Giáo án Ngữ Văn 10

doc254 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1- 2-3 Ngày soạn:
Văn học sử: Ngày dạy 

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
 
I. Mục tiêu: giúp HS:
- Nắm những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (Văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại). Nắm vững hệ thống vấn đề về thể loại và vấn đề con người trong văn học Việt Nam.
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học, từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam.
II. Phương pháp:
- Gợi mở, thảo luận và trả lời câu hỏi
- Kết hợp ôn luyện kiến thức cũ, thực hiện nguyên tắc tích hợp liên thông với chương trình THCS.
III. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án.
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp. 
2. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Văn học Việt Nam gồm có mấy bộ phận lớn?




 Hãy trình bày những nét chính về VHDG?












Nêu khái niệm văn học viết? 

So sánh với VHDG, văn học viết có điểm gì khác?

 Chữ viết của văn học VN có những đặc điểm gì?





Nêu đặc điểm hệ thống thể loại của văn học viết?








Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam trải qua mấy thời kỳ?

Thời kỳ đầu: văn học trung đại, hai thời kỳ sau: văn học hiện đại.




Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX văn học Việt Nam có những điểm gì đáng chú ý?
Vì sao văn học trung đại Việt Nam có sự ảnh hưởng văn học Trung Quốc?




 Hãy nêu những tác giả, tác phẩm chính của văn học trung đại?
















Văn học hiện đại có những điểm khác biệt gì so với văn học trung đại?















Vai trò của Đảng trong sự phát triển của văn học?


 Nội dung cơ bản của văn học hiện đại qua các thời kỳ?
 





GV giới thiệu về một số tác phẩm sau năm 1975 (Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải …)








Quan hệ con người với thế giới tự nhiên được thể hiện trong văn học như thế nào?


Hãy đọc một số câu ca dao viết về thiên nhiên đất nước?

 Đọc một số câu thơ viết về thiên nhiên trong văn học trung đại?














 Trong văn học, con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc được thể hiện như thế nào?




Hãy đọc một số câu ca dao viết về Huế?
















Tìm hiểu về con người Việt Nam trong quan hệ xã hội.
 
Hình ảnh thường gặp trong các câu chuyện cổ tích thần kỳ là những ông tiên, ông Bụt hiện lên giúp người nghèo khổ…



Hãy đọc một vài câu ca dao tố cáo giai cấp thống trị phong kiến…
- Con ơi nhớ lấy câu này…
- Miệng nhà quan có gang có thép…









 Tìm hiểu về con người Việt Nam và ý thức về bản thân.





Em hiểu thế nào là “con người cá nhân”?



GV: Phân tích, nêu dẫn chứng từ thơ Phạm Ngũ Lão đến thơ HXH…




 I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:
 Văn học Việt Nam gồm có hai bộ phận lớn:
+ Văn học dân gian.
+ Văn học viết.
1. Văn học dân gian:
- VHDG là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- VHDG có các thể loại chủ yếu sau:
 + Thần thoại + Tục ngữ
 + Sử thi +Câu đố
 +Truyền thuyết + Ca dao
 + Truyện cổ tích + Vè
 + Truyện. ngụ ngôn + Truyện thơ
 + Truyện cười + Chèo.
- Đặc trưng của VHDG: tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

