Tuyển tập 30 đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2021-2022

pdf70 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 15/05/2024 | Lượt xem: 86 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tuyển tập 30 đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỆ THỐNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2021 – 2022 
1. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Ninh Bình .........................................................................3 
2. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Quảng Trị ........................................................................5 
3. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Đồng Tháp .......................................................................7 
4. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Phú Thọ ......................................................................... 10 
5. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Nam Định ....................................................................... 16 
6. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Đà Nẵng ......................................................................... 19 
7. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Điện Biên ....................................................................... 21 
8. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Hưng Yên ............................................................................ 23 
9. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Ninh Thuận ........................................................................ 25 
10. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Tiền Giang ........................................................................ 27 
11. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Phú Yên ............................................................................ 30 
12. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Sóc Trăng .......................................................................... 32 
13. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Tây Ninh ........................................................................... 34 
14. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Tây Ninh ........................................................................... 36 
15. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Cần Thơ ............................................................................ 37 
16. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – An Giang ........................................................................... 40 
17. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Bắc Cạn ............................................................................. 41 
18. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Bạc Liêu ............................................................................ 43 
19. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Bắc Ninh ........................................................................... 45 
20. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Bến Tre ............................................................................. 47 
21. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Bình Dương ...................................................................... 49 
22. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Cà Mau ............................................................................. 52 
23. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Đăk Nông .......................................................................... 54 
24. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Gia Lai .............................................................................. 56 
25. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Hà Giang ........................................................................... 58 
26. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Hà Nam ............................................................................. 60 
27. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Hải Dương .................................................................... 62 
28. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Hà Nội – Năm 2018 - 2019 ............................................ 65 
29. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Hà Nội – Năm 2019 - 2020 ............................................... 68 
30. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Hà Nội – Năm 2021 - 2022 ............................................... 70 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TỈNH NINH BÌNH 
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP TỈNH 
NĂM HỌC 2021-2022 
Môn: HOÁ HỌC 
Ngày thi: 23/2/2022 
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
 Đề thi gồm 06 câu trong 02 trang 
1. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Ninh Bình 
Câu 1 (4,5 điểm). 
 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học giải thích các thí nghiệm sau: 
 - Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaHSO4 dư vào dung dịch Ba(OH)2. 
 - Thí nghiệm 2: Dẫn khí clo vào ống nghiệm đựng dung dịch KOH, sau đó nhỏ 1-2 giọt dung dịch vừa 
tạo thành vào mẩu giấy quỳ tím. 
 - Thí nghiệm 3: Cho dung dịch axit axetic dư vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2. 
 - Thí nghiệm 4: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp HCl và AlCl3. 
 2. Cho 2 lọ mất nhãn chứa 2 dung dịch X và Y. Dung dịch X chứa hỗn hợp BaCl2 và NaOH; dung dịch 
Y chứa hỗn hợp NaAlO2 và NaOH. Chỉ dùng khí CO2 hãy trình bày cách phân biệt hai lọ dung dịch trên. 
Viết các phương trình hóa học xảy ra. 
Câu 2 (3,0 điểm). 
 1. Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ dưới đây (ghi rõ điều kiện nếu có). 
Tinh bột 
(1)⎯⎯→ glucozơ 
(2)⎯⎯→ ancol etylic 
(3)⎯⎯→ axit axetic 
(4)⎯⎯→ Etyl axetat. 
 2. Cho dung dịch H2SO4 loãng dư lần lượt tác dụng với các chất rắn sau: NaHCO3, FeS, Na2SO3 thu 
được các khí X, Y, Z. 
 Biết: X + Y → T + H2O và Y + O2 dư 
ot⎯⎯→ X + H2O. 
 T là chất rắn màu vàng, dùng để xử lý bầu thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ. 
 Xác định các khí X, Y, Z và viết các phương trình hóa học xảy ra. 
Câu 3 (3,0 điểm). 
