Đề tài Tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh Trường THCS Đức Phổ bằng hiện tượng thực tế - Nguyễn Thị Vân

doc15 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh Trường THCS Đức Phổ bằng hiện tượng thực tế - Nguyễn Thị Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải pháp "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS ĐỨC PHỔ BẰNG HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ"
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.
Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh: phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; .(Luật giáo dục 2005). Quyết định số 16/2006/QĐ. BGD & ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu: Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. 
	Để đạt được các mục tiêu đó thì đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo: tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin,Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. “Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp tác,dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương laigiúp học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển xã hội.
	Hóa học là một môn khoa học vừa lí thuyết, vừa thực nghiệm. Nó cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người. Việc vận dụng những tri thức hóa học có nội dung gắn liền với thực tiễn cuộc sống sẽ làm phát triển ở các em năng lực nhận thức, tính tích cực tìm tòi khám phá để giành lấy kiến thức, Khi có kiến thức các em có thể dựa vào những kiến thức đó để giải thích những hiện tượng hóa học xảy ra trong cuộc sống hàng ngày trên cơ sở khoa học từ đó sẽ tăng hứng thú học tập bộ môn, xóa bỏ những cách hiểu sai lệch làm tổn hại đến đời sống, tinh thần của con người.Đồng thời cũng góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam: “ học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận phải gắn với thực tiễn”.
	Tuy nhiên, trong sách giáo khoa hóa học lớp 8,9 hiện nay số lượng các hiện tượng thực tế đưa vào chương trình gắn với lí thuyết và thực hành chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề liên quan giữa đời sống và hóa học. Mặt khác thời gian dạy trên lớp đa số giáo viên chú trọng đến hình thành kiến thức về cấu tạo chất, sự biến đổi các chất, rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng giải bài tập định tính, định lượng, kỹ năng viết công thức, phương trình hóa học...ít chú trọng đến vận dụng các hiện tượng thực tế vào trong bài học. Vì vậy giờ học hóa học trở nên nhàm chán ít tạo được sự hứng thú cho học sinh. Các em có thể nắm chắc những kiến thức về hóa học nhưng khi cần dùng những kiến thức đó để giải thích các tình huống cụ thể trong cuộc sống thì lại rất lúng túng. 
	Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học, tôi nhận thấy rằng, để chất lượng giáo dục bộ môn Hóa học cao thì người giáo viên ngoài việc phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống để đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn, giải thích được những hiện tượng thực tế gần gũi với đời sống. Chính vì những lý do đó tôi đã mạnh dạn chọn GPHI : Tạo hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh trường THCS Đức Phổ bằng các hiện tượng thực tế .
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 	 1. Đối tượng nghiên cứu: 
Học sinh khối 8, 9 ở trường THCS Đức Phổ
 	2. Phạm vi nghiên cứu:
 Các hiện tượng thực tế liên quan đến các bài học trong chương trình môn Hóa học 8, 9. 
 .
PHẦN HAI :NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn
 	1. Cơ sở lí luận
Hóa học là bộ môn khoa học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hóa học cấp THCS cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành cho các em một kĩ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập, làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những đức tính cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, có thể hòa nhập với môi trường thiên nhiên chuẩn bị cho học sinh học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Nội dung môn hóa học trường THCS gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ. Trong đó, các kĩ năng chính trong dạy học hóa học trường THCS gồm: Kĩ năng học tập hóa học, kĩ năng thực hành hóa học và kĩ năng vận dụng để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hóa học được mô phỏng trong hệ thống bài tập hóa học.
Các kĩ năng trên có vai trò rất quan trọng trong hoạt động hóa học, là một nội dung quan trọng cần đạt trong chuẩn kiến thức, kĩ năng hóa học ở lớp 8 và 9 ở trường THCS.
2. Cơ sở thực tiễn.
Với bộ môn hóa học mà tính thực nghiệm được gắn liền với các bài giảng hàng ngày thì việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng phải có sự khác biệt nhiều so với các môn học khác. Ngoài các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên như: thảo luận nhóm, nêu vấn đề... Nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động, sáng tạo trong học tập bộ môn Hóa học của học sinh thì việc gắn các kiến thức thực tế bộ môn vào các bài giảng hàng ngày trong giảng dạy Hóa học ở các trường THCS hiện nay ít được chú trọng, nếu không nói là bỏ quên. 