2. Văn học viết:
- Văn học viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết.
- Văn học viết là sáng tạo của cá nhân® mang dấu ấn tác giả.
a. Chữ viết của văn học Việt Nam:
- Văn học Việt Nam được viết bằng 3 thứ chữ: Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
 + Chữ Hán: văn tự vay mượn.
 + Văn học chữ Nôm, chữ quốc ngữ: là văn học viết bằng tiếng Việt.
b. Hệ thống thể loại của văn học viết:
- Văn học từ thế kỷ X đến hết XIX:
 + Văn học chữ Hán: văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu.
 + Văn học chữ Nôm: thơ, văn biền ngẫu.
- Văn học từ đầu thế kỷ XX đến nay: tự sự, trữ tình, kịch.
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam :
- Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước.
- Nhìn tổng quát, văn học VN trải qua 3 thời kỳ lớn:
 + Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
 + Văn học từ đầu thế kỷ XX đến CMT8- 1945.
 + Văn học từ sau CMT8- 1945 đến hết thế kỷ XX.
- Hai truyền thống lớn của văn học Việt Nam : chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
1. Văn học trung đại:
- Đây là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Nó ảnh hưởng hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc.
- Văn học viết bằng chữ Nôm ra đời từ thế kỷ XIII, phát triển mạnh từ thế kỷ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỷ XVIII - đầu XIX. Đây là một bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của dân tộc.
- Cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều có những thành tựu lớn.
- Tác giả, tác phẩm chính:
 + Chữ Hán:
 Thánh Tông di cảo - L.T.Tông.
 Truyền kì mạn lục - N. Dữ.
 Việt điện u linh - Lý Tế Xuyên.
 Thượng kinh ký sự - H.T.Lãn Ông.
 Vũ trung tuỳ bút - P.Đ.Hổ.
 Hoàng Lê nhất thống chí - NGVP.
 Ức Trai thi tập - N.Trãi.
 Bạch Vân thi tập - N.B.Khiêm.
 Nam trung tạp ngâm - N.Du.
 + Chữ Nôm:
 Quốc âm thi tập - N.Trãi.
 Bạch Vân quốc ngữ thi tập - NBK.
 Hồng Đức quốc âm thi tập.
 Truyện Kiều - N.Du.
 Thơ HXH, Bà huyện Thanh quan.
2. Văn học hiện đại:
- Văn học Việt Nam hiện đại là nền văn học tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. Nó kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác, tiếp thu tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hoá.
- Một số điểm khác biệt của văn học hiện đại so với văn học trung đại:
 + Về tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.
 + Về đời sống văn học: Xuất hiện báo chí, kỹ thuật in ấn hiện đại, đời sống văn học sôi nổi, năng động…
 + Về thể loại: thể loại mới (thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói…) dần thay thế hệ thống thể loại cũ.
+ Về thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân (Khác văn học trung đại: ước lệ, sùng cổ, phi ngã).
- Từ cuộc CMT8 -1945, một nền văn học mới ra đời và phát triển dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Thành tựu văn học gắn liền với đường lối văn nghệ đúng đắn của Đảng và sự nghiệp lao động, chiến đấu của nhân dân ta.
- Nội dung cơ bản của văn học:
+ Văn học trước CMT8: Văn học hiện thực ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến và dự báo cuộc cách mạng mới; văn học lãng mạn đề cao cái tôi cá nhân.
 + Văn học sau CMT8: Văn học hiện thực XHCN phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới.
+ Văn học sau 1975: Văn học hiện đại phản ánh công cuộc xây dựng CNXH, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đề cập đến tâm tư con người.
Þ Văn học phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người Việt Nam với tất cả các phương diện phong phú, đa dạng. Thành tựu nổi bật thuộc về văn học yêu nước và cách mạng. Nền văn học đạt được những thành tựu lớn với những tác gia có tên tuổi (N.Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh…)
