Đề kiểm tra học kỳ II – khối 10 năm học: 2010 – 2011 Môn: Ngữ Văn (cơ Bản) Trường Thpt Vân Canh

doc11 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II – khối 10 năm học: 2010 – 2011 Môn: Ngữ Văn (cơ Bản) Trường Thpt Vân Canh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – KHỐI 10
TRƯỜNG THPT VÂN CANH	NĂM HỌC: 2010 – 2011
	Môn: Ngữ văn (Cơ bản)
	Thời gian: 90phút 
 (không kể thời gian chép hoặc phát đề)
I. Trắc nghiệm: (3đ) (Mỗi câu trả lời đúng được 0.25đ)
Câu 1: Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn Trãi được coi là “ Bông hoa nghệ thuật đầu mùa của thơ ca tiếng Việt”
A. Quốc âm thi tập	.	C. Băng Hồ di sự lục.
B. Ức Trai thi tập.	D. Cả A, B và C đều không đúng.
Câu 2: Nguyễn Trãi buộc phải từ quan về ở ẩn là vì:
A. Ông quá ngay thẳng.	
B. Vua Lê không còn tin tưởng ông.
C. Bị bọn nịnh thần ghen ghét tìm đủ mọi cách gièm pha, phá hoại ông.
D. Ông cảm thấy mình không còn phù hợp với chốn quan trường hiểm ác nữa. Ông từ quan để giữ nhân cách của mình.
Câu 3: Chữ “ nhân” trong câu “ Lấy chí nhân để thay cường đạo” được dùng với nghĩa nào trong những nghĩa sau đây:
A. Chỉ con người nói chung.
B. Chỉ tấm lòng vị lãnh tụ nghĩa quân
C. Chỉ một khái niệm đạo đức của Khổng Tử: Lòng yêu thương, quý trọng con người.
D. Chỉ tấm lòng của tất cả nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 4: Trong các từ sau đây từ nào là từ thuần Việt:
A. Cỏ xanh	C. Sĩ diện
B. Đại hội	D. Mâu thuẫn.
Câu 5: Trong lịch sử, hình ảnh Trần Quốc Tuấn gắn với một câu nói rất nổi tiếng, ấy là khi quân giặc sang xâm lược, vua Trần có ý nên hàng, ông đã dứt khoát tâu rằng: Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng. Hãy cho biết câu nói trên thể hiện rõ nhất điều gì?
A. Khí phách của một đại tướng quân.
B. Lòng tự trọng của Trần Quốc Tuấn.
C. Tinh thần xả thân vì nước.
D. Niềm tin chắc chắn có thể đẩy lùi quân giặc.

Câu 6: Tên tác phẩm nào dưới đây không phải là của Trần Quốc Tuấn?
A. Vạn Kiếp tông bí truyền thư	C. Quân trung từ mệnh tập
B. Hịch tướng sĩ.	D. Binh gia diệu lí yếu lược.
Câu 7: Để làm tốt một bài văn thuyết minh, yêu cầu quan trọng nhất đối với người viết (nói) là gì?
A. Phải có vốn ngôn ngữ phong phú để diễn đạt tốt, dễ hiểu vấn đề.
B. Phải có khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
C. Phải hiểu biết rõ ràng, chính xác đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh và muốn truyền đạt thông tin ấy.
D. Phải biết viết những câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh…
Câu 8: Bạn chọn những từ nào sau đây để điền vào chỗ […] trong câu sau:
“ Cùng với Thủy hử, Tây du kí, … Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm tiêu biểu cho loại tiểu thuyết […] ở Trung Quốc đời Minh”
A. Chiến tranh	C. Tâm lí.
B. Chương hồi	D. Thoại bản.
Câu 9: Hai câu thơ sau biểu đạt điều gì?
	“Khắc giờ đằng đẵng như niên.
	Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”.
	(Trích: Chinh phụ ngâm)
A. Gợi thời gian xa cách.
B. Gợi không gian vời vợi nghìn trùng.
C. Gợi nỗi buồn trải dài theo không gian và thời gian.
D. Những ý trên đều đúng.
Câu 10: Lựa chọn những cặp từ nào để điền vào dấu […] trong câu văn dưới đây cho phù hợp?
“ Đặc biệt cần chú ý đến cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du vì ông là người đầu tiên trong văn học trung đại đã nêu lên một cách tập trung vấn đề về […] những người phụ nữ có sắc đẹp và […] văn chương nghệ thuật”.
A. Số phận / tài năng	C. Thân phận / tài năng
B. Cuộc đời / nghệ sĩ	D. Số phận/ tác giả.
Câu 11: Dòng nào dưới đây kể đúng những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Tính thẩm mĩ, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.
B. Tính hình tượng, tính truyền cảm và tính thẩm mĩ.
C. Tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.
D. Tính hình tượng, tính thẩm mĩ và tính cá thể hóa.
Câu 12: Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật?
A. Là yếu tố đầu tiên để xây dựng nên văn bản.
B. Ngôn từ được lấy từ ngôn ngữ tự nhiên nhưng được gọt giữa, trau chuốt.
C. Mang dấu ấn chủ quan của người viết.
D. Ngôn từ là yếu tố quan trọng nhất trong tác phẩm văn học.
II. Tự luận (7đ)
Phân tích tâm trạng của chinh phụ trong đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ( trích “ Chinh phụ ngâm”).
------------------- Hết --------------------
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)


ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – KHỐI 10 (Cơ bản)
Môn: Ngữ văn – Năm học: 2010-2011
Phần trắc nghiệm (3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
C
A
D
C
C
B
D
B
C
D
Phần tự luận (7đ)
* Có những cách cảm nhận khác nhau nhưng phải tập trung diễn đạt các ý sau:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (1đ)
- Thân bài cần triển khai những ý cơ bản
+ Cảnh ngộ đáng thương của người chinh phụ: Là người vợ trẻ, mới cưới đã phải xa chồng (1đ)
+ Luôn phải sống trong tâm trạng vừa nhớ nhung, vừa lo lắng: Chồng chinh chiến nơi xa, đã lâu không có tin tức gì, ngày trở về không hẹn trước, chiến tranh lại đầy sự đe dọa đến tính mạng (1đ).
+ Ngoại cảnh như hùa cùng nỗi niềm tâm trạng nhân vật, khắc sâu tình cảnh lẻ loi, cô đơn (dẫn chứng và phân tích) (1đ).
+ Chinh phụ vì lo lắng và nhớ thương nên bồn chồn, đứng ngồi không yên ( dẫn chứng và phân tích) (1đ).
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình góp phần diễn tả thành công nội tâm nhân vật (1đ).
- Khái quát lại vấn đề ( 1đ).
* Khung ma trận đề: 
 Cấp độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Bình Ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi)
Nhận biết về tác giả Nguyễn Trãi
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi



Số câu
2
1


3
Số điểm tỉ lệ %
0.5%
0.25%


0.75%
2. Tiếng Việt
Nhận biết từ thuần Việt




Số câu
1



1
Số điểm tỉ lệ %
0.25%



0.25%
3. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ( Ngô Sĩ Liên)
Nhận biết tác phẩm của Trần Quốc Tuấn

Hiểu nhân vật Trần Quốc Tuấn là người yêu nước, tự trọng


Số câu
1

1

2
Số điểm tỉ lệ %
0.25%

0.25%

0.25%
4. Văn bản thuyết minh


Vận dụng làm bài văn thuyết minh


Số câu


1

1
Số điểm tỉ lệ %


0.25%

0.25%
5. Thể loại văn học Trung Đại
Hiểu được thể loại văn học Trung Đại




Số câu
1



1
Số điểm tỉ lệ %
0.25%



0.25%
6. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích “ Chinh phụ ngâm”)

Cảm nhận cảnh ngộ đáng thương của người chinh phụ
Hiểu tâm trạng, nỗi buồn của người chinh phụ
Đồng cảm cùng nhân vật qua cảnh thiên nhiên

Số câu

3
4
1
8
Số điểm tỉ lệ %

3%
3.25%
1%
7.25%
7. Tác giả Nguyễn Du


Hiểu biết về Nguyễn Du và thời đại của ông đang sống


Số câu


1

1
Số điểm tỉ lệ %


0.25%

0.25%
8. Ngôn ngữ nghệ thuật
Nhận biết đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật




Số câu
2



2
Số điểm tỉ lệ %
0.5%



0.5%
Tổng số câu 
Tổng số điểm tỉ lệ
Số câu 7
Số điểm 1.75%
Số câu 4
Số điểm 3.25%
Số câu 7
Số điểm 4%
Số câu 1
Số điểm 1 %
Số câu 19
Số điểm 10%



ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – KHỐI 11 (Cơ bản)
Môn: Ngữ văn - Năm học: 2010-2011


