Bài kiểm tra học kì II – môn ngữ văn – lớp 10 (chương trình chuẩn) Trường THPT HOÀI ÂN

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì II – môn ngữ văn – lớp 10 (chương trình chuẩn) Trường THPT HOÀI ÂN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
Trường THPT HOÀI ÂN 
 -----****----- 
 BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
 Thời gian làm bài: 90 phút 
I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 10
 -Từ kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mình trong việc học tập, qua đó điều chỉnh hoạt động học tập.
 -Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
 Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: 
 -Về kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm đã học; hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức tiếng Việt (Những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt; nội dung và hình thức của văn bản văn học ); những vấn đề về tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống, về văn NLXH, NLVH.
 -Về kĩ năng: Kĩ năng tạo lập văn bản: biết làm bài văn NLXH, NLVH, hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức về văn NLXH, NLVH để viết một bài viết cụ thể.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
 -Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận
 -Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận trong 90 phút
III.THIẾT LẬP MA TRẬN
 - Liệt kê các chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn lớp 10 học kì II.
 -Chọn các nội dung cần đánh giá.
 -Thực hiện các bược thiết lập ma trận.
 -Xác định khung ma trận.
 Ma trận

 Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng thấp
 Vận dụng cao

 CỘNG

 TN
 TN
 TN
 TL

Chủ đề 1:
Đọc – hiểu văn 
học
-Nhận biết thể loại văn biền ngẫu.
-Tội ác của giặc Minh xâm lược.
-Nd cơ bản của bài tựa.
-Biết hoàn cảnh ra đời của bài phú
-Hiểu đặc trưng của văn tuyên ngôn .
-Hiểu giá trị cơ bản của bài tựa và đóng góp của tác giả.
-Hiểu giá trị cơ bản của bài phú



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
6 (c1, c2, c4, c7, c8, c10)
1.5

2 (c3, c9)
0.5


8
2.0
20 %
Chủ đề 2:
Tiếng Việt
-Biết câu đúng ngữ pháp.
-Lỗi của câu.
-Biết các khái niệm
-Hiểu nguyên tắc viết câu
-Hiểu bản chất của khái niệm



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2 (c5, c6 )
0.5
2 c11, c12)
0.5



4
1.0
10 %
Chủ đề 3:
Làm văn NLXH
-Biết cách viết bài văn nghị luận ngắn.
-Biết g/t các khái niệm kho tàng hạnh phúc được yêu thương
Hiểu thế nào là tình yêu thương và giá trị của tình yêu thương

-Vận dụng các thao tác lập luận.
-Vận dụng hiểu biết để giải quyết vấn đề về đời sống

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ



1
2.0
1
2.0
20 %
Chủ đề 4:
Làm văn NLVH
-Biết những nội dung cơ bản của đoạn trích.
-Biết bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật
Hiểu vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của người anh hùng Từ Hải

Vận dụng những kiến thức đã học để làm rõ vẻ đẹp của Từ Hải cùng quan niệm của Nguyễn Du.

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ 



1
5.0
1
5.0
50 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
8
2.0
20 %

4
1.0
10 %

2
7.0
70 %
14
10.0
100 %

IV.BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
 BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10
 Thời gian làm bài: 90 phút
 Đề bài:
A.Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) 
1.Biền ngẫu là loại văn được viết với hình thức:
A.Câu có hai vế đối nhau về ý B.Câu có hai vế đối nhau về âm
C.Câu có hai vế đối nhau về cả âm và ý D.Câu có hai vế nhưng không cần đối nhau
2.Tội ác nào sau đây của giặc Minh trong bài cáo là man rợ nhất?
A.Nướng dân đen B.Vùi con đỏ
C.Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc D.Kẻ bị đem vào núi đãi các tìm vàng
3.Trước Hoàng Đức Lương đã có người nói về nền văn hiến của đất nước. Đó là:
A.Nguyễn Trãi B.Trần Thủ Độ C.Lê Lợi D.Trần Quốc Tuấn
4.Ý tưởng cơ bản của bài “ tựa” là:
A.Hướng dẫn người đọc về nội dung cuốn sách.
B.Phê bình cổ nhân xem thường di sản văn hóa của dân tộc
C.Cổ vũ tinh thần văn hiến của dân tộc
D.Nhắc nhở thế hệ sau trân trọng giá trị văn hiến của dân tộc
5.Trong những câu sau câu nào viết đúng ngữ pháp?
A.Ở đây nhổ răng không đau. B.Tại đây nhận xay bột trẻ em.
C.Thỉnh thoảng trên báo vẫn viết câu sai ngữ pháp D.Sinh viên không được qua lại khu vực này.
6.Câu sau đây mắc lỗi gì?
 Nguyễn Trãi danh nhân văn hóa của thế giới
A.Lỗi về phong cách ngôn ngữ B.Lỗi về ngữ pháp C.Lỗi về ngữ âm và chữ viết D.Lỗi về từ ngữ
7.Bài Phú sông Bạch Đằng ra đời vào thời kì nào?
A.Nhà Trần mới thiết lập. B.Nhà Trần trở nên một quốc gia hùng mạnh.
C.Nhà Trần có dấu hiệu suy vong. D.Nhà Trần đã hoàn toàn suy vong.
8.Trương Hán Siêu – tác giả bài phú là:
A.Một danh tướng thời Trần B.Một nho sĩ ẩn mình nơi thôn dã.
C.Một người ưu thời mẫn thế D.Một công thần được các vua Trần kính trọng
9.Văn bản nào sau đây không mang tính tuyên ngôn?
A.Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt B.Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
C.Bình Ngôn đại cáo của Nguyễn Trãi D.Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
10.Hoàng Đức Lương sống vào thời nào của nhà Lê?
A.Lê Thái Tổ B.Lê Thái Tông C.Lê Thánh Tông D.Lê Dục Tông 
11.Thế nào là chủ đề của văn bản văn học? 
A.Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản văn học B.Là nội dung chính được nói đến trong văn bản văn học
C.Là đề tài chính được đề cập trong văn bản văn học D.Là nội dung bao trùm của văn bản văn học.
12.Các khái niệm nào sau đây thuộc về hình thức của văn bản văn học? 
A.Ngôn từ, kết cấu, thể loại, chủ đề. B.Ngôn từ, tư tưởng, kết cấu, thể loại
C.Ngôn từ, kết cấu, thể loại. D.Ngôn từ, đề tài, thể loại, kết cấu. 