III. Con người Việt Nam qua văn học:
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
Tình yêu thiên nhiên là nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.
- Trong VHDG: 
+ Các tác phẩm kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp.
 + VHDG, nhất là ca dao dân ca, đã vẽ nên những hình ảnh tươi đẹp và đáng yêu của thiên nhiên Việt Nam. Thiên nhiên của mỗi vùng miền có những nét riêng biệt đặc sắc.
+ Ví dụ:…
- Trong văn học trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẫm mỹ.
+ Tùng, cúc, trúc, mai: tượng trưng cho nhân cách cao thượng.
+ Ngư, tiều, canh, mục: thể hiện lí tưởng thanh cao, ẩn dật không màng danh lợi của nhà nho.
+ Ví dụ: Thơ Nguyễn Trãi, NBK, Nguyễn Công Trứ…
- Văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu lứa đôi.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc:
- Dân tộc Việt Nam phải nhiều lần đấu tranh và chiến thắng nhiều kẻ thù hung bạo.
- Phản ánh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền độc lập của dân tộc, có một dòng văn học yêu nước phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc.
+ Trong văn học dân gian: tình yêu nước thể hiện qua tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ…
+ Trong văn học trung đại: Chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
+ Ví dụ: Nam quốc sơn hà.
 Hịch tướng sĩ văn.
 Bình Ngô đại cáo.
 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Trong văn học cách mạng: chủ nghĩa yêu nước gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lý tưởng XHCN.
+ Ví dụ: Thơ văn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. (Tố Hữu, Hồ Chí Minh…)
Þ Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học Việt Nam. Nhiều tác phẩm của văn học yêu nước là những kiệt tác văn chương.
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:
 - Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm văn học thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
+ VHDG: hình ảnh ông tiên, Bụt.
+ VH trung đại: ước mơ về xã hội Nghiêu - Thuấn.
+ VH hiện đại: lý tưởng XHCN.
- Trong xã hội phong kiến và xã hội thực dân nửa phong kiến, các nhà văn đã lên tiếng tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ lòng cảm thông với những người bị áp bức (truyện cười, ca dao, tục ngữ, truyện thơ, tiểu thuyết, ký…).
- Nhiều nhân vật của tác phẩm văn học không chỉ là nạn nhân đau khổ của xã hội áp bức mà còn là những con người biết đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, nhân phẩm, quyền sống.
Þ Cảm hứng xã hội sâu đậm là một tiền đề quan trọng cho cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.
 4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
- Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lý làm người của dân tộc. 
- Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân ® Nhân vật văn học thường đề cao ý thức xã hội, trách nhiệm công dân, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đạo nghĩa và lý tưởng. 
- Trong những hoàn cảnh khác, con người cá nhân lại được văn học đề cao. Đó là giai đoạn cuối XVIII - đầu XIX, giai đoạn 1930 -1945. Con người đã có ý thức về quyền sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu, ý nghĩa của cuộc sống trần thế.
 +Ví dụ: Thơ HXH, Truyện Kiều, Văn xuôi Tự lực văn đoàn, Thơ Mới, văn học thời kỳ đổi mới sau 1986…
Þ Mỗi mẫu hình nhân vật có một nét riêng nhưng xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lý làm ngườivới nhiều phẩm chất tốt đẹp.

