Kiểm tra học kì I - Lớp 11 ( năm học 2007 – 2008 ) Môn thi : Văn ( Ban KHTN ) Trường THPT Nguyễn Trãi

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I - Lớp 11 ( năm học 2007 – 2008 ) Môn thi : Văn ( Ban KHTN ) Trường THPT Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai KIỂM TRA HỌC KÌ I - lớp 11 ( năm học 2007 – 2008 )
Trường THPT Nguyễn Trãi Môn thi : Văn ( Ban KHTN )
 Thời gian : 75 phút
 ( Trắc nghiệm 15 phút, tự luận 60 phút )

 Phần I : Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm )
 Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Vì sao cảnh tượng cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được coi là cảnh tượng
 xưa nay chưa từng có ?
Diễn ra trong nhà lao chật hẹp ẩm ướt. c. Cái đẹp ra đời trong cái ác, cái xấu xa.
Giữa người tử tù và người cai tù. d. Cả 3 ý trên.
Câu 2: Từ “eo sèo” trong bài “Thương vợ” của Tú Xương có nghĩa là ?
 Tiếng kì kèo, kêu ca, phàn nàn một cách khó chịu.
Tiếng ồn ào, sôi nổi vui vẻ.
Tiếng la hét huyên náo.
Tiếng rên rỉ, khóc than.
Câu 3: Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện tiếng khóc ?
 a. Bi ai b. Bi lụy c. Bi tráng d. Bi thương
Câu 4: Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” ( Thượng kinh kí sự ), tác giả thể hiện thái độ ?
Yêu nước thương dân. c. Coi thường danh lợi.
Căm thù sâu sắc XHPK đương thời. d. Cảm thông sâu sắc.
Câu 5: Truyện ngắn “Chí Phèo” còn có tên gọi khác là ?
Cái lò gạch cũ c. Làng Vũ Đại ngày ấy
Đôi lứa xứng đôi d. Cả a và b đúng
Câu 6: Trong “Bài ca ngất ngưởng”, Nguyễn Công Trứ quan niệm làm quan là “vào lồng” nhưng ông vẫn ra 
 làm quan là vì ?
Mưu cầu danh lợi c. Thăng quan tiến chức
Thể hiện tài năng d. Cuộc sống khó khăn
Câu 7: Kí sự là thể kí ?
Ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.
Ghi chép sự việc, câu chuyện hoang đường, tưởng tượng.
Ghi chép sự việc, câu chuyện theo cảm nhận chủ quan của nhà văn.
Cả 3 ý trên.
Câu 8: Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu được chia làm mấy giai đoạn ?
 a. Hai b. Ba c. Bốn d. Năm
Câu 9: Tú Xương sáng tác về những mảng nào ?
Trữ tình, tự sự c. Trào phúng, trữ tình
Trào phúng, trữ tình, tự sự d. Trào phúng, tự sự
Câu 10: Bài thơ “Tự tình” ( bài II ), thể hiện tâm trạng gì của Hồ Xuân Hương ?
Vui tươi hồ hởi trước tình duyên c. Vừa vui vừa buồn cho số phận làm lẽ
Vừa đau buồn vừa phẫn uất trước duyên phận d. Cả 3 ý trên
Câu 11: Hình ảnh bà Tú trong bài “Thương vợ” của Tú Xương là hình ảnh của người vợ ?
Thương chồng, thương con c. Lam lũ, vất vả
Tần tảo, giàu đức hi sinh d. Cả 3 ý trên




 Câu 12: Qua chương truyện “Hạnh phúc của một tang gia” ( Số Đỏ ), Vũ Trọng Phụng đã thể hiện thái độ gì ?
Phê phán bản chất xã hội thượng lưu đương thời
Phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội cũ
Đả kích những lố lăng của xã hội đương thời
Phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng của xã hội thượng lưu thành thị trước CMT8

 Phần II. Tự luận ( 7 điểm )
Câu 13: Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả lại coi đây 
 là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ?






































ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM


 Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm )
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ. A
d
a
c
c
d
b
a
a
c
b
d
d

 Phần II. Tự luận ( 7 điểm )
 Câu 13: 
Về kĩ năng:
Dựa vào truyện ngắn “ Chữ người tử tù” , HS biết cách phân tích nhân vật và hành động của nhân vật trong tác phẩm tự sự. Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Về kiến thức:
_ Trên cơ sở cảm thụ tác phẩm, HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật các ý cơ bản sau:
 + Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật, lại được diễn ra trong một căn buồng tối tăm , chật hẹp, ẩm ướt của nhà tù.
 + Cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn.
 + Người nghệ sĩ tài hoa say mê tô từng nét chữ không phải là người được tự do mà là kẻ tử tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng.
 + Trật tự kỷ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn: tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp răn dạy ngục quan, còn ngục quan khúm núm lạy tù nhân.
_ Ý nghĩa: giữa chốn ngục tù tàn bạo là sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, cái thiện đối với cái ác.
_ Nghệ thuật: Miêu tả chi tiết, bút pháp đối lập độc đáo.


Biểu điểm:
 + Điểm 6 - 7: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên, cảm nhận tinh tế sâu sắc về cảnh tượng cho chữ. Văn viết có cảm xúc, kết cấu chặt chẽ rõ ràng, diễn đạt tốt, có thể mắc vài lỗi nhỏ.
 + Điểm 4 – 5: đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có đề cập đến các ý nhưng còn sơ sài. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt. Còn sai một vài lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 + Điểm 2 – 3: Có hiểu đề nhưng phân tích sơ lược, lúng túng trong phương pháp làm bài. Bố cục tạm được, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả.
 + Điểm 1: Sai lệch hoàn toàn về nội dung và phương pháp làm bài.

File đính kèm:

  • docde thi HK I ban KHTH 07 08 .doc