Tiết 46 : Đọc văn Điếu văn đọc trước mộ mác (Ăng- Ghen)

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 46 : Đọc văn Điếu văn đọc trước mộ mác (Ăng- Ghen), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 : Đọc văn
ĐIẾU VĂN ĐỌC TRƯỚC MỘ MÁC
 (Ăng- ghen)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu được phong cách nghệ thuật chính luận độc đáocủa Ph. Ang-ghenqua cách thức ,lập luận theo kết cấu tầng bậc kết hợp với so sánh.
- Phân tích được tình cảm thương tiếc vô hạn của Ph. Ang-ghen qua hình thức nghệ thuật so sánh được sử dụng trong bài Điếu văn.
- Nhận thức được vẻ đẹp kì vĩ, tầm vóc lớn lao cũng như những cống hiến quan trọng của C. Mác đối với sự nghiệp giải phóng nhân loại khỏi ách thống trị tư bản.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ:.
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:
Họat động của thầy và trò
Nội dung

* HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK)
- Cho HS tự phát biểu những hiểu biết của các em về C. Mác và Ph. Ang-ghen.
- GV bổ sung, nhấn mạnh tính chất mới mẻ của sự nghiệp CM giải phóng lòai người mà các ông đã khởi xướng ( liên hệ hoàn cảnh lịch sử - TK XIX- tp Lão Gorio, Những người khốn khổ ).

I- TIỂU DẪN
1) Khái quát về Ăng-ghen ( 1820-1895) và Các Mác (1818-1883)


2)Về bài Điếu văn :
- Viết sau thời điểm M. qua đời và đọc tại lễ an táng.
- Bài văn là bản tổng kết cuộc đời & sự nhìn nhận, đánh giá của một vĩ nhân (A.) đ/v một vĩ nhân (M)
* HS đọc diễn cảm tòan bộ bài (giọng đọc phải dứt khóat rõ ràng, phải mang tính chất hùng biện, mạnh mẽ, phải là giọng sang sảng, trầm hùng…)
* HS thảo luận , giải đáp c.hỏi sgk.
- Yêu cầu HS xác định bố cục ( đã làm trong phần luyện tập bài Các kiểu bố cục và…)
Bố cục : 
a. Mở bài: từ đầu"... “bậc vĩ nhân ấy gây ra”: báo tin ngày giờ M. qua đời và nỗi tiếc thương của mọi người đ/v M.
b. Thân bài: tiếp"… “ nào cả”: 2 phần nhỏ
- “Giống như…mà thôi”: tóm tắt sự nghiệp của C. cống hiến cho nhân lọai.
- “Và ông mất đi…nào cả”: nỗi tiếc thương ,kính phục C. của nhân lọai và của người viết.
c. Kết bài: câu cuối- khẳng định sự bất tử của M.
*Câu1. Tìm hiểu cách thể hiện tình cảm tiếc thương và kính trọng của Ang-ghen đối với Mác trong đọan mở đầu bài điếu văn. Đọan văn này có cùng giọng điệu như các đọan văn tiếp theo không ? Thử so sánh giọng điệu đọan mở đầu và đọan thứ hai.
(Gợi ý: Cả 2 đoạn có chung giọng điệu tiếc thương , kính trọng)




- HS xđịnh nội dung đoạn 2.
 +C1. Khẳng định tầm vóc to lớn của M.( Con người đó …đ/v lịch sử)
 + C2. Cái chết đó tạo ra 1 nỗi trống trãi đ/v nhân loại
- HS nhận xét NT thể hiện?
II- ĐỌC – HIỂU















1) Tình cảm tiếc thương và kính trọng của Ăng-ghen đối với Mác
a. Đoạn mở đầu
- Câu 1.Thông báo thời điểm C. Mác – một vĩ nhân qua đời (Ngày 14 tháng 3, buổi chiều, vào lúc 3 giờ kém 15 phút)
- Câu 2.Thông báo về sự ra đi của C. Mác : 
Sự ra đi thanh thản (ngừng suy nghĩ, ngủ thiếp đi thanh thản …)
à giọng văn như giải bày tâm trạng, giải thích niềm thương tiếc, như phân bua với những người đồng chí." đoạn văn tạo không khí để thể hiện tình cảm tiếc thương vô hạn đ/v M.
b. Đoạn 2: 
- C.người đó mất đi đ/v g/c vs
 là 1 tổn thất lớn đ/v khoa học lịch sử
- Cái chết ấy tạo ra
“một nỗi trống trãi” đ/v nhân loại
 đ/v khoa học
àNT: kết cấu trùng điệp " nhấn mạnh tầm vóc vĩ nhân và nỗi tiếc thương " hiệu quả: sự kính trọng và tiếc thương được nhân lên.
* Câu 2. Khi tổ chức luận điểm để nhấn mạnh thiên tài của Mác, Ang-ghen thường lập luận bằng kiểu kết cấu tầng bậc kết hợp so sánh (VD: sgk trg 253).

+ Theo anh (chị), cách lập luận như vậy có tác dụng nghệ thuật gì ?
+ Hãy chỉ ra và phân tích các hình thức tương tự trong các đọan văn khác.





+ Bài điếu văn này có gì khác với một bài điếu văn thông thường ?

2) Nghệ thuật : 
 a.Cách lập luận theo kết cấu tầng bậc kết hợp với so sánh
* Mô hình: 
Giống như A đã…, (thì) B đã…;
Nhưng không chỉ như A…, (mà) B còn…
à tác dụng : 
- Nêu bật tầm vóc của M.= sự so sánh đặc biệt – với các vĩ nhân khác cùng thời, với những thành tựu khoa học nổi tiếng tạo ra đỉnh cao của thời đại và M. còn vượt qua những đỉnh cao ấy.
- Giúp nhận thức được đầy đủ sự vĩ đại của M.
- Thấy hết được sự đau xót tiếc thương của A. đ/v M.
 b. Nét khác biệt của bài văn so với 1 bài điếu văn thông thường: 
Nhấn mạnh ý nghĩa của sự sống, của cuộc đời M. và tầm vóc của những đóng góp, sáng tạo của M. cống hiến cho nhân lọai.

III. TỔNG KẾT ( GHI NHỚ)
HS làm ở nhà.
IV. LUYỆN TẬP
So sánh bài Điếu văn đọc trước mộ M. với bài Văn tế NSCG của NĐC.
III- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
PCNN chính luận

File đính kèm:

  • doc108,109- BA CONG HIEN VI DAI CUA MAC.doc
Đề thi liên quan