Tiết 110 : Tiếng Việt Ôn tập Tiếng Việt

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 110 : Tiếng Việt Ôn tập Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 110 : Tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp HS:
-. Củng cố, hệ thống hóa những kiến thức về tiếng Việt đã được học ở lớp 11, nâng cao những hiểu biết chung về tiếng Việt.
- Thông qua các bài tập thực hành để rèn luyện các kĩ năng sử dụng và lĩnh hội đối với các hiện tượng ngôn gnữ đã đề cập đến trong các bài học trong năm.
NỘI DUNG LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA 
 Kiểm tra phần chuẩn bị bài của 3 HS
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gọi 5 HS lên bảng cùng lúc làm 5 BT (từ BT1 đến BT5) (Từ 5 đến 7 phút)
- Sau khi HS làm xong, GV lần lượt cùng các HS khác nhận xét, sửa chữa từng bài một. (GV có thể cho điểm từng bài một)
Bài tập 1:
Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt:
- Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam á, dòng ngôn ngữ Môn - Khơ-me, nhánh Việt - Mường 
- Một số cứ liệu (SGK, bài Khái quát về LS tiếng Việt)
Bài tập 2:
Những cách Việt hóa từ gốc Hán và các VD cụ thể:
- Việt hóa cách đọc. VD: tài, đức, nhân, nghĩa…
- Rút gọn từ. VD: lạc hoa sinh " lạc; thừa trần " trần (nhà)…
- Đảo vị trí các yếu tố. VD: nhiệt náo " náo nhiệt; thích phóng " phóng thích…
- Đổi yếu tố. VD: cửu tử nhất sinh " thập tử nhất sinh…
- Đổi nghĩa các yếu tố hoặc từ. VD: khôi ngô (H: cao to) " mặt mũi sáng sủa (V), bồi hồi (H: đi đi lại lại) " bồn chồn xúc động (V)…
Bài tập 3: Đặc điểm của ngôn gnữ nói và ngôn ngữ viết:


Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết
Đặc điểm về hoàn cảnh, đk sử dụng
Dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày
Dùng trong các hoạt động mang tính chính thức xã hội
Đặc điểm về các phương tiện phụ trợ
- Ngữ điệu
- Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…
- Chữ viết và các cách thức trình bày chữ viết 
Đặc điểm về từ ngữ, câu, kết cấu vb…
- Từ khẩu ngữ, từ biến âm, từ địa phương…
- Câu: có thể sd câu rút gọn, câu dài dòng nhiều yếu tố dư thừa…
- Từ ngữ trau chuốt, gọt giũa, mang tính XH cao…
- Câu có kết cấu đa dạng nhưng phải chuẩn mực.

Bài tập 4: Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chình luận và phong cách ngôn ngữ báo chí:

PCNN chính luận
PCNN báo chí
Các loại VB, các thể loại
Cáo, hịch, tuyên ngôn, lời kêu gọi…
bản tin, phóng sự, xã luận, tiểu phẩm
Các đặc trưng cơ bản của PC
- Tính trừu tượng KH & tính thời sự
- Tính lí trí khách quan& nhiệt tình thuyết phục bằng lập luận và thực tiễn.
- Tính phi cá thể & PC cá nhân
- Tính thời sự
- Tính ngắn gọn.
- Tính sinh động, hấp dẫn. 
Các đặc điểm về ngôn ngữ, về văn phong
- Có lớp từ ngữ chính trị.
- Văn phong: lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
- Có lớp từ ngữ báo chí.
- Văn phong: ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn
Bài tập 5: Phân tích biểu hiện của tính chung của ngôn ngữ và nét riêng trong lời nói cá nhân trong đoạn thơ của Xuân Diệu:
- Những yếu tố chung của ngôn ngữ đuợc sử dụng trong đoạn thơ: các từ, các quy tắc kết hợp từ thành ngữ và các câu, quy tắc gieo vần trong thơ…
- Những nét riêng mang tính cá nhân, sáng tạo:
+ Chuyển nghĩa cho nhiều từ, từ trường nghĩa chỉ người sang trường nghĩa chỉ cây cối: đìu hiu, đứng, chịu tang, tóc, buồn, lệ, áo,….
+ Tạo ra nhịp điệu vội vàng, hối hả bằng cách ngắt dòng thơ thành hai câu:“ Đây mùa thu tới! Mùa thu tới” và cách lặp lại nhiều từ.
 
III-HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
- Chuẩn bị bài : Vũ Như Tô (trích - Nguyễn Huy Tưởng)

File đính kèm:

  • doc110 - ON TAP TIENG VIET.doc