Đối với môn Hóa học: các khái niệm, định luật, các hiện tượng, bản chất hóa học nhiều khi rất trừu tượng, khó hiểu, khô cứng làm học sinh khó tiếp thu, dễ nhàm chán, đặc biệt với các học sinh có tư duy không tốt sẽ có xu hướng dẫn đến sợ bộ môn Hóa học. 
Xuất phát từ những thực tế đó và với kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Hóa học, tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học bộ môn của học sinh, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống để đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 
II.Thực trạng 
1. Thuận lợi:
1.1. Đối với giáo viên:
- Giáo viên đã được tập huấn “Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Hóa học” cụ thể là dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.
-BGH nhà trường và chính quyền luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên dạy và học 
1.2. Đối với học sinh
Các em ham học hỏi, tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống dựa vào các kiến thức hóa học và kiến thức liên môn khác. 
2. Khó khăn:
 2.1. Đối với giáo viên
 Do trường nhỏ, số lượng giáo viên cùng chuyên môn ít dẫn đến việc học hỏi phương pháp và kinh nghiệm từ đồng nghiệp còn hạn chế.
2.2. Đối với học sinh
 Khả năng mạnh dạn tự tin trong quá trình học còn hạn chế, còn rụt rè trong giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên.
 Thói quen học tập thụ động, tư duy trìu tượng, nhìn nhận sự việc và hiện tượng còn hạn chế của HS cũng ảnh hưởng đến cách giải quyết một vấn đề khi có tình huống nêu ra
 Hóa học là môn học khó, có nhiều kiến thức mới và trìu tượng nên học sinh đa số còn ngỡ ngàng chưa có phương pháp cũng như kinh nghiệm dể học tốt môn học
III. Giải pháp thực hiện.
 	 Nhằm đạt được các mục tiêu môn học thì việc tạo hứng thú, say mê với môn học cho học sinh là rất quan trọng. Bởi lẽ nếu tạo được sự hứng thú say mê môn học các em sẽ phát huy được những tư duy sáng tạo và phát triển được tính tích cực chủ động trong giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập và thực tiễn.
	Trong chương trình môn Hóa học 8, 9 tùy thuộc vào từng bài học, từng phần học, để từ đó giáo viên có thể sử dụng các phương pháp phù hợp, hiệu quả, luôn tạo được hứng thú học tập cho học sinh trong mỗi tiết dạy. 
1. Phương pháp 1(Giải pháp 1, cách 1): Vào bài mới bằng những hiện tượng thực tế
 	 Trước khi vào bài mới giáo viên lựa chọn một số hiện tượng thực tế, một câu chuyện hoặc một ứng dụng thú vị nào đó mà hàng ngày học sinh vẫn gặp và liên quan đến bài học hiện tại nhằm tạo hứng thú, sự tò mò khám phá cho học sinh khi bắt đầu vào bài học. 
Sau đó yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu , áp dụng kiến thức hóa học để giải thích. Với cách này giáo viên cũng chỉ cần một thời gian ngắn để đặt và giải quyết vấn đề, có thể tới cuối bài học mới giải quyết hoặc giải quyết ở thời điểm liên quan đến phần kiến thức đang tìm hiểu.
Với phương pháp vào bài mới bằng những hiện tượng thực tế được tiến hành các bước sau: 
Bước 1: Trước khi vào bài mới giáo viên đưa là những hiện tượng, hình ảnh, ứng dụng thực tế...liên quan đến bài học.
Bước 2: Thông qua những hiện tượng, hình ảnh, ứng dụng thực tế...giáo viên đặt câu hỏi tình huống có liên quan đến hiện tượng và bài học.
Bước 3: Sau khi giáo viên đã cung cấp đầy đủ kiến thức của bài học theo đúng chuẩn KT-KN và hướng dẫn bộ môn thì yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức hóa học vừa học để giải thích các hiện tượng đó.
Bước 4: Đưa ra ý nghĩa giáo dục thông qua bài học.
Với phương pháp dạy “vào bài mới bằng những hiện tượng thực tế” nếu mỗi tiết dạy giáo viên đảm bảo được bốn bước trên thì đã tạo ra được hứng thú trong học tập cho học sinh khi học môn Hóa học.
Ví dụ 1: Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (Hóa học 9). 