 
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nắm chắc các bộ phận của văn học Việt Nam.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
4. Rút kinh nghiệm:

































Tiết 4 Ngày soạn: 
Tiếng Việt. Ngày dạy: 
	 

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

I. Mục tiêu: giúp HS:
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (NTGT), về hai quá trình trong HĐGT.
- Biết xác định các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
- Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ. 
II. Phương pháp: Gợi mở, thảo luận và trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án.
VI. Tiến trình dạy học:
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp. 
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Đọc và tìm hiểu văn bản.
HS: Đọc các văn bản.
GV : giao việc cho HS theo nhóm:
+ nhóm 1 xem xét văn bản 1
+ nhóm 2 xem xét văn bản 2
Hoạt động giao tiếp được các văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?


Trong hoạt động giao tiếp trên các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào?
Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?

Mục đích của cuộc giao tiếp là gì? 





Trong văn bản trên hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? 



Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào?


Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực nào?



Hoạt động giao tiếp đó nhằm mục đích gì? 


Phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản có đặc điểm gì nổi bật?


Trình bày khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?




 Từ hai văn bản đã tìm hiểu trong phần (1), hãy chỉ ra sự tương tác giữa hai quá trình giao tiếp: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản?


I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
1. Đọc và tìm hiểu văn bản:
a. Văn bản 1:
 - Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp: vua và các bô lão. Mỗi bên có một cương vị khác nhau. Vua cai quản đất nước, các bô lão từng giữ những trọng trách, là những người có đóng góp nhiều cho đất nước.
 - Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai giao tiếp. Người nói đưa ra câu hỏi, người nghe trả lời một cách tương ứng.
 - Hoạt động giao tiếp diễn ra ở điện Diên Hồng. Lúc này quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta.
 - Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung hoà hay đánh giặc Nguyên Mông, đó là vấn đề hệ trọng của quốc gia dân tộc.
 - Mục đích giao tiếp: Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để hạ mệnh lệnh quyết tâm giữ gìn đất nước trong hoàn cảnh gian nguy. Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.
 b. Văn bản 2: Tổng quan văn học Việt Nam.
 - Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa người viết SGK và giáo viên, học sinh. Về lứa tuổi, trình độ và nghề nghiệp có sự khác nhau…
 - Hoạt động giao tiếp diễn ra trong một hoàn cảnh có tổ chức giáo dục, có chương trình quy định chung hệ thống trường phổ thông.
 -Nội dung giao tiếp: Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam, tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của văn học về nội dung và nghệ thuật.
 - Mục đích giao tiếp: Cung cấp tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam cho người học.
 - Phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản: Sử dụng ngôn ngữ của văn bản khoa học. Văn bản có bố cục rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng tiêu biểu.
2. Khái niệm đặc điểm của hoạt động giao tiếp:
 - HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động…
 - Mỗi HĐGT gồm hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản. Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
 - Trong HĐGT có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.

3. Dặn dò- hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới: 
- Học thuộc bài, xem trước phần Luyện tập (tiết 5).
- Chuẩn bị bài tiết sau: Đọc trước bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam".
4. Rút kinh nghiệm:
 Ngày tháng năm 2012
 TTCM


 







Tiết 5-6 Ngày soạn: 
Đọc văn. Ngày dạy: 


KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
	
I. Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:
- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam, những giá trị to lớn của văn học dân gian.
- Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam.
- Bồi dưỡng tình cảm trân trọng đối với di sản văn hoá tinh thần của dân tộc từ đó học tập tốt hơn phần VHDG trong chương trình.
II. Phương pháp: Kết hợp phương pháp thuyết giảng và phương pháp trao đổi thảo luận của học sinh.
III. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án.
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
 Trình bày về con người Việt Nam qua văn học. Phân tích bốn mối quan hệ bằng các dẫn chứng cụ thể.
3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Nêu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam ?
Tại sao nói VHDG có tính truyền miệng?







 
Nêu quá trình sáng tác VHDG?
GV: Tính truyền miệng và tính tập thể đã tạo nên tính dị bản trong VHDG…





Nêu hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam? Cho ví dụ minh họa?


















































 GV phân nhóm HS, thảo luận về 3 giá trị của VHDG.
 Những câu tục ngữ thường chứa đựng điều gì?
 Những câu chuyện cổ thường gửi gắm đến người nghe điều gì?
Đọc những câu tục ngữ, ca dao, truyện cổ tích… em nhận thức được gì về tình cảm, đạo đức?