 1. Hấp thụ từ từ a mol CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2. Hãy biện luận và vẽ đồ thị về sự phụ 
thuộc của số mol kết tủa vào số mol CO2. Lập biểu thức tính số mol kết tủa theo a, b. 
 2. Hòa tan 6,76 gam oleum X vào lượng nước dư thu được dung dịch A. Để trung hòa 1/20 lượng dung 
dịch A cần dùng 80 ml dung dịch NaOH 0,1M. Tìm công thức của oleum. 
Câu 4 (3,5 điểm). 
 1. Cho m gam bột kim loại R có hóa trị không đổi vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và 
AgNO3 đều có nồng độ 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (m + 27,2) gam hỗn hợp rắn 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
A và dung dịch Y. A tác dụng với dung dịch HCl có khí H2 thoát ra. Tìm kim loại R và số mol muối tạo 
thành trong dung dịch Y. 
 2. Hỗn hợp khí X gồm H2 và hai hiđrocacbon A, B được chứa trong một bình kín có sẵn bột Ni, đun 
nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 13,44 lít khí Y (ở đktc). Chia Y thành hai phần bằng nhau: 
 - Phần 1 dẫn qua dung dịch nước brom thấy dung dịch nhạt màu và thu được duy nhất một hiđrocacbon A. 
Đốt cháy hoàn toàn A thu được CO2 và H2O với tỉ lệ về khối lượng tương ứng là 88 : 45. 
 - Phần 2 đốt cháy hoàn toàn thu được 30,8 gam CO2 và 10,8 gam H2O. 
 a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B. 
 b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong X. 
Câu 5 (4,5 điểm). 
 1. Cho 34,2 gam hỗn hợp X gồm Al2O3, CuO và Fe2O3 tác dụng với CO dư nung nóng đến khi phản 
ứng hoàn toàn thu được 27,8 gam chất rắn. Mặt khác 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung 
dịch hỗn hợp gồm H2SO4 1M và HCl 1,5M, sau phản ứng thu được m gam muối. Tính m. 
 2. Cho hỗn hợp M chứa 3 hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X, Y, Z. Trong đó X, Y là 2 đồng phân 
và Z là chất kế tiếp Y trong cùng một dãy đồng đẳng. Làm bay hơi 8,2 gam M thì thể tích hơi thu được bằng 
thể tích của 5,5 gam CO2 trong cùng điều kiện. Để đốt cháy hoàn toàn 32,8 gam M cần 29,12 lít O2 (đktc), 
sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và hơi nước với thể tích bằng nhau. Cho 9,84 gam M tác dụng với NaHCO3 lấy 
dư, thu được 2,016 lít CO2 (đktc). 
 Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X, Y, Z và tính phần trăm về khối lượng của X trong 
hỗn hợp M. 
Câu 6 (1,5 điểm). 
 Cho chất béo X là trieste của glixerol với axit stearic (công thức cấu tạo của axit stearic là 
C17H35COOH). Tiến hành thí nghiệm hóa học sau: 
 Cho một lượng chất béo X vào cốc thủy tinh chịu nhiệt đựng một lượng dư dung dịch NaOH, thấy chất 
trong cốc tách thành hai lớp; đun sôi hỗn hợp một thời gian đến khi thu được chất lỏng đồng nhất; để nguội 
hỗn hợp và thêm vào một ít muối ăn, khuấy cho tan hết thấy hỗn hợp tách thành hai lớp: Phía trên là chất 
rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng. 
 1. Xác định công thức cấu tạo của X và viết phương trình hóa học xảy ra. 
 2. Hãy cho biết lớp chất rắn màu trắng thu được là chất gì?. Nêu vai trò của muối ăn trong thí nghiệm 
trên. 
Cho: H = 1; C = 12; O = 16; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; 
------HẾT------ 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 QUẢNG TRỊ 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 9 THCS 
NĂM HỌC 2021 - 2022 
(Khóa thi ngày 16 tháng 3 năm 2022) 
(Đề thi có 02 trang) 
MÔN THI: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. 
2. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Quảng Trị 
Câu 1. (4,5 điểm) 
1. Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) là 115 hạt, trong đó 
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Tìm số hạt p, n, e và cho biết tên của R. 
2. X là oxit của kim loại M, trong đó M chiếm 72,414% về khối lượng. Hãy xác định công thức hóa học 
của X và hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 
 X + A1 → A2 + A3 + A4 (1); A2 + A5 → A6 + A7 (2); 
 A2 + M → A3 (3); A3 + A5 → A8 + A7 (4); A8 + A4 + A9 → A6 (5). 
 (Cho biết tỉ lệ số mol của A2 và A3 ở (1) là 1:1 và khi hơ A7 trên đèn cồn thì ngọn lửa có màu vàng tươi). 
3. Hấp thụ hoàn toàn m gam SO3 vào 180 gam dung dịch H2SO4 98%, thu được oleum có công thức 
H2SO4.3SO3. Xác định giá trị của m. 
4. Làm lạnh 200,0 gam dung dịch NaCl bảo hoà ở 1000C xuống 200C thấy có 26,1 gam NaCl.xH2O kết 
tinh. Xác định công thức của muối kết tinh. (Độ tan của NaCl ở 1000C là 39,1 gam và ở 200C là 35,9 gam). 
Câu 2. (5,0 điểm) 
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: 
Thí nghiệm 1: Đốt cháy dây Fe trong bình thủy tinh đựng khí oxi. 
Thí nghiệm 2: Sục khí Cl2 vào dung dịch KI có chứa hồ tinh bột. 
Thí nghiệm 3: Cho vài giọt phenophtalein vào ống nghiệm chứa dung dịch có hòa tan 1 gam NaOH, sau 
đó thêm tiếp vào ống nghiệm trên dung dịch có chứa 1 gam HCl đến hết. 
2. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất trong các trường hợp sau: 
a) Hai dung dịch mất nhãn gồm Na2CO3 và HCl, không dùng thêm thuốc thử. 
b) Các bình chứa bột rắn riêng biệt: Al, FeO, BaO, Al4C3, chỉ dùng thêm một thuốc thử. 
3. Cho 6,4 gam hỗn hợp X gồm MgO và Fe2O3 vào 300 ml dung dịch H2SO4 0,3M, sau phản ứng cô 
cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Xác định giá trị m. 
4. Trộn dung dịch muối A vào dung dịch muối B (lấy cùng số mol muối), thu được 1,25 gam kết tủa X 
(X là muối của kim loại M có hóa trị II) và dung dịch Y. Tách kết tủa X đem nung đến khối lượng không 
đổi thu được oxit Z (khí) và 0,7 gam oxit MO (biết số mol Z bằng số mol MO). Cô cạn cẩn thận dung dịch 
Y thu được 2,0 gam muối khan, đem nung nóng ở nhiệt độ cao thu được 0,025 mol oxit T (khí) và 0,05 mol 
H2O. Xác định công thức phân tử của muối A và muối B, viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
Câu 3. (4,5 điểm) 
1. Viết phương trình hóa học khi tiến hành các thí nghiệm sau: 
a) Cho dung dịch KOH tác dụng với dung dịch Ca(HCO3)2. 
b) Cho bột Fe tác dụng với dung dịch H2SO4. 
c) Cho muối X vào dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đều sinh ra khí. 
2. Hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z. (hình bên) 
Hãy lựa chọn các cặp hóa chất X, Y thích hợp để điều chế 4 khí Z khác nhau 
(là chất vô cơ). Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
3. Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được khí SO2 là sản phẩm khử 
duy nhất và dung dịch X. Cô cạn X thu được 26,4 gam muối khan. Tính khối lượng H2SO4 đã phản ứng. 