Hiện tượng thực tế : Giáo viên cho học sinh quan sát một đồ dùng, hình ảnh bằng sắt bị gỉ 
Đặt câu hỏi liên quan đến hiện tượng thực tế : Giáo viên đưa ra câu hỏi tình huống “Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được?” 
Vận dụng kiến thức bài học để giải thích: Học sinh có thể giải thích được khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước .... sắt bị oxi hóa tạo thành một lớp oxit sắt ( gọi là lớp gỉ). Vì gỉ sắt này xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng. 
Ý nghĩa giáo dục: Biết cách sử dụng và bảo vệ các dụng cụ trong gia đình được làm bằng kim loại. 
Ví dụ 2: Bài 28: Không khí - Sự cháy(Hóa học 8): 
Hiện tượng thực tế (Đưa Hình ảnh vào ) 
Đặt câu hỏi liên quan đến hiện tượng thực tế : Vì sao sau cơn mưa giông không khí lại trong lành hơn?
Vận dụng kiến thức bài học để giải thích: Sau cơn mưa nếu bạn dạo bước trên con đường bạn sẽ cảm thấy không khí trong lành hơn do hai nguyên nhân: một là nước mưa đã phun nước rửa hầu hết luồng bụi bẩn trôi nổi trong không khí, hai là khi có tia sấm sét sẽ gây ra biến đổi hóa học là có một lượng oxi trong không khí biến thành ozon làm sạch không khí làm không khí trong lành, gây cảm giác mát mẻ.
Ý nghĩa giáo dục: Bảo vệ môi trường xanh để có bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm.
Ví dụ 3: Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat.( chương trình hóa 9)
 Hiện tượng thực tế:Giáo viên dùng máy chiếu hình ảnh của một số hang động 
Đặt câu hỏi liên quan đến hiện tượng thực tế: Sự tạo hang động và thạch nhũ trong các hang động với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào ?
 Cho học sinh thảo luận nhóm trong thời gian quy định khi học xong bài.
 Đại diện nhóm trả lời và bổ sung. Giáo viên chốt lại
Vận dụng kiến thức bài học để giải thích: Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá theo phương trình: 
 CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
 Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
 Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng.
 	 Ví dụ 4: Bài 2: Một số oxit quan trọng (hóa học 9)
Hiện tượng thực tế:Giáo viên đưa ra một số hình ảnh hiện tượng mưa axít và tác hại của mưa axít. 
Đặt câu hỏi liên quan đến hiện tượng thực tế: Hiện tượng mưa axit là gì ? Tác hại của hiện tượng này ?
Vận dụng kiến thức bài học để giải thích: Khí thải công nghiệp và khí thải của các phương tiện giao thông, có chứa các khí SO2, NO, NO2,Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
 2NO + O2 → 2NO2
 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó H2SO4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit. Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá (các loại đá này thành phần chính là CaCO3) 
Ý nghĩa giáo dục: Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường xanh để có bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm từ đó tránh được mưa axít.
2. Phương pháp 2(giải pháp 2, cách 2, ): Tìm hiểu, giải thích các hiện tượng thực tế bằng kiến thức bài học
 Với phương pháp “Tìm hiểu, giải thích các hiện tượng thực tế bằng kiến thức bài học”. Sau khi tiến hành tìm hiểu và học xong phần học(bài học) mới giáo viên có thể linh hoạt đưa các hiện tượng thực tế có liên quan đến từng phần của bài học sau đó cho học sinh sử dụng kiến thức vừa học được để giải thích hoặc giáo viên gợi ý giải thích để học sinh có sự tập trung chú ý, hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học. 
Với phương pháp này giáo viên tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Giáo viên cung cấp cho học sinh đầy đủ kiến thức từng phần học(bài học) theo đúng chuẩn KT-KN và hướng dẫn bộ môn(yêu cầu kiến thức cần đạt được).
Bước 2: Giáo viên đưa ra hiện tượng thực tế liên quan đến phần học(bài học) và đặt câu hỏi tình huống có liên quan đến hiện tượng và bài học.
Bước 3: Học sinh sử dụng kiến thức vừa học được để giải thích hoặc giáo viên gợi ý giải thích để học sinh có sự tập trung chú ý. 
Bước 4: Đưa ra ý nghĩa giáo dục thông qua bài học.
