Đề kiểm định chất lượng lần 1 Môn: ngữ văn 11 (khối sáng) Trường THPT Lạng Giang số 2

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm định chất lượng lần 1 Môn: ngữ văn 11 (khối sáng) Trường THPT Lạng Giang số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Bắc Giang
Trường THPT Lạng Giang số 2
Đề kiểm định chất lượng lần 1
Môn: Ngữ Văn 11 (Khối sáng)
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: Đặc trưng cơ bản của thể loại "Ký sự" là gì?
A. Là những truyện phản ánh hiện thực qua các chi tiết kỳ ảo, hoang đường.
B. Là thể ký ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.
C. Là những câu chuyện đi sâu phản ánh đời tư, thế giới nội tâm phong phú của con người.
D. Là những tác phẩm ghi lại lịch sử phát triển của cộng đồng, dân tộc.
Câu 2: Hình ảnh "Bãi cát dài" trong bài thơ "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" của Cao Bá Quát mang ý nghĩa ẩn dụ gì?
A. Chỉ những cồn cát, bãi cát dài vô tận ở miền trung Việt Nam.
B. Chỉ một cảnh đẹp hùng tráng, kỳ vĩ của một khu du lịch nổi tiếng. 
C. Chỉ con đường công danh, con đường đời bế tắc không lối thoát
D. Chỉ cảnh sa mạc bao la cát trắng.
Câu 3: Biện pháp tu từ nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
 Váy lê quết đất mụ đầm ra
 	(Vịnh khoa thi hương – Tú Xương)
A. Đối ngẫu B. Điệp từ 	C. ẩn dụ D. Câu hỏi tu từ
Câu 4: Bài thơ "Tự tình II" thể hiện tâm trạng gì của Hồ Xuân Hương?
A. Đau buồn, phẫn uất trước duyên phận éo le.
B. Sự cố gắng vươn lên số phận nhưng không thoát ra được, vẫn rơi vào bi kịch.
C. Khát vọng sống, khát vọng tình yêu, hạnh phúc lứa đôi trần thế.
D. Cả ba đáp án đều đúng.

Phần 2: Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (6 điểm): Câu hỏi chung dành cho cả ba ban
 Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở làng quê đồng bằng Bắc bộ qua bài thơ "Câu cá mùa thu" (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.
Câu 2 (2 điểm): Dành riêng cho học sinh mỗi ban
2a. Dành cho học sinh học SGK Ngữ Văn chuẩn:
Phân tích nét độc đáo, sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ Trần Tế Xương trong hai câu thơ sau: 	“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
 Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
 	(Trích “Thương vợ”)
2b. Dành cho học sinh học SGK Ngữ Văn nâng cao:
Phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng và cách kết họp từ độc đáo trong hai câu thơ sau:	“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
	(Trích “Tự tình (Bài II)” – Hồ Xuân Hương)

Hướng dẫn chấm thi khảo sát đầu năm môn ngữ văn 11 (khối sáng)

