Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2007-2008 Môn : ngữ văn - khối 11 - Ban cơ bản- 45' số 3 Trường THPT Nguyễn Trãi

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2007-2008 Môn : ngữ văn - khối 11 - Ban cơ bản- 45' số 3 Trường THPT Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo thái bình
Trường THPT nguyễn trãi
----------------------------
Đề kiểm tra học kỳ ii năm học 2007-2008
 MÔN : Văn - khối 11 – BAN CB - 45’ số 3
Thời gian làm bài: 90 phút
Họ và tên ................................................
.........Lớp .................. SBD ...........................................STT.........
Mã đề thi : 861
Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 
1. Biểu hiện nào dưới đây về chữ ngông của Tản Đà về sau đã trở thành một biệt danh quen thuộc của ông?
 A. Nhận mình là người nhà Trời, xuống hạ giới thực hành “thiên lương”
 B. Xem mình là một “ trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông”
 C. Không có ai là bạn tri âm của mình ngoài Trời và chư tiên
 D. Tự cho văn mình là hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng
2. Dòng nào sau đây không nói đúng về những đóng góp của Tản Đà?
 A. Bàn tay đầu tiên “ phá cách vứt điệu luật” thơ cũ
 B. Cây bút “khai sơn phá thạch” trong văn xuôi chữ quốc ngữ
 C. Triết gia đầu tiên rao giảng triết học bằng chữ quốc ngữ
 D. Vừng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam
3. Trong chuyến hầu Trời bằng tưởng tượng, Tản Đà không nói về điều gì sau đây?
 A. Tình cảnh khốn khó của nhà văn nơi hạ giới	 B. “sứ mệnh” xã hội mà nhà văn phải gánh vác.
 C. Tình trạng đen tối, bất công của xã hội	 D. Bản thân và nghề văn
4. Âm hưởng hào hùng ở hai câu kết, suy cho cùng, toát lên từ đâu?
 A. Từ ý, tứ của câu thơ	 B. Từ cách dùng từ, phối thanh, ngắt nhịp
 C. Từ hùng tâm tráng chí của nhân vật trữ tình	 D. Từ hình ảnh kì vĩ.
5. Nhà thơ nào không phải là nhà thơ mới?
 A. Xuân Diệu	 B. Lưu Trọng Lư.	 C. Tản Đà	 D. Huy Cận
6. Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu được viết năm nào?
 A. 1905	 B. 1907	 C. 1904	 D. 1906
7. Nội dung quan niệm mà câu thơ “ sinh vi nam tử yếu hi kì” muốn thể hiện điều gì?
 A. Quan niệm về chí làm trai	 B. Quan niệm về cốt cách của người quân tử
 C. Quan niệm về chí khí anh hùng	 D. Quan niệm về đạo làm người
8. Chọn câu trả lời chính xác về các thành phần nghĩa của câu?
 A. Nghĩa tường minh và nghĩa sự việc	 B. Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn
 C. Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn	 D. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
9. “ Hầu trời”được viết theo dạng thức nào?
 A. Như một bài thơ trữ tình 	 B. Như một vở kịch
 C. Như một câu chuyện(hư cấu)bằng thơ	 D. Như một bài “hành"
10. Cụm từ “ lắm lối”trong câu “Văn đã giàu thay lại lắm lối” cần hiểu theo nghĩa nào là phù hợp nhất?
 A. Nhiều lề lối, bút pháp.	 B. Nhiều hình thức loại,thể,bút pháp
 C. Nhiều cách trình bày	 D. Nhiều kiểu
11. Đề 1: Bức tranh phố huyện lúc chiều muộn trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam?
 A. Đáp án 1: 
Về kiến thức: học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những yêu cầu cơ bản sau đây:
Giới thiệu vài nét về tác giả Thạch Lam, về tác phẩm “ Hai đứa trẻ’’, về kết cấu thời gian của truyện.
Bức tranh cảnh vật : Cần khai thác các chi tiết về thời gian, màu sắc, ánh sáng, âm thanh.Đó là cảnh vật lúc ngày tàn , được tạo bởi các chi tiết êm đềm thi vị giàu chất thơ, các chi tiết gợi hình,gợi cảm .Qua đó ta thấy Thạch Lam hoà hợp, gần gũi với tự nhiên.