 Ví dụ 2:Bài 12: Sự biến đổi của chất( Hóa học 8) 
	Kiến thức phần học(bài học): (chị vân ghi vào)
Hiện tượng thực tế và câu hỏi tình huống: Giáo viên chiếu hình ảnh pháo hoa cháy sáng và đặt câu hỏi:Vì sao đốt pháo hoa ta thấy có nhiều màu sắc rực rỡ?
Vận dụng kiến thức bài học để giải thích: Cây pháo hoa gồm phần dưới giống quả pháo to, phần trên đầu là một quả cầu. Phần dưới chứa thuốc nổ đen là hỗn hợp của kalinitrat, lưu huỳnh và than gỗ. Ở đầu dưới có một dây dẫn lửa rất dễ cháy. Lúc bắn pháo hóa bạn chỉ cần đốt dây dẫn lửa, dây dẫn lửa sẽ đốt cháy thuốc nổ đen làm giải phóng một lượng lớn chất khí và nhiệt và tống pháo bông lên mây xanh. Đồng thời để một đường lửa trên đỉnh đầu tại đây phần pháo bông còn lại trong đó có chất cháy, chất trợ cháy, chất phát quang và chất cháy tạo nhiều màu sắc xảy ra một loạt các phản ứng hóa học làm cho chúng ta thấy phát ra nhiều tia sáng đẹp lung linh.
Ý nghĩa giáo dục: Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học; biết vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Ví dụ 3: Bài 36: Nước(Hóa học 8)
Kiến thức cần đạt được: (chị vân ghi vào)
Hiện tượng thực tế và câu hỏi tình huống: Tại các lò vôi thường được rào và che đậy kín tránh người và vật nuôi ngã xuống sẽ bị bỏng nặng. Giáo viên đặt câu hỏi:Vì sao khi cho vôi sống vào trong nước ta thấy nước sôi lên?
 	Vận dụng kiến thức bài học để giải thích : Thành phần hóa học của vôi sống là Canxi oxit, khi gặp nước nó sẽ tác dụng với nước thành vôi tôi đồng thời tỏa ra một lượng nhiệt rất lớnđến mức làm cho nước sôi lên sùng sục. Vì vậy nếu khi đang cho vôi sống vào nước với lượng vừa đủ mà bạn cho một quả trứng vào thì quả trứng sẽ chín ngay. 
Ý Nghĩa giáo dục: Hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học. 
Ví dụ 4: Bài 27: Cacbon.
Kiến thức cần đạt được: (chị vân ghi vào)
Hiện tượng thực tế và câu hỏi tình huống: Khi nấu cơm bằng bếp củi nếu quá lửa thì cơm sẽ bị khê. Tại sao khi cơm bị khê, người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi ?
 	Vận dụng kiến thức bài học để giải thích: Do than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ hơi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khét, khê.
 Ý Nghĩa giáo dục: Hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học. 
Ví dụ 5: Bài 50: Glucozơ
Kiến thức cần đạt được: (chị vân ghi vào)
Hiện tượng thực tế và câu hỏi tình huống: Khi việc lao động ra nhiều mồ hôi, mệt nhưng khi uống một cốc nước mía(ăn vài quả nhãn) ta cảm thấy cơ thể khỏe và mát hơn. Giáo viên đặt ra câu hỏi vì sao ăn đường glucozo lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh? 
Vận dụng kiến thức bài học để giải thích: Vì glucozơ tạo một dung dịch đường trên lưỡi,quá trình hòa tan đường là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh.
Ý Nghĩa giáo dục: Hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học. 
3. Phương pháp 3(giải pháp 3, cách 3)Khi kết thúc bài học bằng hiện tượng thực tế
 Khi kết thúc bài học giáo viên có thể sử dụng một số hiện tượng thực tế để các em học sinh vận dụng kiến thức vừa học có liên quan để giải thích các hiện tượng mà giáo viên đặt ra, đây là một cách tạo hứng thú học tập mà lại kiểm tra được sự lĩnh hội kiến thức bài học và khả năng vận dụng giải thích hiện tượng thực tế của các em. Giáo viên có thể dùng cách trả lời nhanh, tranh luận, trò chơi, đố vui,
Với phương pháp này giáo viên tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Giáo viên cung cấp cho học sinh đầy đủ kiến thức từng bài học theo đúng chuẩn KT-KN và hướng dẫn bộ môn.