 Phần 1: Trắc nghiệm. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
C
A
D

 Phần 2: Tự luận.
Câu 1: (6 điểm)
1. Đặt vấn đề (0,5 điểm)
- Giới thiệu khái quát về tác giả, sự nghiệp, nội dung thơ văn của Nguyễn Khuyến.
- Giới thiệu bài thơ "Câu cá mùa thu": Vị trí, nội dung, chủ đề, đặc biệt là đặc sắc của cảnh thu trong bài thơ.
2. Giải quyết vấn đề: 
a/ Hai câu đề (1 điểm)
- Hình ảnh "Ao thu": Lạnh lẽo, nước trong veo gợi lên cảm giác chớm lạnh của khí thu, nét trong sáng, dịu dàng của lan nước, cảnh thu.
- Chiếc thuyền câu: bé tẻo teo: rất nhỏ, xinh xắn tạo nên sự cân xứng, hài hoà cho cảnh vật (Ao thu nhỏ nên thuyền câu cũng phải bé tẻo teo), là nét dặc trưng cảnh vật của đồng bằng Bắc Bộ - vùng quê chiêm trũng.
=> Hai câu thơ gợi lên vẻ đẹp của bức tranh thu dịu dàng, se sắt, thanh tao, thoát tục.
b/ Hai câu thực (1 điểm)
- Các vẻ đẹp của sóng, của lá vàng. Tác giả sử dụng sự tương phản màu sắc theo nguyên tắc của hội hoạ: giữa sóng biếc và lá vàng là cho cảnh vật sáng tươi, mỹ lệ và có đường nét rõ ràng, rất thu, rất Việt.
- Các chuyển động: sóng hơi gợn tý, lá vàng khe đưa vèo rất nhẹ, rất khẽ càng làm tăng vẻ tĩnh lặng của không gian, nét mơ hồ của cảnh vật.
c/ Hai câu luận (1 điểm)
- Không gian được mở rộng, từ thấp lên cao, từ gần đến xa
+ Tầng mây lơ lửng: bầu trời cao, trong xanh, thăm thẳm.
+ Ngõ trúc quanh co: dài, sâu, hẹp, uốn khúc
=> Cách miêu tả cảnh giàu chất tạo hình.
- Khách vắng teo như tô đậm sự vắng vẻ đến tận cùng, không một bóng người của khung cảnh. Không gian như ngưng đọng, như mang trong mình cả hồn thu và hồn người. Không gian ấy tạo ấn tượng về chốn ẩn cư của các danh sĩ xưa.
d/ Hai câu kết (1 điểm)
- Có sự xuất hiện của con người nhưng bức tranh không hề sinh động mà càng thêm tĩnh, thêm vắng, thêm buồn.
- Con người trong tư thế tựa gối buông cần như đang suy tư bao điều.
- âm thanh của cá đớp động nhưng lại rất mơ hồ như thực như mơ qua phủ định từ "đâu". Tác giả đã sử dụng rất thành công bút pháp lấy động tả tĩnh trong câu thơ
=>Tác giã như vẽ nên một bắc tranh thu đẹp, trong sáng mà đượm buồn, mang nét đặc trưng của cảnh thu, khí thu, hồn thu của vùng quê chiêm trũng Việt Nam.
e/ Nghệ thuật (1 điểm)
- Cách gieo vần "eo" rất độc đáo tạo ấn tượng về không gian cứ nhỏ dần, thu hẹp dần và tạo ấn tượng về cảnh thu vắng vẻ, tĩnh lặng, tình thu buồn trong bài. 
- Nét dặc sắc của bài thơ là ở màu sắc: không phải là màu vàng quen thuộc trong thơ cổ mà là ở các màu xanh, điệu xanh. Đó là nét riêng của mùa thu Việt.
- Điểm nhìn nghệ thuật độc đáo: Từ gần đến cao, xa rồi từ cao xa về gần tạo nên cái nhìn đa chiều, đa diện, từ cận cảnh đến viễn cảnh cho nhà thơ.
- Tác giả là người có tâm hồn tinh tế, giao hoà, giao cảm với cảnh. Qua đó, ta thấy tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ.
3. Kết thúc vấn đề (0,5 điểm)
- Khái quát lại những nội dung, các ý đã phân tích.
- Nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân.
- Liên hệ thực tế. 
Câu 2: Dành riêng cho học sinh mỗi ban
2a. Dành cho học sinh học SGK Ngữ Văn chuẩn.

* Chú ý:	
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đủ ý, làm nổi bật cảnh đẹp của cảnh thu, hành văn trôi chảy, diễn đạt trong sáng, không dùng sai từ, đạt câu, sai chính tả.
- Khuyến khích những bài làm có nhiều sáng tạo, có những ý bình sâu sắc, tinh tế.

























Sở GD&ĐT Bắc Giang
Trường THPT Lạng Giang số 2
Đề kiểm định chất lượng lần 1
Môn: Ngữ Văn 11 (Khối chiều)
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm):
Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng bố cục của một bài văn tế:
A.Lung khởi – Thích thực – Ai vãn – Kết	B. Lung khởi – Ai vãn – Thích thực – Kết
C. Ai vãn- Thích thực – Lung khởi – Kết	D. Thích thực – Lung khởi – Ai vãn – Kết
Câu 2: Nội dung của sáu câu đầu trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến là:
A. Giới thiệu quang cảnh thiên nhiên nơi tác giả sống.
B. Miêu tả một buổi câu cá thú vị của nhà thơ
C. Miêu tả vẻ đẹp, thần thái của mùa thu ở một làng quê đồng bằng Bắc Bộ
D. Bức tranh đời sống sinh hoạt của người nông dân cơ cực ở làng quê thời phong kiến.
Câu 3: Hai câu thơ: “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái/ Lững lờ khe Yến cá nghe kinh” sử dụng các biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa, đảo ngữ.	B. Nói quá, hoán dụ
C. Điệp ngữ, chơi chữ	D. So sánh, ẩn dụ.
Câu 4: Tiếng cười nào được cất lên trong câu thơ: “Nuôi đủ năm con với một chồng” (“Thương vợ – Trần Tế Xương”)?
A.Châm biếm bọn đàn ông vô tích sự một cách sâu cay.
B. Đả kích những ông chồng vô tích sự chỉ biết ăn bám vợ.
C. Chế nhạo, giễu cợt những người đàn ông yếu đuối ru rú ở xó nhà, chẳng làm được việc gì.
D. Mỉa mai, tự trào về cái vô tích sự của mình.
Phần 2: Tự luận (8 điểm).
Câu 1 (6 điểm): Những tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Tự tình”

File đính kèm:

  • dockiem dinh giua ky het tuan 9.doc
Đề thi liên quan