Đề thi chọn học sinh giỏi huyện vòng 1 Môn hóa 9

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện vòng 1 Môn hóa 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD - ĐT Nghi Xuân
Đề thi chọn học sinh giỏi huyện vòng 1
Môn hóa 9 (Năm học: 2007 – 2008)
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
----o0o----
Câu 1: Viết các PTPƯ hoàn thành sơ đồ sau:
 Al2O3 Al2(SO4)3 	 NaAlO2
 Al Al(OH)3 
 AlCl3 Al(NO3)3 	 Al2O3
Câu 2: 
 a) Không dùng hóa chất, trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch sau:
 NaHSO4; KHCO3; Ba(HCO3)2; Na2SO3
 b) Trong một bình kín chứa hỗn hợp khí: CO, CO2, SO3, SO2, H2. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng khí.
Câu 3: 
 Một hợp chất ion M2X (tạo từ ion M+ và X2-). Tổng số các loại hạt trong M2X là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Tổng số hạt p, n của ion M+ lớn hơn tổng số hạt p, n của ion X2- là 23 hạt. Tổng số các loại hạt trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31 hạt. Xác định công thức hợp chất M2X.
Câu 4: 
 Cho hỗn hợp A gồm 2 kim loại Zn và Mg.
 Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
 Thí nghiệm 1: Cho 2,02g hỗn hợp A vào cốc chứa 200ml dung dịch HCl. Phản ứng xong cô cạn dung dịch, cân chất rắn thu được thấy nặng 4,86g.
 Thí nghiệm 2: Cho 1,01g hỗn hợp A vào cốc chứa 200ml dung dịch HCl trên. Phản ứng xong cô cạn dung dịch, cân chất rắn thu được thấy nặng 2,785g.
Tính thể tích khí thu được (ở đktc) ở thí nghiệm 1.
Tính nồng độ mol của dung dịch HCl dùng ở 2 thí nghiệm trên.
Tính khối lượng của Zn và Mg trong hỗn hợp ở thí nghiệm 1.
Câu 5: 
 Cho hỗn hợp A gồm 3 oxit sắt (Fe2O3; Fe3O4; FeO) với số mol bằng nhau. Lấy m1 gam A cho vào một ống sứ chịu nhiệt nung nóng nó rồi cho một luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết, toàn bộ CO2 ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng. Chất rắn còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,2g gồm Fe, FeO, Fe3O4, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 đun nóng được 2,24lít khí NO duy nhất (đktc).
Viết các phương trình phản ứng.
Tính m1, m2 và số mol HNO3 đã phản ứng.
Câu 6: 
 Hòa tan hoàn toàn 0,297g hỗn hợp gồm Na và một kim loại thuộc nhóm IIA của bảng hệ thống tuần hoàn vào nước được dung dịch X và 56ml khí Y (đktc). Xác định kim loại nhóm IIA chưa biết và tính thành phần khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Câu 7: 
 Hòa tan m gam Fe(NO3)3.nH2O vào 41,92 gam nước ta được dung dịch X có nồng độ 9,68%. Cho dung dịch này tác dụng vừa đủ với một dung dịch NaOH 20% thì tạo ra 2,14 gam kết tủa.
Xác định công thức muối ngậm nước.
Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.

File đính kèm:

  • docDe thi HSG lop 9.doc