Bước 2: Giáo viên củng cố chốt kiến thức bài học cho học sinh. Sau đó giáo viên đưa ra một số hiện tượng thực tế và yêu cầu các em vận dụng kiến thức vừa học có liên quan để giải thích .
Bước 3: Học sinh sử dụng kiến thức vừa học được để giải thích hoặc giáo viên gợi ý giải thích để học sinh có sự tập trung chú ý.
Bước 4: Đưa ra ý nghĩa giáo dục thông qua bài học.
 Ví dụ 1 : Bài 20: Tỉ khối của chất khí ( chương trình hóa 8)
Kiến thức bài học: (chị vân ghi vào)
	Đặt câu hỏi liên quan đến hiện tượng thực tế: Tại sao khi người và động vật xuống dưới giếng sâu hoặc hang sâu sẽ bị chết ngạt nếu không có bình dưỡng khí hoặc thông khí trước khi xuống ?
	: Trong lòng dất luôn xảy ra sự phân hủy một số hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ, sinh ra khí cacbonic CO2. Khí này không màu, không mùi, không duyề nhà học btrì sự cháy và sự sống của người và động vật. Mặt khác, khí cacbonic lại nặng hơn không khí 1,52 lần.ọc sinh vVì vậy, khí cacbonic thường tích tụ ở đáy giếng, hang sâu.
Ý Nghĩa giáo dục: Hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học. 
Ví dụ 2: Bài 52: Tinh Vận dụng kiến thức bài học để giải thích bột và Xenlulozơ.
Kiến thức bài học: (chị vân ghi vào)
Đặt câu hỏi liên quan đến hiện tượng thực tế: Khi ăn cơm nếu ta nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt. Vì sao vậy ?
 	Vận dụng kiến thức bài học để giải thích: Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ: 
 (C6H10O5)n C12H22O11 C6H12O6
 (Tinh bột) (Mantozơ) (Glucozơ)
 	Ví dụ 3: Bài 5 : Nguyên tố hóa học
Kiến thức bài học: (chị vân ghi vào):
Đặt câu hỏi liên quan đến hiện tượng thực tế: Ta thường nghe người ta nói đến bệnh thiếu máu , vậy thiếu máu là do đâu ?
 	 Vận dụng kiến thức bài học để giải thích: Nếu trong thức ăn hàng ngày mà thiếu nguyên tố này thì ta sẽ mắc bệnh thiếu máu, người cảm thấy mệt mỏi - đó là nguyên tố sắt. Nguyên tố sắt là thành phần chính của chất hemoglobin (huyết cầu tố). Nhờ chất này mà máu có màu đỏ, đặc biệt là khả năng vận chuyển khí oxi từ phổi đến các tế bào ( khí oxi có tác dụng oxi hóa chất dinh dưỡng , làm nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động).
Ý Nghĩa giáo dục: Hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học. 
4. Phương pháp 4(giải pháp 4, cách 4)Đặt câu hỏi mở về hiện tượng thực tế để học sinh tìm hiểu bài trước ở nhà.
Sau khi kết thúc tiết học, giáo viên hướng dẫn học Ý nghĩa giáo dục: Hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học. 
sinh về nhà học bài và sau đó giáo viên đưa ra một số hiện tượng thực tế đã chuẩn bị trước, yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài mới, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu và giải thích trả hiện tượng trong tiết học sau. 
Với phương pháp này giáo viên giúp học sinh có thời gian tự tìm hiểu và nghiên cứu trước bài học một cách có cơ sở, kĩ lưỡng.
Với phương pháp này giáo viên tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Giáo viên cung cấp cho học sinh đầy đủ kiến thức từng bài học theo đúng chuẩn KT-KN và hướng dẫn bộ môn. (yêu cầu kiến thức cần đạt được)
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài về nhà và chuẩn bị các yêu cầu cho bài mới. 
Bước 3: Giáo viên đưa ra một số hiện tượng thực tế liên quan đến bài sau và yêu cầu các em về nhà nghiên cứu và trả lời trong tiết học sau(Căn cứ vào câu trả lời của học sinh giáo viên tạo ra được tình huống vào bài-dạng 1)
Bước 4: Đưa ra ý nghĩa giáo dục thông qua bài học. 
