Đề kiểm tra Môn : ngữ văn lớp 10 Thời gian làm bài : 90 phút

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Môn : ngữ văn lớp 10 Thời gian làm bài : 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 10 
 Thời gian làm bài : 90 phút 
 
 I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH : ( 5,0 điểm )
 Câu 1 ( 2,0 điểm )
 Biện pháp tu từ nào đã giúp tạo hiệu quả nghệ thuật đặc biệt cho 
 các câu thơ sau :
 a. “ Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
 Eo sèo mặt nước buổi đò đông. “
 ( Thương vợ - Trần Tế Xương )
 b. “ Khi sao phong gấm rủ là,
 Giờ sao tan tác như hoa giữa đường .
 Mặt sao dày gió dạn sương,
 Thân sao bướm chán ong chường bấy thân. “
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du ) 
 Câu 2 ( 3,0 điểm )
 Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau :
Qua tác phẩm “ Tắt đèn “ của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
Muốn chiến thắng đòi hỏi ta phải chủ động tiến công. 
 II . PHẦN RIÊNG : ( 5,0 điểm )
 1. Dành cho học sinh học sách giáo khoa chuẩn :
 Câu 3a ( 5,0 điểm )
 Nêu những biểu hiện của nội dung nhân đạo chủ nghĩa thể hiện 
 trong các đoạn trích Truyện Kiều đã học.
 2. Dành cho học sinh học sách giáo khoa nâng cao 

 Câu 3b ( 5,0 điểm )


Anh (chị) hãy phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật để làm nổi bật tâm trạng đau đớn, xót xa, ê chề... của Thúy Kiều trong đoạn trích “Nỗi thương mình” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).



 ……………………Hết………………….

 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 10
 Thời gian làm bài : 90 phút 
 
 I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH : ( 5,0 điểm )
 Câu 1 ( 2,0 điểm )
 Biện pháp tu từ nào đã giúp tạo hiệu quả nghệ thuật đặc biệt cho 
 các câu thơ sau :
 a. “ Lom khom dưới núi tiều vài chú 
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 Nhớ nước đau lòng con quốc quốc 
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. “
 ( Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan )
 b. “ Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
 Giật mình mình lại thương mình xót xa. “
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du ) 
 Câu 2 ( 3,0 điểm ) 
 Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau :
Được tham quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta thêm yêu đất nước .
Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
 II . PHẦN RIÊNG : ( 5,0 điểm ) 
 1. Dành cho học sinh học sách giáo khoa chuẩn :
 Câu 3a ( 5,0 điểm )
 Nêu những biểu hiện của nội dung nhân đạo chủ nghĩa thể hiện
 trong các đoạn trích Truyện Kiều đã học.
 2. Dành cho học sinh học sách giáo khoa nâng cao :
 
 Câu 3b ( 5,0 điểm )

Anh (chị) hãy phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật để làm nổi bật tâm trạng đau đớn, xót xa, ê chề... của Thúy Kiều trong đoạn trích “Nỗi thương mình” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

 ………………………Hết…………………..







 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 10
 Thời gian làm bài : 90 phút Năm học 2008 -2009
 
 
 I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH : ( 5,0 điểm )
 Câu 1 ( 2,0 điểm ) 
Phép đối ( 1,0 điểm )
Phép điệp , phép đối. ( 1,0 điểm ).
 Câu 2 ( 3,0 điểm )
Câu không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ.( 1,5 điểm )
Chữa lại :
+ Bỏ từ “ qua “ đầu câu.
+ Bỏ từ “ của “ và thay vào đó bằng dấu phẩy.
+ Bỏ các từ “ đã cho “ và thay vào đó bằng dấu phẩy.
Câu không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ.( 1,5 điểm )
Chữa lại :
Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công.
 II . PHẦN RIÊNG : ( 5,0 điểm )
 1. Dành cho học sinh học sách giáo khoa chuẩn :
 Câu 3a ( 5,0 điểm )
 Yêu cầu chung cụ thể
 Nội dung nhân đạo chủ nghĩa trong các đoạn trích Truyện Kiều đã
 học thể hiện ở :
 - Niềm cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với những nỗi đau của
 Thúy Kiều ;
 + Nỗi đau khi phải xót xa từ bỏ mối tình đầu.
 + Nỗi đau khi phải sống ở chốn lầu xanh.
 - Sự trân trọng những giá trị tốt đẹp, những ước mơ của con người :
 + Lòng vị tha, đức hy sinh và ý thức về nhân phẩm của Thúy Kiều.
 + Ước mơ, hoài bão của người anh hùng Từ Hải.
 - Lên án những thế lực đen tối chà đạp lên phẩm giá con người. 
 2. Dành cho học sinh học sách giáo khoa nâng cao :
 Câu 3b( 5,0 điểm )
 
HS có thể trình bày theo nhiều cách, song cần đảm bảo các ý sau:

