Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Môn Ngữ Văn 11 Năm Học 2007-2008 Mã đề 352

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I Môn Ngữ Văn 11 Năm Học 2007-2008 Mã đề 352, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I	
 	 NĂM HỌC 2007-2008	 
 Mã đề 352
	MÔN: NGỮ VĂN 11
	 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đề gồm 2 trang)
	
 -----------------------------------------

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
1/ ''Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay vô tình''. ''Hắn'' và ''mình'' ở dây là những người nào?
	a	Quản ngục và Huấn Cao.	b	Huấn Cao và thầy thơ lại 	
	c	Thầy thơ lại và quản ngục.	d	Huấn Cao và bạn tù.	
 2/ Tác giả không miêu tả đoàn tàu theo cách nào?
	a	Miêu tả qua sự mong đợi và quan sát của Liên.
	b	Miêu tả theo trình tự thời gian.
	c	Miêu tả trong mối quan hệ tương đồng với bức tranh phố huyện.
	d	Miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng.
 3/ Nhiệm vụ của phần thân bài trong bài văn nghị luận là gì?
	a	Triển khai nội dung trọng tâm theo các luận điểm, luận cứ đã được sắp xếp một cách hợp lý.
	b	Trình bày hệ thống dẫn chứng theo một trình tự nào đó.
	c	Viết các đợan văn theo các phép lập luận đã học.
	d	Đưa ra đánh giá, nhận xét của bản thân về nội dung trọng tậm.
 4/ Tại sao nhà văn Thạch Lam gọi phố huyện này là ''quê'' (cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của cô)?
	a	Bởi vì phố huyện có dãy tre làng.
	b	Bởi vì phố huyện có ruộng đồng, ếch nhái.
	c	Chỉ là một sự nhầm lẫn. 
	d	Bởi vì phố huyện nghèo, xơ xác như một miền quê.
 5/ Nhà văn Nguyễn Tuân không nói đến cái tài nào của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù? 
	a	Tài viết chữ rất nhanh.	b	Tài viết chữ rất đẹp.	c	Tài bẻ khoá vượt ngục 
	d	Tài ngâm vịnh thơ phú.
 6/ Câu thơ ''Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo'' - của Nguyễn Khuyến trong bài Thu điếu, từ ''lá'' được dùng theo nghĩa nào ?
	a	Nghĩa gốc.	b	Nghĩa tượng trưng.	 c	Nghĩa bóng. 	d Nghĩa chuyển
 7/ Tại sao văn bản báo chí thường ngắn gọn?
	a	Vì người làm báo thường rất bận.
	b	Vì thông tin mà báo chí đăng tải phải mang tính thời sự, cập nhật.
	c	Vì giới hạn của báo viết, báo nói, báo hình (phải đếm từng dòng, phải đếm từng phút từng giây...)
	d	Vì báo chí hướng sự tác động đến đông đảo người đọc, người nghe.
 
Trang 1/2 - M· ®Ò 352

8/ Phần mở bài trong dàn ý của bài văn nghị luận cần nêu được yếu tố nào?
	a	Vấn đề trọng tâm cần triển khai.	b	Các thao tác lập luận chính.
	c	Suy nghĩ của bản thân về đề bài.	d	Phạm vi tư liệu cần huy động.
 9/ Dòng nào không đúng về tập truyện "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân :
	a	Qua tập vang bóng một thời , tác giả thể hiện niềm trân trọng và nuối tiếc vẻ đẹp của một thời quá vãng.
	b	Nhân vật chính phủ yếu là những nho sĩ cuối mùa, tài hoa, cố giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn giữa buổi giao thời bằng những thú chơi cầu kĩ, tao nhã.
	c	Tác giả còn bộc lộ sự hoà nhập giữa ''cái tôi'' tài hoa, kiêu bạc đối với xã hội phàm tục nhơ bẩn đương thời.
	d	Gồm 11 truyện, viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. 
 10/ Tình tiết bộc lộ rõ nhất sự giả dối có chủ ý của đám con cháu trong chương ''Hạnh phúc của một tang gia'' - Vũ Trọng Phụng là ai?
	a	Cụ cố Hồng nhắm nghiền mắt lại để mơ màng.
	b	Ông Phán mọc sừng khóc trong cảnh hạ huyệt 
	c	Ông Văn Minh vò đầu rứt tóc.
	d	Xuân tóc đỏ xuất hiện với 6 chiếc xe và hai vòng hoa đồ sộ 
 11/ Dòng nào dưới đây trong bài ''Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc'' của Nguyễn Đình Chiểu là thành ngữ dân gian?
	a	Chém rắn đuổi hươu.	b	Một mối xa thơ.
	c	Hai vầng nhật nguyệt.	d	Treo dê bán chó
 12/ Phong cách ngôn ngữ báo trí được dùng trong loại văn bản nào?
	a	Trong các văn bản hành chính như đơn từ, công văn, quảng cáo,…
	b	Trong các văn bản tin tức, phóng sự, công văn, báo cáo,...
	c	Trong các văn bản tin tức, bình luận chính trị, quảng cáo tiểu phẩm hài…
	d	Trong các giáo trình giảng dạy về báo trí.

II. Tự luận (7 điểm)
Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao ''cho chữ'' trong nhà giam (truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Vì sao tác giả cho đó là ''một cảnh tượng xưa nay chưa từng có''?


-------------------------------HÕt--------------------------------

Hä tªn häc sinh…………………………........................................Sè b¸o danh:…………...





Trang 2/2 - M· ®Ò 352

File đính kèm:

  • docjkhdfsh;k;f'l;fdhsgs; (5).doc