Phần trắc nghiệm: (3đ)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
A
B
C
D
C
D
A
D
C
C

Phần tự luận: (7đ)
Các ý chính cần đạt:
Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (0.5)
Thân bài:
Quan niệm về thời gian, cảm nhận thời gian thì mỗi thời đại, mỗi cá nhân có thể có những nét khác nhau (1đ).
Quan niệm về thời gian tuần hoàn, tuyến tính xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ và thời gian. (1đ)
Xuân Diệu cảm nhận đầy tính mất mát, chia lìa qua cái nhìn độc đáo và tinh tế của nhà thơ. (1đ)
Hãy mau lên, “vội vàng” lên để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình mà cuộc đời ban tặng. (1đ)
Vội vàng cuống quýt níu giữ thời gian, khát khao sống dạt dào cảm xúc với thời trai trẻ, nhà thơ đã phát hiện ra có một thiên đường ngay trên mặt đất này. (1đ)
Qua cách miêu tả hình ảnh thiên nhiên, thể hiện quan niệm mới về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc. (1đ)
Kết luận: Khái quát lại vấn đề rút ra bài học ý nghĩa của cuộc sống. (0.5đ)
Khung ma trận đề:


Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Lưu biệt khi xuất dương
(Phan Bội Châu)

Quan niệm của Phan Bội Châu khác với người xưa ở điểm nào.



Số câu

1


1
Số điểm tỉ lệ %

0,25


0,25
2. Nghĩa của câu
Nhận biết nghĩa tình thái trong câu




Số câu
2



2
Số điểm tỉ lệ %
0,5%



0,5%
3. Vội vàng 
(Xuân Diệu)

Hiểu được quan niệm sống của nhà thơ Xuân Diệu



Số câu

4
3
2
2
Số điểm tỉ lệ %

2,5%
3%
2%
7,5%
4. Tràng giang (Huy Cận)


Vận dụng hai câu thơ cuối của bài “Trànggiang ”


Số câu


1

1
Số điểm tỉ lệ %


0,25

0,25
5. Nhật ký trong tù 
(Hồ Chí Minh)
Nhận biết thể loại thơ trong bài “Nhật kí trong tù”




Số câu
1



1
Số điểm tỉ lệ %
0,25



0,25
6. Từ ấy 
(Tố Hữu)

Hiểu được tư tưởng của Tố Hữu



Số câu

1


1
Số điểm tỉ lệ %

0,25


0,25
7. Tôi yêu em (Puskin)
Nhận biết nguồn cảm hứng thơ của Puskin




Số câu
1



1
Số điểm tỉ lệ %
0,25



0,25
8. Người trong bao 
(Sê khốp)

Hiểu được nhân vật Bêlicôp hèn nhát, bạc nhược…



Số câu

1


1
Số điểm tỉ lệ %

0,25


0,25
9. Thao tác lập luận bình luận



Vận dụng thao tác bình luận trong bài văn

Số câu



1
1
Số điểm tỉ lệ %



0,25
0,25
10. Người cầm quyền và khôi phục uy quyền
(V. Huy-gô)
Nhận biết hoàn cảnh lịch sử của nước Pháp




Số câu
1



1
Số điểm tỉ lệ %
0,25



0,25
Tổng số câu
Số câu: 5
Số câu: 7
Số câu: 4
Số câu: 3
Số câu: 19
Tổng số điểm tỉ lệ %
Số điểm: 1,25%
Số điểm: 3,25%
Số điểm: 3,25%
Số điểm: 2,25%
Số điểm: 10%

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT VÂN CANH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – KHỐI 11
NĂM HỌC: 2010-2011
Môn: Ngữ văn (Cơ bản) - Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian chép hoặc phát đề)

Trắc nghiệm: (3đ) (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Phan Bội Châu dành bốn câu thơ đầu của bài thơ để nói lên chí làm trai, tư tưởng của Phan Bộ Châu khác người xưa ở điểm nào?
Đề cao việc con người sinh ra trong trời đất phải lập nên công danh, sự nghiệp lớn.
Đề cao cái tôi cá nhân và khẳng định con người phải chủ động trước hoàn cảnh.
Khẳng định vai trò và trách nhiệm của kẻ nam nhi trong thời buổi loạn lạc.
Không có sự khác biệt.

