a.12 + 22 + 32 +....+ (n-2)2 + (n-1)2 + n2	
b.1 + 2 + 3 +....+ (n-2) + (n-1) + n
c.	
d.Tổng khác.
Câu 14) Số hạng thứ 100 trong dãy số 1, 3, 6, 10, 15, là:
a.5050	
b.5500	
c.5005	
d.Kết quả khác
Câu 15) Giá trị nhỏ nhất của , với x, y nguyên dương, x + y = 4 là:
a.18	
b.20	
c.22	
d.Kết quả khác
Câu 16): Để chứng minh a2 - 8 không chia hết cho 5 (với a là số tự nhiên bất kỳ ). Theo anh (chị) ta nên dùng cách chứng minh nào để học sinh dễ hiểu nhất ?
a.Chứng minh qui nạp.
b.Dùng định lý Fecmat.
c.Chứng minh phản chứng.
d.Chứng minh suy ngược từ cuối. 
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD - ĐT ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
 ĐỨC PHỔ Môn Toán - Năm học 2009-2010
 PHẦN THI TỰ LUẬN (12 điểm)
 Thời gian làm bài : 120 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1)
	a) Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn các công đoạn chính trong quy trình biên soạn một đề kiểm tra 45 phút.
	b) Anh (chị) hãy trình bày yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chủ đề “Tổng ba góc của một tam giác”.
Câu 2)
	Mỗi mục tiêu về kiến thức có thể cụ thể hóa thành 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Với yêu cầu đó, anh (chị) hãy hoàn thiện bảng mức độ yêu cầu được cho dưới đây :
Chương
Các chủ đề
Mức độ yêu cầu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phép nhân,
Nhân đa thức
chia đa thức
Phân tích đa thức
Chia đa thức
Câu 3)
	Cho bài toán: “Cho hình vuông thứ nhất cạnh a. Nối trung điểm các cạnh của hình vuông thứ nhất ta được hình vuông thứ hai; nối trung điểm các cạnh của hình vuông thứ hai ta được hình vuông thứ ba; cứ tiếp tục như vậy ta được hình vuông thứ n. Gọi lần lượt là diện tích của hình vuông thứ nhất, thứ hai, , thứ n-1, thứ n. Tính tổng T(n) = ”.
	Anh (chị) hãy khai thác bài toán nêu trên theo những yêu cầu sau: 
Hướng dẫn học sinh cách tìm lời giải;
Trình bày cách giải;
Anh (chị) dự kiến học sinh sẽ gặp những khó khăn gì khi giải bài toán này?
Đề xuất một bài toán tương tự;
Câu 4) (3,0 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày Qui định soạn một giáo án trong công văn số 304/PGDĐT ngày 20/8/2009 của Phòng GD-ĐT Đức Phổ về việc Hướng dẫn phân công chuyên môn, lập thời khóa biểu và thực hiện chuyên môn năm học 2009-2010.
Câu 5)(1,0 điểm).
Trong khi đang dạy, anh (chị) nghe chuông điện thoại của một học sinh trong lớp reo. Trước tình huống này, anh (chị) giải quyết như thế nào?
HƯỚNG DẪN CHẤM THI, KỲ THI GVDG CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2009-2010
Câu 1)
	a) Có 5 công đoạn chính trong quy trình biên soạn đề kiểm tra như sau:
	1.Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra;
	2.Xác định mục tiêu dạy học;
	3.Thiết lập ma trận hai chiều;
	4.Thiết kế câu hỏi theo ma trận ;
	5.Xây dựng đáp án và biểu điểm.
	b) Yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng như sau :
	* Về chuẩn kiến thức:	- Biết định lý về tổng ba góc của một tam giác.
	- Biết định lý về góc ngoài của một tam giác.
	* Về chuẩn kỹ năng: 	- Vận dụng các định lý trên vào việc tính số đo các góc của tam giác.
Câu 2)
	Hoàn thiện bảng mức độ yêu cầu :
Chương
Các chủ đề
Mức độ yêu cầu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phép nhân,
Nhân đa thức
(a)
(b)
chia đa thức
Phân tích đa thức
(c)
(d)
(e)
Chia đa thức
(f)
(g)
Nội dung được điền vào các ô được đánh số như sau:
: Hiểu được quy tắc nhân đơn thức và đa thức với đa thức.
: Vận dụng quy tắc nhân đa thức theo nhiều cách
: Biết cách tìm nhân tử chung bằng phương pháp hằng đẳng thức hoặc nhóm hạng tử.
: Hiểu được thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử.
: Vận dụng linh hoạt các phương pháp.
: Hiểu được khái niệm phép chia hết và phép chia có dư của hai đa thức.
: Vận dụng phép chia hết và phép chia có dư, thuật toán chia hai đa thức đã sắp xếp.
Câu 3)
a. Hướng dẫn học sinh cách tìm lời giải: 
- GV lần lượt từng bước hướng dẫn HS tìm diện tích của hình vuông thứ nhất, thứ hai, thứ 3,, thứ n như sau:
;
- Lập tổng T(n) = = ;
- GV hướng dẫn học sinh tính tổng để có kết quả
b. Trình bày cách giải:
Diện tích của hình vuông thứ nhất:;
Diện tích của hình vuông thứ hai:;
Diện tích của hình vuông thứ ba:;
.;
Diện tích của hình vuông thứ n:
Tính tổng: T(n) = = 
c. Anh (chị) dự kiến học sinh sẽ gặp những khó khăn gì khi giải bài toán này?
	Dự kiến những khó khăn HS gặp phải khi giải quyết bài toán này:
	+ Đề yêu cầu tính diện tích từ đến nên HS rất dễ lúng túng khi tìm những diện tích hình vuông có tính tổng quát như , , ; HS khó thấy được mối liên hệ có tính chất tịnh tiến từ đến.
	+ Từ tổng T(n), có khả năng biết đặt làm nhân tử chung để có nhưng lúng túng tìm mẫu số chung để có (mặc dầu bài toán tính tổng hay tính tổng rất quen thuộc ở chương trình lớp 6)
d. Đề xuất một bài toán tương tự: 
Giáo viên đề xuất được bài toán tương tự 
Câu 4) (Đề chung)
Câu 5) (Đề chung)

File đính kèm:

  • docDe thi GVDG.doc