4. Cho kim loại M có hóa trị II tác dụng với dung dịch CuSO4, lọc tách dung dịch sau phản ứng thu được 
chất rắn A. Lấy 1,93 gam A tác dụng với dung dịch axit HCl dư, thấy thoát ra 0,01 mol khí. Mặt khác lấy 
5,79 gam A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 19,44 gam chất rắn. Xác định kim loại M. 
Câu 4. (6,0 điểm) 
1. Từ metan và các hóa chất vô cơ, điều kiện, thiết bị cần thiết có đủ. Hãy viết phương trình hóa học 
điều chế cao su buna, poli(vinyl axetat), etyl axetat. 
2. a) Hiđrocacbon A (mạch hở) có công thức phân tử là Cx+1H3x , biết tỉ khối hơi của A so với H2 nhỏ 
hơn 36,5. Xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo có thể có của A. 
b) Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm hiđrocacbon A (là chất khí ở điều kiện thường) và 0,06 mol O2, 
bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp X. Toàn bộ sản phẩm cháy sau phản ứng cho qua 3,5 lít dung dịch 
Ca(OH)2 0,01M thì thu được 3 gam kết tủa và có 0,01 mol khí duy nhất thoát ra khỏi bình. Xác định công 
thức phân tử có thể có của A. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, nước bị ngưng tụ khi cho qua dung dịch). 
3. Tiến hành lên men giấm 200ml dung dịch ancol etylic 5,75o thu được 200ml dung dịch Y. Lấy 100ml 
dung dịch Y cho tác dụng với Na dư thì thu được 60,648lít H2 (đktc). Tính hiệu suất của phản ứng lên men 
giấm. (Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8gam/ml; khối lượng riêng của nước là 1,0gam/ml). 
4. Chất hữu cơ X có nguồn gốc từ thực vật (X có chứa C, H, O; trong phân tử X có số nguyên tử oxi 
nhỏ hơn 8). Cho a mol X tác dụng hết với NaHCO3 thu được V1 lít khí CO2. Mặt khác nếu cho a mol X phản 
ứng hết với Na thì thu được V2 lít khí H2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). 
a) Xác định công thức phân tử của X. (Biết khối lượng phân tử của X bằng 192 và 4V1 = 3V2). 
b) Viết phương trình phản ứng xảy ra. 
c) Viết công thức cấu tạo của X. (Biết X có cấu tạo đối xứng, không bị oxi hóa bởi CuO đun nóng). 
Cho biết: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; Ca=40; Fe=56; Cu=64; 
Zn=65; Br=80; Ag=108 
----------------- HẾT ----------------- 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TỈNH ĐỒNG THÁP 
________________ 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 (Đề gồm có 03 trang) 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH 
NĂM HỌC 2021 - 2022 
Môn: HÓA HỌC 
Ngày thi: 03/4/2022 
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề 
Cho nguyên tử khối: H=1; C=12; N=14; O=16; S=32; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Pb=207; 
Al=27; Br=80; Fe=56; Cl=35,5; P=31; Ag=108; Cu=64. 
3. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Đồng Tháp 
Câu 1. (2,0 điểm) 
1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 58 hạt, biết số hạt mang điện 
trong hạt nhân ít hơn số hạt không mang điện 1 hạt. 
a) Tìm tên của nguyên tố trên. 
b) Cho 2,34 gam nguyên tố X vào 100 ml H2O thu được dung dịch Y, xác định nồng độ mol của dung 
dịch Y (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). 
2. Viết công thức cấu tạo dạng mạch hở của C3H6 và C3H8, C2H6O. 
Câu 2. (3,0 điểm) 
1. Hòa tan hoàn toàn kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, sau phản ứng thu được dung 
dịch X có nồng độ 26,8% và 5,6 lít một chất khí (đo ở đktc). Làm lạnh dung dịch X xuống nhiệt độ toC thì 
thu được 27,8 gam tinh thể MSO4.nH2O và còn lại 114 gam dung dịch bão hòa Y có nồng độ 20%. Tìm công 
thức của tinh thể MSO4.nH2O. 