Câu 2: Cho câu văn sau:
“Cũng chưa chắc đã có người tham gia vào kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía của nhà máy Lam Sơn trong đợt thứ hai này.”
Hãy xác định tình thái trong câu văn trên là:
Tình thái hướng về sự việc.
Tình thái hướng về người đối thoại.
Tình thái hướng về hành động.
Tình thái hướng về trạng thái, tính chất, đặc điểm.

Câu 3: 
Trong hai ngữ liệu sau, từ “đâu” trong ngữ liệu nào không phải là một tình thái từ?
Một phen thay đổi sơn hà.
Tấm thân chiếc lá biết là về đâu.
 (Nguyễn Du – Văn chiêu hồn)
Khốn nạn … Ông giáo ơi! … Nó có biết gì đâu!
 (Nam Cao – Lão Hạc)
Từ “đâu” trong ngữ liệu (1)
Từ “đâu” trong ngữ liệu (2)

Câu 4: Cái điệu sống vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu bắt nguồn sâu xa từ đâu?
Từ hoàn cảnh đáng buồn của đất nước trong thời đại đó.
Từ ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của kiếp người.
Từ lối sống chung của các thi sĩ trong phong trào Thơ mới lúc đó.
Gồm A và B.

Câu 5: Thơ mới thường đem cái tôi đối lập với đời và tìm cách thoát li cuộc sống này. Đối với Xuân Diệu, đời được hiểu theo nghĩa nào?
Đời là một nơi đầy nhơ nhuốc.
Đời là nơi chỉ dành cho những cuộc sống tạm bợ.
Đời được hiểu theo nghĩa trần thế nhất, là con người, là trời đất, là hoa lá cỏ cây ở ngay quanh ta.

Câu 6: Ý thơ trong hai câu cuối của bài “Tràng giang” của Huy Cận liên hệ gần gũi đến một bài thơ của tác giả nào?
A. Bạch Cư Dị	C. Vương Duy
B. Đỗ Phủ	D. Thôi Hiệu

Câu 7: Đa số các bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” được viết theo thể loại nào?
A. Ngũ ngôn tứ tuyệt	C. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú	D. Thể thơ khác.

Câu 8: Sở dĩ “mặt trời chân lý” có tác động mạnh tới tình cảm của Tố Hữu vì:
Nó đánh dấu bước chuyển về tư tưởng của Tố Hữu.
Nó mở ra con đường Cách mạng cho người trí thức tiểu tư sản.
Lý tưởng cộng sản là con đường đi tất yếu của thời đại mới.
Lý tưởng cộng sản bao gồm trong nội dung của nó chủ nghĩa nhân đạo hướng về nhân loại cần lao bị áp bức, bóc lột trong xã hội cũ.

Câu 9: Thơ của Puskin có hai chủ đề cơ bản – hai nguồn cảm hứng chủ đạo mãnh liệt, sôi nổi, dạt dào xuyên suốt dòng chảy thi ca của ông. Hai chủ đề đó là gì?
Cảm hứng tự do và cảm hứng tình yêu.
Cảm hứng tự do và cảm hứng nhân đạo.
Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
Cảm hứng tình yêu và cảm hứng nhân đạo.

Câu 10: Nguyên nhân vây bọc khiến nhân vật Bê-li-cốp trở nên run sợ đến mức hèn nhát, bạc nhược, đê hèn và luôn phải đề phòng là gì?
Sợ bị nghe thấy.
Sợ bị xuyên tạc, vu cáo.
Sợ cấp trên, sợ chính quyền.
Sợ tất cả những gì của hoàn cảnh xung quanh.

Câu 11: Phần chính của bài bình luận là gì?
Xác định đối tượng bình luận.
Trình bày đối tượng bình luận bằng cách giới thiệu, mô tả, trích dẫn ý kiến,…
Đề xuất ý kiến, nhận định, đánh giá.
Vận dụng các thao tác lập luận như phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh để trình bày ý kiến bình luận của mình.

Câu 12: Cốt truyện “Những người khốn khổ” của Vích-to Huy-gô được đặt vào hoàn cảnh thời gian lịch sử nào?
Mấy chục năm đầu thế kỷ XVIII ở Pháp.
Mấy chục năm cuối thế kỷ XVIII ở Pháp.
Mấy chục năm đầu thế kỷ XIX ở Pháp.
Mấy chục năm cuối thế kỷ XIX ở Pháp.

Tự luận: (7 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về thời gian, cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc trong bài thơ “Vội vàng”.
--------------o0o-------------

(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)




File đính kèm:

  • docDE THI NGU VAN HK II NH 2010 2011.doc