Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Môn : Ngữ văn - Lớp 10 Trường THPT Trần Khát Chân

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Môn : Ngữ văn - Lớp 10 Trường THPT Trần Khát Chân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Thanh Hoá	Đề kiểm tra chất lượng Học kỳ I
Trường THPT Trần Khát Chân 	Môn : Ngữ văn - Lớp 10
 Họ và tên:.................................... 	 	Thời gian làm bài: 90 phút
Lớp 10...........

I.Phần trắc nghiệm khách quan (3điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất, mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm.
Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của truyện cười là gì?
A. Cốt truyện phức tạp.	C. Ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, vần nhịp.
B. Kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.	D. Nhân vật thông minh hóm hỉnh.
Cău2: Nhận xét nào sau đây khái quát chính xác nhất về thể loại truyền thuyết ?
A.Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử từ xa xưa kể lại
B.Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử đã được huyền thoại hoá 
C.Truyền thuyết là những câu chuyện có yếu tố thần kỳ
D.Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử tồn tại trong dân gian
Câu 3: Đặc điểm nào trong các đặc điểm sau không phải là của ngôn ngữ viết:
A. Đa dạng về ngữ điệu.	C. Ngôn từ chau chuốt tinh luyện.
B. Được sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu	D. Được tổ chức thành văn bản.
Câu 4: Đặc trưng thi pháp nào sau đây thuộc về văn học văn học trung đại ?
A. Tính quy phạm	C.Tính dị bản
B. Tính nguyên hợp	D. Tính cá thể
Câu 5: Để bộc lộ một cách sâu sắc tình cảm của mình, người viết phải:
A. Đưa tất cả mọi chi tiết vào truyện.
B. Đưa vào truyện những chi tiết mà mình yêu thích.
C. Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
D. Chỉ cần sử dụng một chi tiết tiêu biểu.
Câu 6: Xung đột trong đoạn trích "Rama buộc tội" là xung đột:
A. Giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm. 	C. Giữa lòng chung thuỷ và sự phản bội.
B. Giữa tình yêu và lòng thù hận. 	D. Giữa tình cảm với danh dự, bổn phận
Câu7: Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam là giai đoạn nào?
A.Thế kỷ X-XV	C. Thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX
B. Thế kỷ XV- XVII	D. Nửa cuối thế kỷ XIX
Câu8: Nhận định nào sau đây đúng nhất về ca dao ?
A. Miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên
B. Nói lên nỗi đau của con người trong xã hội cũ
C. Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của người lao động
D. Nói về tình cảm gia đình
Câu 9: Nội dung nào trong những nội dung sau đây xuyên suốt mười thế kỷ văn học trung đại Việt Nam ?
A. Yêu nước và nhân đạo 	C. Yêu nước và hiện thực 
B. Yêu nước và lãng mạn 	D. Nhân đạo và hiện thực
Câu 10: Chí làm trai của trang nam nhi thời Trần trong bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão được thể hiện qua :
A. Sự thanh cao và trong sạch	C. Sức mạnh và lý tưởng
B. Sự mạnh mẽ và dữ dội 	D. Sự trong sạch và mạnh mẽ
Câu 11: Bài thơ " Cảnh ngày hè" thể hiện khía cạnh nào trong tâm hồn Nguyễn Trãi?
A. Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu đời.	C. Niềm vui vì sự ấm no của nhân dân.
B. Nỗi lo cho dân cho nước.	D. Tấm lòng nhân ái bao la.
Câu 12: Nếu cần chọn chi tiết để thể hiện rõ nhất cho niềm vui của học sinh trong ngày khai trường em sẽ chọn chi tiết nào?
A. Cờ hoa rợp trời.	C. Những nụ cười rạng rỡ.
B. Những tà áo mới.	 D. Người đi lại tấp nập.
II.Phần tự luận ( 7 điểm)
Câu 1:( 2 điểm)
	Viết một đoạn văn ngắn ( 7- 10 dòng) nêu cảm nhận của anh ( chị) về tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài thơ " Cảnh ngày hè".
Câu 2:( 5 điểm)
 	Qua những lời thơ " Tỏ lòng" ( của Phạm Ngũ Lão), anh ( chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai.




