2. Cho V1 lít dung dịch KOH 0,25M vào V2 lít dung dịch HCl 0,2M thu được 1,5 lít dung dịch A. Toàn 
bộ dung dịch A ở trên hòa tan vừa hết 3,06 gam Al2O3. Tính V1 và V2. 
Câu 3. (3,0 điểm) 
1. Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Cho lần lượt các chất 
NaOH, BaCl2, Cl2 vào dung dịch X. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). 
2. Cho các chất rắn dạng bột Mg, Ba(OH)2, Al2O3, Al chứa trong các lọ riêng biệt, bị mất nhãn. Chỉ 
được dùng một thuốc thử duy nhất, hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các lọ bị mất nhãn trên. 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
3. Cho các dung dịch: KHSO4, Ba(HCO3)2, Na2CO3, Mg(NO3)2 được đặt tên không theo thứ tự X, Y, 
Z, T. Tiến hành thí nghiệm với X, Y, Z, T thu được kết quả như sau: 
Thuốc thử X Y Z T 
NaOH Kết tủa trắng Không hiện tượng Kết tủa Không hiện tượng 
NaHSO4 
Kết tủa, khí 
thoát ra 
Khí thoát ra 
Không hiện 
tượng 
Không hiện tượng 
Hãy xác định X, Y, Z, T, viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. 
Câu 4. (3,0 điểm) 
1. Chất hữu cơ X được sử dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm có tác dụng giữ ẩm như: kem dưỡng da, 
sữa tắm, dầu gội, kem đánh răng, nước rửa tay sát khuẩnKhi phân tích chất X thu được kết quả như sau: 
%C=39,130% ; %H=8,696% ; %O=52,174%. 
a) Xác định công thức đơn giản nhất của X. 
b) Xác định công thức phân tử của X biết rằng tỉ khối hơi của X so với NO2 là 2. 
2. Viết hai phương trình hóa học để giải thích hiện tượng xâm thực của nước mưa đối với đá vôi 
trong tự nhiên và quá trình tạo thạch nhũ trong các hang động. 
3. Cho các chất sau: NH4NO3, Ca(H2PO4)2, K2CO3, (NH2)2CO. Chất nào là phân đạm, phân lân, phân 
kali. Gọi tên của các chất đó. 
4. Một mẫu nước chứa Pb(NO3)2. Để xác định hàm lượng chì người ta hòa tan một lượng dư Na2S vào 
500,0 ml nước đó, làm khô kết tủa sau phản ứng thu được 4,618.10-3 gam PbS. Hỏi nước này có bị nhiễm 
độc chì không, biết rằng nồng độ chì tối đa cho phép trong nước sinh hoạt là 0,10 mg/l. 
Câu 5. (1,0 điểm) 
1. Trình bày hiện tượng xảy ra khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Viết phương trình hóa học 
xảy ra. 
2. Cho thí nghiệm như hình vẽ (Hình 1) 
Biết khí A làm đục nước vôi trong và làm mất màu dung 
dịch brom, Y là muối trung hòa. 
- Hãy xác định khí A, dung dịch X, chất rắn Y, dung 
dịch Z. 
- Cho biết vai trò của dung dịch Z trong thí nghiệm trên? 
(Không cần viết phương trình phản ứng) 
 Hình 1 
Câu 6. (4,0 điểm) 
1. Nhiệt nhôm hoàn toàn 9,66 gam hỗn hợp X gồm FexOy và Al trong điều kiện không có không khí 
(giả sử chỉ xảy ra phản ứng nhiệt nhôm tạo thành Fe và Al2O3) thu được hỗn hợp chất rắn Y. Trộn đều Y rồi 
chia hỗn hợp thành hai phần: 
- Hòa tan hết phần thứ nhất trong 125 ml dung dịch NaOH 0,2M vừa đủ, sau khi phản ứng kết thúc 
thấy thoát ra 168 ml khí (đo ở đktc). 