B.Phần II: Tự luận 
 Câu 1: (2 điểm)
 Viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau: Tất cả kho tàng trên mặt đất không bằng niềm hạnh phúc của yêu thương.
 Câu 2: (5 điểm)
 Phân tích hình tượng người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng ( trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) 
 
V.HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
 BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10
 Thời gian làm bài: 90 phút
 A.Phần I: Trắc nghiệm ( mỗi câu đúng 0.25 điểm )
 Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
 11
 12
Đáp án
 C 
 B 
 A 
 A 
 D
 B
 C
 D
 B
 C
 A
 C
 B.Phần II: TỰ LUẬN
 Câu 1:
 1.Kĩ năng:
 -Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
 -Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 2.Kiến thức:
 HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ các ý chính sau:
 a.Giải thích:
 -Niềm hạnh phúc được yêu thương là một món quà quý giá hơn mọi kho tàng của cải trên mặt đất.
 -Ý nghĩa của câu nói: Khẳng định ý nghĩa cao đẹp, giá trị to lớn của tình yêu thương.
 b.Bàn luận:
 -Biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm đồng cảm, chia sẻ
 -Gía trị của tình yêu thương: xoa dịu mọi nỗi đau, tăng niềm tin ý chí nghị lực
 +Tình thương cảm hóa mọi lỗi lầm, giúp con người sống cao thượng, vị tha tốt đẹp hơn.
 +Tình yêu thương quý hơn mọi giá trị vật chấtbởi nó đem lại niềm vui hạnh phúc lớn lầom tiền bạc không thể mua, danhd đổi được.
 -Câu nói thể hiện lối sống cao đẹp: biết san sẻ, yêu thương, tha thứ...đem lại hạnh phúc cho bản thân, cho người thân cho cộng đồng.
 -Phê phán lối sống ích kỉ hoặc yêu htương không đúng cách
 c.Bài học về lẽ sống: -Sống đẹp: quan tâm, sẻ chia, vị tha
 -Trân trọng, yêu thương những gì mà người khác đem đến cho mình. 
 3.Cách cho điểm 
 -Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 -Điểm 2:Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 -Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
 -Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
 Câu 2: 
 1.Kĩ năng:
 -Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, biết cách phân tích một bài thơ.
 -Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 2.Kiến thức:
 HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu bật được những ý chính sau:
 a.Vẻ đẹp phẩm chất của người anh hùng Từ Hải:
 -Là một trượng phu có khát vọng lớn lao
 -Có tài năng xuất chúng.
 -Có ý chí quyết tâm lập nên sự nghiệp lớn
 -Có thái độ hành động dứt khoát, vượt lên những ràng buộc thông thường
 -Có niềm tin mãnh liệt vào tương lai
 b.Vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm:
 -Gần gũi, tinh tế, sâu sắc.
 -Thủy chung: lời hứa với Kiều sẽ trở về đón nàng khi thắng lợi
 c.Nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng: ước lệ, lí tưởng hóa, cảm hứng vũ trụ
 => Người anh hùng Từ Hải thể hiện quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Du và gửi gắm ước mơ tự do, công lí. 
 3.Cách cho điểm:
 -Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, mạch lạc, có hình ảnh và cảm xúc; có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 -Điểm 3:Trình bày được nửa các yêu cầu trên, văn viết rõ ràng, tương đối mạch lạc, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 -Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.
 -Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề 

File đính kèm:

  • docvan10v.doc