Sở GD-ĐT Thanh Hoá	Đề kiểm tra chất lượng Học kỳ I
Trường THPT Trần Khát Chân 	 Môn : Ngữ văn - Lớp 11
 Họ và tên:.................................... 	 	Thời gian làm bài: 90 phút
Lớp 11...........

I.Phần trắc nghiệm khách quan (3điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất, mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm.
Câu 1: Tính chung của ngôn ngữ cộng đồng không được thể hiện ở phương diện nào dưới đây?
A. Những qui tắc nhất định trong việc kết hợp âm và thanh.
B. Qui tắc cấu tạo các kiểu câu.
C. Việc tạo ra các từ mới dựa trên những chất liệu có sẵn và các phương thức chung.
D. Các phương thức chuyển nghĩa từ.
Câu 2: Trong các cách kết hợp sau, cách kết hợp nào thể hiện rõ nhất dấu ấn riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ?
A. Vì trời mưa nên chúng tôi được nghỉ học.
B. Tôi muốn tắt nắng đi.
C. Công ty đã đầu tư hàng tỉ đồng cho công trình thế kỉ ấy.
D. Chúc anh lên đường bình an.
Câu 3: ý nghĩa nhân văn sâu sắc của " Tự tình II" được thể hiện ở?
A. Nỗi cô đơn của nhân vật trữ tình.
B. Thái độ phản kháng đối với xã hội phong kiến.
C. Tâm trạng tuyệt vọng của nhân vật trữ tình.
D. Nỗi buồn, sự phẫn uất và khát vọng sống, ý thức vươn lên của nhân vật trữ tình.
Câu 4: Tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Đình Chiểu được viết trước khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta?
A. Chạy giặc	C. Ngư Tiều y thuật vấn đáp
B. Văn tế Trương Định	D. Lục Vân Tiên
Câu 5: Giá trị nổi bật của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh là gì?
A. Giá trị hiện thực	C. Giá trị lịch sử
B. Giá trị nhân đạo	D. Giá trị y học
Câu 6: So sánh như một thao tác lập luận là so sánh:
A. Để làm sáng tỏ, làm vững chắc hơn lập luận của mình.
B. Giúp người đọc hình dung rõ hơn một điều gì đó.
C. Chỉ ra sự khác biệt của sự vật hiện tượng
D. Chỉ ra sự giống nhau của sự vật hiện tượng.
Câu7: Có thể so sánh một đối tượng với một đối tượng khác mà vẫn cùng một tiêu chí. 
Nhận định trên:
A. Đúng. 	B. Sai
Câu 8: Khái quát nào dưới đây không phải là đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam?
A. Truyện thường không có cốt truyện.
B. Nhân vật thường được đặt trong những hoàn cảnh giàu tính bi kịch.
C. Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật.
D. Chú trọng vào những cảm giác mong manh, mơ hồ trong đời sống thường ngày.
Câu 9: Câu nào dưới đây không nói về nhà văn Nguyễn Tuân?
A. Sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
B. Quê ở làng Mọc.
C. Tham gia hoạt động cách mạng từ trước cách mạng tháng Tám.
D. Từng làm Tổng thư kí hội văn nghệ Việt Nam.
Câu 10: Trong truyện "Chữ người tử tù", điều gì được xem "là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ"?
A. Sự tàn nhẫn và lừa lọc nơi tù ngục.
B. Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục.
C. Tài năng của Huấn Cao.
D. Tâm hồn biết hưởng thụ cái đẹp và thái độ tôn trọng phẩm giá con người của viên quản ngục.
Câu 11: Điểm chung nhất trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng là gì?
A. Lên án mạnh mẽ những kẻ tham lam.
B. Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với những thân phận bất hạnh.
C. Bộc lộ tinh thần yêu nước.
D. Toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt xã hội đen tối, thối nát.
Câu 12: Điểm khác nhau cơ bản giữa truyện và thơ là gì?
A. Truyện thường không có tên tác giả còn thơ có tên tác giả.
B. Truyện thường có tên tác giả còn thơ không có tên tác giả.
C. Truyện phản ánh đời sống trong tính chủ quan, còn thơ in đậm dấu ấn khách quan.
D. Truyện phản ánh đời sống trong tính chủ quan, còn thơ in đậm dấu ấn khách quan.
II. Phần tự luận:( 7 điểm)
Câu 1:(2 điểm)
	ý nghĩa nhan đề chương truyện "Hạnh phúc của một tang gia"( Vũ Trọng Phụng)
Câu 2: ( 5 điểm)
	 Cảnh cho chữ trong truyện ngắn "Chữ người tử tù"( Nguyễn Tuân). Vì sao Nguyễn Tuân lại khẳng định đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
