 I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
1.VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:
 - VHDG tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa VHDG và văn học viết.
- Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm VHDG.
- Tính truyền miệng đã tạo nên quá trình diến xướng dân gian hào hứng và sinh động.
 2.Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể:
 - VHDG là kết quả của quá trình sáng tác tập thể.
- Quá trình sáng tác VHDG: sgk
 - VHDG là tài sản chung của tập thể, mỗi người đều có thể tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung tác phẩm VHDG theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình. 
Þ Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm VHDG, thể hiện sự gắn bó mật thiết của VHDG với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam:
Hệ thống thể loại của VHDG Việt Nam gồm có:
1. Thần thoại: 
- Kể về các vị thần.
- Giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiênvà phản ánh quá trình sáng tạo văn hoá của con người thời cổ đại.
2. Sử thi:
- Có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng.
- Kể về một hoặc nhiều biến cố diến ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
3. Truyến thuyết:
- Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lý tưởng hoá.
- Thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh những người có công với đất nước dân tộc hay cộng đồng dân cư.
4. Truyện cổ tích:
- Cốt truyện và hình tượng được hư cấu.
- Kể về số phận con người bình thường trong xã hội ® tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
5. Truyện ngụ ngôn:
- Kết cấu chặt chẽ, thông qua ẩn dụ.
- Nêu những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc về nhân sinh.
6. Truyện cười:
- Kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.
- Kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên, có tác dụng gây cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán.
7. Tục ngữ: 
- Câu nói ngắn gọn, hàm súc, có vần nhịp, có hình ảnh.
- Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn.
8. Câu đố:
- Bài văn hoặc câu nói có vần.
- Mô tả vật đó bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ ® giải trí, rèn luyện tư duy, cung cấp tri thức về đời sống.
9. Ca dao: 
- Lời thơ trữ tình dân gian, kết hợp âm nhạc.
- Diễn tả thế giới nội tâm của con người.
10. Vè:
- Tác phẩm tự sự bằng văn vần, lời kể mộc mạc
- Kể về các sự kiện trong làng, trong nước.
 11. Truyện thơ:
-Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình
- Phản ánh số phận và khát vọng con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng.
12. Chèo:
-Tác phẩm sân khấu dân gian, kết hợp yếu tố trữ tình và trào lộng.
- Ca ngợi những tấm gương đạo đức, phê phán những cái xấu trong xã hội.
III. Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam:
 - VHDG là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
 


- VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người.
 
-VHDG có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.


4. Dặn dò- hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: 
 	- Đọc lại bài viết trong SGK, nắm các đặc trưng và các giá trị của VHDG.
	- Chuẩn bị bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
5. Rút kinh nghiệm:



















Tiết 7 Ngày soạn: Tiếng Việt. Ngày dạy: 

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (tiếp)

I Mục tiêu: 
	- Giúp HS củng cố các kiến thức cơ bản về HĐGT bằng ngôn ngữ đã học ở tiết trước, về các nhân tố giao tiếp như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích…, về hai quá trình trong HĐGT.
	- Biết xác định nội dung giao tiếp trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, viết…
II. Phương pháp: Diễn giải, thảo luận nhóm, vấn đáp.
III. Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu các nhân tố giao tiếp trong một HĐGT? Làm bài tập số 1.
3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Chia nhóm, làm các bài tập trong SGK.
Tổ 1: Bài tập 1.
Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?
Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì? Cách nói có phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp không?

Tổ 2: Bài tập 2. 
Trong cuộc giao tiếp trên các nhân vật giao tiếp đã thực hiện các hành động nói cụ thể nào?







Lời của hai ông cháu bộc lộ tình cảm, thái độ nào?


Tổ 3: Bài tập 3.
Khi làm bài thơ này Hồ Xuân Hương đã giao tiếp với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì?


Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ?

Tổ 4: Bài tập 5.

Thư viết cho ai ? người viết có mối quan hệ như thế nào với người nhận?

Hoàn cảnh của người viết và người nhận khi đó?

Thư viết về vấn đề gì? Thư viết để làm gì?





 II. Luyện tập:
 Bài tập 1: Phân tích nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao.
 - Nhân vật giao tiếp: Những người trẻ tuổi: Anh / Em.
 - Hoàn cảnh giao tiếp: Đêm trăng thanh - thời gian thích hợp cho câu chuyện tâm tình.
 - Mục đích giao tiếp: Từ chuyện Tre non… mà nói chuyện con người: Đã đến tuổi trưởng thành, nên tính chuyện kết hôn.
 - Cách nói phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp, mang màu sắc văn chương.
 