- Cho toàn bộ phần thứ hai vào dung dịch H2SO4 loãng dư đến khi phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 
2,016 lít khí (đo ở đktc). 
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
b) Tìm công thức phân tử của FexOy. 
c) Cho 4,83 gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được V lít khí SO2 (đo ở đktc, 
sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của V. 
2. Cho 0,784 lít khí CO2 (đo ở đktc) hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch X chứa NaOH và Na2CO3 thì 
thu được 200 ml dung dịch Y (giả sử thể tích dung dịch không đổi): 
- Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào 200ml dung dịch Y thì thấy xuất hiện 4,925 gam kết tủa. 
- Nếu cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào 100ml dung dịch Y thấy xuất hiện 2,25 gam kết tủa. 
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
b) Tính nồng độ mol/lít các chất có trong 200 ml dung dịch X ban đầu. 
Câu 7. (4,0 điểm) 
1. Đốt cháy hoàn toàn 1,344 lít hỗn hợp khí X gồm một anken và một ankin cần vừa đủ 4,48 lít khí oxi 
(các khí đo ở đktc) thu được 6,16 gam CO2. 
a) Tìm công thức phân tử của anken và ankin. 
b) Dẫn toàn bộ hỗn hợp X ở trên qua dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau khi kết thúc phản ứng thì thu được 
bao nhiêu gam kết tủa? 
2. Hỗn hợp X chứa 0,02 mol C2H2, 0,02 mol C2H4 và 0,04 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (bột Ni xúc 
tác) một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y so với khí H2 là 11,6. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua 
dung dịch Br2 dư thấy có m gam Br2 tham gia phản ứng. 
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
b) Tính thể tích khí oxi (đo ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết hỗn hợp Y. 
c) Tìm giá trị của m. 
--- HẾT--- 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
PHÚ THỌ 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2021 – 2022 
MÔN: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề 
(Đề thi có 04 trang) 
Lưu ý: 
 Thí sinh lựa chọn đáp án phần trắc nghiệm khách quan chỉ có một lựa chọn đúng. 
 Thí sinh làm bài thi cả phần trắc nghiệm khách quan và phần tự luận trên tờ giấy thi (không làm bài 
trên tờ đề thi) 
 Cho nguyên tử khối (đvC): H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; 
 Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. 
 Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. 
4. Đề thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh – Phú Thọ 
 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (20 câu; 10,0 điểm) 
Câu 1: Dãy chất nào dưới đây đều là các oxit bazơ? 
 A. BaO, SO2, Al2O3. B. CaO, Na2O, BaO. 
 C. Na2O, ZnO, CO. D. Al2O3, NO, CaO. 
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam hỗn hợp gồm Zn và Mg trong O2, thu được 11,7 gam hỗn hợp X. Cho 
V ml dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với X. Giá trị của V là 
 A. 750. B. 375. C. 150. D. 225. 
Câu 3: Cho 0,032 mol Ba vào dung dịch chứa 0,16 mol CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 
được kết tủa Y. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của 
m là 
 A. 2,560. B. 7,456. C. 10,016. D. 12,800. 
Câu 4: Cho các chất: H2SO4, KOH, Ca(NO3)2, Na2CO3, K2SO4. Số chất tác dụng với dung dịch BaCl2, thu 
được kết tủa là 
 A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. 
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Sắt là kim loại nặng, màu trắng xám và có tính dẫn điện tốt hơn bạc. 
 B. Sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc, nguội tạo thành muối sắt (III) sunfat. 
 C. Ở nhiệt độ cao, sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo thành muối sắt (III) sunfua. 
 D. Sắt là kim loại màu trắng xám, có ánh kim, dẫn nhiệt tốt và có tính nhiễm từ. 
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai? 