Sở GD-ĐT Thanh Hoá	Hướng dẫn chấm 	
Trường THPT Trần Khát Chân 	 Môn : Ngữ văn - Lớp 11

I. Phần trắc nghiệm khách quan:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
C
B
D
D
A
A
A
B
C
B
D
D
Điểm
0.25
0.25
0.250
0.25
0.25
0.25
0.250
0.25
0.25
0.25
0.250
0.25

II. Phần Tự luận:
Câu 1:( 2 điểm)
- ý nghĩa nhan đề : Tang gia- hạnh phúc- Gây mâu thuẫn trào phúng
+Tang gia: Nhà có tang, gợi buồn đau tiếc nuối.
+Hạnh phúc:Niềm vui sướng vì đạt được mong muốn 
- Tố cáo xã hội suy đồi về đạo đức, xã hội "chó đểu".
Câu 2: (5điểm)
 - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm "Chữ người tử tù" để dẫn dắt đến cảnh cho chữ. 
- Phân tích cảnh cho chữ :
	+Không gian : Nhà tù
	+thời gian : Đêm khuya
	+Cảnh có : ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu; Một bức lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ ; Một người tù cổ đeo gông ,chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh đang căng trên mảnh ván ;Viên quản ngục khúm núm đánh dấu ô chữ ;Thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. 
	+Nghệ thuật : Dựng cảnh theo lối điện ảnh , thủ pháp đối lập .
- Cảnh tượng xưa nay chưa từng có :
	+Việc cho chữ là một việc thanh cao ,một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một buồng tối ,chật hẹp ,ẩm ướt,hôi hám của nhà tù.
	+Người nghệ sĩ tài hoa say mê tô từng nét chữ không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh gông xiềng và sắp phải chịu án tử hình .
	+Trật tự kỷ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn : Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp,răn dạy quản ngục;Còn quản ngục thì khúm núm, vái lạy tù nhân.
 Như vậy,giữa chốn ngục tù tàn bạo,không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà là người tử tù làm chủ.Qua cảnh tượng này,chủ đề của tác phẩm thể hiện sâu sắc.Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối,của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn ,của cái thiện đối với cái ác,...Đó là sự tôn vinh cái đẹp,cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng môt bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng.Nguyễn Tuân không chỉ thành công về nghệ thuật dựng cảnh mà còn thể hiện dược lòng yêu nước kín đáo. 






Sở GD-ĐT Thanh Hoá	Hướng dẫn chấm 	
Trường THPT Trần Khát Chân 	 Môn : Ngữ văn - Lớp 10

I. Phần trắc nghiệm khách quan:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
B
B
A
A
C
D
C
C
A
C
A
C
Điểm
0.25
0.25
0.250
0.25
0.25
0.25
0.250
0.25
0.25
0.25
0.250
0.25

II. Phần Tự luận:
Câu 1:( 2 điểm)
- Giới thiệu về tác phẩm và tác giả.
- Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. Câu thơ lục ngôn cuối bài thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ.
Câu 2: ( 5 điểm)
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.
- Hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp:
	+ Tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao kì vĩ:
	"Múa giáo non sông trải mấy thu"
	+ Chí lớn lập công danh trong sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Cái Tâm mang giá trị nhân cách, nỗi "thẹn" tôn thêm vẻ đẹp con người.
- Bài học đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai: Học sinh tự liên hệ và rút ra bài học đối với bản thân.
















File đính kèm:

  • docde ki I.doc