Bài giảng Mạch hãm động năng động cơ không đồng bộ 3 pha

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mạch hãm động năng động cơ không đồng bộ 3 pha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án Lý thuyết Số:19 số tiết:1 
bàI 4 : mạch hãm động năng động cơ Không đồngBộ 3 pha 
A-Mục tiêu bài giảng:
- Vẽ được sơ đồ nguyên lý, phân tích được nguyên lý hoạt động của mạch điện.
- Biết được pham vi ứng dung của mạch điện trong thực tiễn. 
- Rèn luyện tính kiên trì, tư duy khoa học độc lập, chủ động khi học tập.
B. Điều kiện cho dạy và học:
Giáo án, đề cương bài giảng, hình vẽ trực quan, tài liệu tham khảo.
C. Các bước lên lớp:
Ngày thực hiện
Lớp
Vắng có lý do
Vắng không lý do
25/ 04/ 2008
Điện DDCN2- K8
TT
Nội dung
Thời gian
(phút)
Phương pháp phương tiện
I
II
III
 IV
 V
ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số
KIểm tra bài cũ
- Dự kiến đối tượng kiểm tra:
- Câu hỏi kiểm tra:
Giảng bài mới:
I - Sơ đồ nguyên lý:
 1. Sơ đồ nguyên lý(hình vẽ)
 2. Giới thiệu các thiết bị trong sơ đồ
 - Aptômat 3 pha AB
 - Cầu chì CC1, CC2, CC3, CC4
 - Rơle nhiệt RN
 - Động cơ KĐB 3 pha M
 - Nút ấn dừng OFF, nút ấn mở máy ON
 - Rơle thời gian RTh
 - Tiếp điểm thường đóng mở chậm của rơle thời gian RTh
 - Công tăctơ H và các tiếp điểm thường đóng, thường mở của nó
 - Công tăctơ K và các tiếp điểm thường đóng, thường mở của nó
 - Cầu chỉnh lưu 
 - Máy biến áp BA
 3. Nguyên lý hãm động năng
Trước hết cắt nguồn điện AC vào động cơ sau đó lập tức đóng nguồn DC vào dây quấn stato. Dòng DC đi vào dây quấn stato tạo thành từ trường một chiều trong máy. Rôto do có quán tính nên vẫn quay trong từ trường một chiều đó, và trong dây quấn rôto cảm ứng nên Sđđ và dòng điện cảm ứng (chiều Sđđ xác định theo quy tắc bàn tay phải). Dòng cảm ứng đó tác dụng với từ trường stato tạo thành mômen hãm chống lại chiều quay của rôto(hãm). Khi động cơ đã dừng ta cắt nguồn một chiều kết thúc hãm động năng
II. Nguyên lý hoạt động.
 1. Quá trình khởi động.
 Đóng aptômat AB cấp nguồn cho mạch điện để 
chuẩn bị hoạt động, ấn nút ON côngtăctơ K có điện, sẽ đóng tiếp điểm K (2-4) cấp nguồn 3 pha cho động cơ, động cơ được khởi động. Đóng tiếp điểm K(3-5) để tự duy trì. mở tiếp điểm K (11-13) để khoá chéo côngtăctơ H. 
 2. Quá trình hãm dừng.
Muốn hãm dừng động cơ ta ấn nút OFF côngtăctơ K mất điện cắt nguồn vào động cơ, đồng thời rơle thời gian RTh, côngtăctơ H có điện, đóng tiếp điểm H(1-9) để tự duy trì. Mở tiếp điểm H(5-7) khoá chéo côngtắctơ K. Đóng tiếp điểm H(2-6) cấp nguồn cho máy biến áp BA và đưa nguồn một chiều vào hai pha của động cơ để hãm động năng. Sau một thời gian chỉnh định tốc độ động cơ đã bằng không, tiếp điểm thường đóng mở chậm RTh(9-11) sẽ mở ra côngtắctơ H mất điện sẽ cắt nguồn một chiều vào động cơ kết thúc quá trình hãm động năng.
III. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng
1.Phạm vi ứng dụng
 Mạch này ứng dụng hãm cho các động cơ có công suất lớn, các máy máy gia công kim loại: tiện, phay, bào, mài, doa, khoan và các máy nâng hạ cần trục.
2.ưu, nhược điểm 
 * ưu điểm là hãm dừng nhanh, chính xác
 * Nhược điểm là phải sử dụng nguồn một chiều qua máy biến áp nên giá thành cao. Khi động cơ chưa hoạt động ấn nút dừng OFF vẫn cấp nguồn DC vào động DC
Tổng kết bài giảng
-Tóm tắt bài giảng.
 - So sánh ưu nhược điểm của mạch điện với các mạch hãm đã học
Câu hỏi và bài tập
Vẽ và trình bày nguyên lý hoạt động của mạch 
hãm động năng động cơ KĐB 3 pha ?
2
5
5
17
5
4
2
Phát vấn lớp trưởng
Đặt vấn đề
Trực quan hình vẽ
Đàm thoại
Giải thích
trên hình vẽ
Phân tích
trên hình vẽ
Giải thích
Thuyết trình
Thuyết trình
So sánh với các mạch hãm khác
Thuyết trình
Thông báo
Tự đánh giá và rút kinh nghiệm:
Nội dung:…….......…………………………………………………………………….
Thời gian:.........…..……………………………………………………………………
Phương pháp:………….……………………………………………………………….
 Ngày 20 tháng 04 năm 2008 
Thông qua tổ bộ môn
Phí hữu nghĩa
Giáo viên soạn
Lưu Văn Hùng

File đính kèm:

  • docbai 4 ham dong nang.doc
Đề thi liên quan