Bài tập 2: Phân tích cuộc giao tiếp mang tính chất đời thường, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày:
 - Các nhân vật giao tiếp (A Cổ và người ông) đã thực hiện các hành động nói cụ thể: 
+chào (A Cổ)
+ chào đáp (ông)
+ khen (ông)
+ hỏi (ông)
+đáp lời (A Cổ).
 - 3 câu có hình thức hỏi nhưng chỉ có câu thứ 3 là có mục đích hỏi còn câu đầu là chào, câu 2 để khen do đó A Cổ không trả lời.
 - Lời của hai ông cháu bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ thân mật của hai người đối với nhau qua các từ xưng hô ® thái độ kính mến của A Cổ, thái độ yêu quý trìu mến của người ông.
 Bài tập 3: Phân tích cuộc giao tiếp giữa tác giả văn học và người đọc qua một tác phẩm văn học.
 - Thông qua hình tượng Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn bộc bạch với người đọc về vẻ đẹp, thân phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng đồng thời khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ.
 - Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ như các từ trắng, tròn, bảy nổi ba chìm… và liên hệ với cuộc đời tác giả để cảm nhận và hiểu bài thơ.
 Bài tập 5: Phân tích bức thư của Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường.
 - Người nhận: Tất cả học sinh trong ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH. 
- Mối quan hệ giữa người viết và người nhận: Chủ tịch nước và học sinh.
 - Hoàn cảnh: Ngày khai giảng đầu tiên của nước VNDCCH.
 - Nội dung: Ngày vui của các em là nhờ vào sự hy sinh của nhiều người. Vì thế các em phải cố gắng học tập. Bác Hồ chúc học sinh vui vẻ và học tập đạt kết quả.
 - Mục đích: Nhắc nhở học sinh nhớ công lao của những anh hùng, cố gắng học tập, chúc học sinh nhân ngày tựu trường.
 - Cách thức viết: ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu.

4. Dặn dò - hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới: 
 - Làm bài tập số 4.
 - Chuẩn bị bài Văn bản.
5. Rút kinh nghiệm:









 

Tiết 8 Ngày soạn: 
Làm văn. Ngày dạy: 
	 

VĂN BẢN
 
I. Mục tiêu: 
	- Giúp HS có những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo PCCN ngôn ngữ.
	- Nâng cao kỹ năng thực hành, phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
II. Phương pháp: Diễn giải, thảo luận nhóm, vấn đáp.
III.Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các nhân tố giao tiếp của một HĐGT? Nêu ví dụ cụ thể và phân tích.
3. Bài mới:	- 

Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV gọi HS đọc 3 ví dụ ở SGK Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi trong sách.
Nhóm 1: Văn bản 1.
Nhóm 2: Văn bản 2. 
Nhóm 3: Văn bản 3.
Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? 




 


Từ việc tìm hiêủ các ví dụ trên, hãy cho biết những đặc điểm của văn bản?








Tìm hiểu các loại văn bản. Làm các bài tập trong SGK
GV: Phân nhóm HS
Nhóm 1: Thảo luận bài tập 1.
Nhóm 2: Thảo luận bài tập 2.
Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp có thể phân loại văn bản như thế nào? 







GV: Với mỗi loại văn bản, yêu cầu HS nêu các ví dụ cụ thể và phân tích ngắn gọn…
 I. Khái niệm, đặc điểm:
1. Tìm hiểu các văn bản.
- Cả 3 văn bản trên được tạo ra trong hoạt đông giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin.
 - Văn bản 1 nói về kinh nghiệm sống.
 - Văn bản 2 nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
 - Văn bản 3 kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
 Þ Các văn bản được tạo lập trong quá trình 

File đính kèm:

  • docvan ban ca nam mon van.doc
Đề thi liên quan