1. Đặt vấn đề: (1 điểm)
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vị trí đoạn trích, khái quát nội dung chính của đoạn trích: Nỗi đau bị chà đạp vùi dập về nhân phẩm của Thúy Kiều.
2. Giải quyết vấn đề: (3 diểm)
- Nói được cuộc sống ở lầu xanh và ý thức về nhân phẩm của thúy Kiều: (1.5 điểm)
+ Cuộc sống ở chốn lầu xanh: Với bút pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, cách sử dụng thành ngữ, sử dụng điển tích, điển cố của Nguyễn Du đã làm nổi bật cảnh sống xô bồ, thác loạn ở chốn lầu xanh. 
+ Ý thức về nhân phẩm của thúy Kiều: Phân tích chi tiết “Giật mình” để thấy cái giật mình bàng hoàng, thảng thốt, kinh sợ khi Kiều nhận ra cảnh ngộ thực tại của bản thân. Điều đó thệ hiện nhân cách, lòng tự trọng và ý thức sâu sắc về nhân phẩm của Kiều.
+ Phân tích nghệ thuật: Đối, lặp, câu hỏi tu từ “”Khi sao...”, “Giờ sao...”, “Mặt sao...”, “Thân sao...”, để làm nổi bật sự đối lập giữa quá khứ và thực tại: một thực tại phũ phàng, nghiệt ngã. Đồng thời thấy được nỗi đau đớn, xót xa, tủi hổ, ê chề và tuyệt vọng của Kiều.
- Thấy được thái độ lạnh lùng, thờ ơ, hờ hững của Kiều trước cảnh vật và thú vui ở chốn lầu xanh. (1 điểm)
+ Sự buông xuôi, bất lực của Kiều trước thực tại đớn đau.
+ Thái độ, thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm, gượng gạo, miễn cưỡng “vui gượng”
+ Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình; Đối lập- giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong.
* Khẳng định nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du, thấy được sự đồng cảm của một trái tim chan chứa tình đời, tình người Giá trị nhân đạo của tác phẩm. (0.5 điểm)
3. Kết thúc vấn đề: (1 diểm)
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Khẳng định lại thái độ của tác giả và giá trị nhân đạo của tác phẩm.









 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 10
 Thời gian làm bài : 90 phút Năm học 2008 - 2009
. I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH : ( 5,0 điểm )
 Câu 1 : (2,0 điểm )
 a. Phép đối ( 1,0 điểm )
 b. Phép đối ( 1,0 điểm ) .
 Câu 2 : ( 3,0 điểm )
Câu không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ.( 1,5 điểm )
Chữa lại :
Được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước.
Câu không phân định rõ thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ. ( 1,5 điểm ) 
Chữa lại :
Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn. 
II . PHẦN RIÊNG : ( 5,0 điểm )
1. Dành cho học sinh học sách giáo khoa chuẩn :
 	 Câu 3a ( 5,0 điểm )
 Yêu cầu chung cụ thể
 Nội dung nhân đạo chủ nghĩa trong các đoạn trích Truyện Kiều đã
 học thể hiện ở :
 - Niềm cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với những nỗi đau của
 Thúy Kiều ;
 + Nỗi đau khi phải xót xa từ bỏ mối tình đầu.
 + Nỗi đau khi phải sống ở chốn lầu xanh.
 - Sự trân trọng những giá trị tốt đẹp, những ước mơ của con người :
 + Lòng vị tha, đức hy sinh và ý thức về nhân phẩm của Thúy Kiều.
 + Ước mơ, hoài bão của người anh hùng Từ Hải.
 - Lên án những thế lực đen tối chà đạp lên phẩm giá con người. 
 2. Dành cho học sinh học sách giáo khoa nâng cao :
 Câu 3b ( 5,0 điểm )
HS có thể trình bày theo nhiều cách, song cần đảm bảo các ý sau:

1. Đặt vấn đề: (1 điểm)
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vị trí đoạn trích, khái quát nội dung chính của đoạn trích: Nỗi đau bị chà đạp vùi dập về nhân phẩm của Thúy Kiều.
2. Giải quyết vấn đề: (3 diểm)
- Nói được cuộc sống ở lầu xanh và ý thức về nhân phẩm của thúy Kiều: (1.5 điểm)
+ Cuộc sống ở chốn lầu xanh: Với bút pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, cách sử dụng thành ngữ, sử dụng điển tích, điển cố của Nguyễn Du đã làm nổi bật cảnh sống xô bồ, thác loạn ở chốn lầu xanh. 
+ Ý thức về nhân phẩm của thúy Kiều: Phân tích chi tiết “Giật mình” để thấy cái giật mình bàng hoàng, thảng thốt, kinh sợ khi Kiều nhận ra cảnh ngộ thực tại của bản thân. Điều đó thệ hiện nhân cách, lòng tự trọng và ý thức sâu sắc về nhân phẩm của Kiều.
+ Phân tích nghệ thuật: Đối, lặp, câu hỏi tu từ “”Khi sao...”, “Giờ sao...”, “Mặt sao...”, “Thân sao...”, để làm nổi bật sự đối lập giữa quá khứ và thực tại: một thực tại phũ phàng, nghiệt ngã. Đồng thời thấy được nỗi đau đớn, xót xa, tủi hổ, ê chề và tuyệt vọng của Kiều.
- Thấy được thái độ lạnh lùng, thờ ơ, hờ hững của Kiều trước cảnh vật và thú vui ở chốn lầu xanh. (1 điểm)
+ Sự buông xuôi, bất lực của Kiều trước thực tại đớn đau.
+ Thái độ, thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm, gượng gạo, miễn cưỡng “vui gượng”
+ Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình; Đối lập- giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong.
* Khẳng định nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du, thấy được sự đồng cảm của một trái tim chan chứa tình đời, tình người Giá trị nhân đạo của tác phẩm. (0.5 điểm)
3. Kết thúc vấn đề: (1 diểm)
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Khẳng định lại thái độ của tác giả và giá trị nhân đạo của tác phẩm.




File đính kèm:

  • docDe kiem tra van 10 ki 2DA(1).doc