Ví dụ 1: Bài 7: Bài thực hành 2: Sự lan tỏa của chất( chương trình hóa 8)
 Kiến thức cần đạt được của bài: (chị vân ghi vào)
Hướng dẫn học sinh học bài về nhà và chuẩn bị các yêu cầu cho bài mới: (Chị vân ghi vào hướng dẫn như thế nào, cần chuẩn bị những gì cho tiết học sau)
Đưa ra một số hiện tượng thực tế liên quan đến bài sau: Sau khi ho xong bài “Sự lan tỏa của chất” Giáo viên yêu cầu các em về tiến hành thí nghiệm sau: Cho một ít đường ăn vào một nước lọc khuấy nhẹ và quan sát, sau đó uống thử. Và trả lời câu hỏi vì sao một thìa đường có thể làm ngọt cả cốc nước ?
Ý Nghĩa giáo dục: Hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học. 
Ví dụ 2: Bài 3: Tính chất hóa học của axit.(Hóa học 9)
Kiến thức cần đạt được của bài: (chị vân ghi vào)
Hướng dẫn học sinh học bài về nhà và chuẩn bị các yêu cầu cho bài mới: (Chị vân ghi vào hướng dẫn như thế nào, cần chuẩn bị những gì cho tiết học sau).
Đưa ra một số hiện tượng thực tế liên quan đến bài sau: Sau khi học xong bài “Bài 3: Tính chất hóa học của axit.(Hóa học 9)” Giáo viên yêu cầu các em tìm hiểu thông tin sau: Vì sao con người ta bị mắc bệnh đau dạ dày, triệu chứng khó tiêu, ợ chua....? với câu hỏi này học sinh phải nghiên cứu bài 4: Một số axit quan trọng - Hóa học 9, kết hợp với những thông tin trong thực tế để trả lời câu hỏi.
 Ý Nghĩa giáo dục: Hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học. 
	Vi dụ 4: Bài 8: Một số bazơ quan trọng.(hóa học 9)
Kiến thức cần đạt được của bài: (chị vân ghi vào)
Hướng dẫn học sinh học bài về nhà và chuẩn bị các yêu cầu cho bài mới: (Chị vân ghi vào hướng dẫn như thế nào, cần chuẩn bị những gì cho tiết học sau).
Đưa ra một số hiện tượng thực tế liên quan đến bài sau: Sau khi học xong bài “Bài 8: Một số bazơ quan trọng.(hóa học 9)” Giáo viên yêu cầu các em tìm hiểu thông tin sau: Tại sao khi tô vôi nước lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại? với câu hỏi này học sinh phải nghiên cứu bài 9 phần phần tính chất hóa học của canxi hiđroxit(Hóa học 9).
 IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm
 	1. Kết quả
 Qua quá trình dạy học bằng áp dụng giải thích hiện tượng thực tế để tạo hứng thú học tập bộ môn hóa trường THCS Đức Phổ, bản thân nhận thấy học sinh học tập sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn và nhiều học sinh yêu thích môn học hơn, ham tìm hiểu thực tế, tò mò hơn với những hiện tượng hóa học diễn ra trong thực tế vốn rất gần gũi với đời sống. Khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy bước đầu tôi thu được kết quả học tập môn hóa học của học sinh khả quan hơn kết quả năm học sau cao hơn năm học trước. Sau đây là thống kê kết quả học tập của học sinh hai năm liền kề của hai khối 8,9 năm học 2015 – 2016, năm học 2016 -2017 tại trường THCS Đức Phổ
*Kết quả thu được cụ thể như sau:
+ Năm không áp dụng GPHI: Năm 2015- 2016
 khối
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
9
36
0
8
0
Tổng
0
+ Năm áp dụng GPHI: Năm 2016- 2017
 khối
Sĩ số
Giỏi
khá
Trung bình
yếu
Kém
9
0
0
8
0
0
Tổng
0
0
Trên đây là kết quả thu được khi tôi áp dụng sáng kiến tuy đạt kết quả tương đối khả quan nhưng bản thân nhận thấy cần phải tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện để đạt kết quả cao hơn nữa và thực sự nâng cao hơn chất lượng bộ môn hóa học tại trường THCS Đức Phổ, để học sinh thấy được việc học hóa học là rất cần thiết và có nhiều lợi ích khi học cao hơn và đi vào hoạt động sản xuất sau này. 
2. Bài học kinh nghiệm: 
 	 Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và trác

File đính kèm:

  • docde_tai_tao_hung_thu_hoc_tap_mon_hoa_hoc_cho_hoc_sinh_truong.doc