 A. Thành phần chính của supephotphat có công thức hóa học là Ca(H2PO4)2. 
 B. Phân bón NPK dễ tan, cung cấp cho cây trồng đồng thời đạm, lân và kali. 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 C. Phân urê có công thức (NH2)2CO3 và có hàm lượng của nguyên tố nitơ thấp nhất. 
 D. Những phân kali thường dùng là KCl và K2SO4 đều dễ tan trong nước. 
Câu 7: Cho 24,6 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y gồm O2 và Cl2 (có số mol 
bằng nhau) được 45,2 gam hỗn hợp Z gồm oxit và muối. Mặt khác, cho 12,3 gam X tác dụng với dung dịch 
HCl dư, thu được V lít khí H2. Giá trị của V là 
 A. 5,04. B. 4,48. C. 3,36. D. 6,72. 
Câu 8: Nung hỗn hợp gồm 11,2 gam Fe và 3,2 gam S trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng 
thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho V ml dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B. 
Giá trị của V là 
 A. 200. B. 400. C. 300. D. 100. 
Câu 9: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 
dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là 
 A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)2 và AgNO3. 
 C. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2. D. AgNO3 và Mg(NO3)2. 
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai? 
 A. Ứng dụng quan trọng nhất của lưu huỳnh đioxit là để sản xuất axit sunfuric. 
 B. Axit sunfuric được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc. 
 C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt. 
 D. Kim loại kali, natri phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch muối. 
Câu 11: Hỗn hợp X gồm CaCO3, Al2O3 và Fe2O3 trong đó Al2O3, Fe2O3 lần lượt chiếm 10,2% và 10,0% về 
khối lượng. Nung X ở nhiệt độ cao thu được chất rắn Y. Khối lượng của Y bằng 67% khối lượng của X. 
Phần trăm khối lượng của muối trong Y là 
 A.7,16%. B. 62,69%. C. 15,22%. D. 14,93%. 
Câu 12: Cho các cặp chất sau: KOH và H2SO4; Ba(HCO3)2 và H2SO4; Ba(OH)2 và HCl; Ba(OH)2 và H2SO4; 
Ca(HCO3)2 và Na2SO4. Thực hiện các sơ đồ phản ứng sau (các chất phản ứng theo đúng tỉ lệ mol) 
(a) X1 + X2 dư → X3 + X4↓ + H2O. 
(b) X1 + X3 → X5 + H2O. 
(c) X2 + X5 → X4 + 2X3. 
(d) X4 + X6 → BaSO4 + CO2 + H2O. 
Số cặp chất ở trên thoả mãn thứ tự X2 và X6 trong các sơ đồ là 
 A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. 
Câu 13: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
 (a) Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư. 
 (b) Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa a mol KHCO3 và 2a mol K2CO3. 
 (c) Cho a mol KOH vào dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2. 
 (d) Cho a mol Ba(HCO3)2 vào dung dịch chứa a mol KHSO4. 
 (e) Cho a mol NaHS vào dung dịch chứa a mol KOH. 
 (g) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch KOH. 
Số thí nghiệm thu được dung dịch có chứa hai muối sau phản ứng là 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 14: Cho bột nhôm vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 sau một thời gian, thu được chất rắn X1 và 
dung dịch X2. Cho X1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được khí H2 và còn lại hỗn hợp X3 gồm hai kim 
loại. Cho X2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, được kết tủa X4 là hiđroxit của một kim loại và dung dịch 
X5. Cho dung dịch HCl dư vào X5, thu được dung dịch X6. Cho các nhận định sau: 
 (a) Hỗn hợp X3 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư. 
 (b) Chất rắn X1 gồm ba kim loại. 
 (c) Kết tủa X4 có màu nâu đỏ. 
 (d) Dung dịch X2 chứa một chất tan. 
Số nhận định đúng là 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành các 
thí nghiệm: 
 – Thí nghiệm 1: Cho Z phản ứng với dung dịch BaCl2, t

File đính kèm:

  • pdftuyen_tap_30_de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_cap_tinh_m.pdf