Bức tranh cuộc sống con người : khắc hoạ được những cảnh sống của những người dân phố huyện:
 + Mẹ con chị Tí
 + Chị em Liên
 + Bà cụ Thi hơi điên 
 Tất cả các nhân vật không hăng hái tham gia đối thoại, có vẻ thờ ơ và rất kiệm lời . Đó là những đối thoại ít nội dung, không theo một chủ đề rõ ràng. Nhịp điệu đối thoại chậm rãi, nhiều khoảng lặng. Nhưng rất hiệu quả: gợi nên sự ngao ngán, tiếng thở dài buồn bã.
 + Chú ý hai chi tiết gây ám ảnh:
 + Hình ảnh phiên chợ tàn
 + Hình ảnh những đứa trẻ con nhà nghèo
Nhận xét: đó là một bức tranh đơn sơ về đường nét, một bức tranh không bao giờ thay đổi . Cứ đến giờ ấy, sau tiếng trống thu không là bấy nhiêu con người còm cõi hiện ra với bấy nhiêu công việc. Đó là một bản hợp ca rời rạc, nghèo nàn, lặp đi lặp lại. Đó là một cảnh sống tù túng, quẩn quanh, tội nghiệp, buồn chán của những kiếp người bé nhỏ trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng .
Hai đứa trẻ trước cảnh chiều muộn :
+ Sự cảm nhận : mùi vị của đất, của quê hương, của phiên chợ …Liên có đời sống nội tâm phong phú, có tâm hồn nhạy cảm.
+ Tình cảm của Liên: ‘Liên trông thấy động lòng thương’’ . Đó là một tấm lòng thơm thảo thần tiên, biết thương người nghèo trong lúc mình nghèo…
+ Tâm trạng: “ Liên ngồi yên lặng …” . Liên biết buồn trước cuộc sống đáng buồn , buồn vì bóng tối che mờ tất cả. Cô có đôi mắt biết nhìn, biết thấu hiểu,biết cảm nhận, biết lắng nghe. Có lẽ, Liên là nhân vật duy nhất ý thức được đầy đủ và său sắc cuộc sống tù đọng của mình và những người xung quanh.
Đánh giá chung về ý nghĩa của bức tranh lúc chiều muộn và phong cách nghệ thuật Thạch Lam.
Về kĩ năng: 
Chủ yếu cần sử dụng thao tác lập luận phân tích để viết bài.
Bài viết cần có bố cục rõ ràng, biết hình thành các luận điểm, luận cứ, sắp xếp ý, chuyển đoạn , dùng từ, chấm câu…phù hợp.

3. Biểu điểm:
- Điểm 6: Học sinh đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên
- Điểm 4, 5: Trình bày tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi về diễn đạt.
- Điểm 2,3: trình bày được nửa số ý trong yêu cầu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: trình bày thiếu nhiều ý, ý sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
 B. Đáp án đề 2:
1.Về kiến thức: học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những yêu cầu cơ bản sau đây:
- Giới thiệu vài nét về tác phẩm ,giới thiệu hình tương nhân vật Huấn Cao- nhân vật trung tâm của tác phẩm .
- Làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao trên các phương diện chủ yếu sau:
+ Đó là một con người tài hoa nghệ sĩ : một nghệ sĩ tài ba trong nghệ thuật thư pháp ( viết chữ rất nhanh và rất đẹp), có tài bẻ khoá vượt ngục . Một con người văn võ song toàn.
+ Đó là một con người có khí phách hiên ngang , bất khuất: Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong cảnh sáu người tù bị giải đến đề lao ( vị trí,lời nói, hành động của Huấn Cao), trong khi Huấn Cao đối diện với quản ngục ( nhất là câu nói khi trả lời quản ngục) . Huấn Cao thực sự là một trang anh hùng dũng liệt.
+ Đó là một con người có nhân cách trong sáng , cao cả.Điều này thể hịên rõ nhất trong câu nói “ta nhất sinh…” và trong cảnh cho chữ . Ta thấy ở Huấn Cao lòng mến yêu cái thiện, có “thiên lương” trong sáng.
Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã bộc lộ quan niệm thẩm mỹ của mình: cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau . Đó là một quan điểm nghệ thuật tiến bộ.
 2.Về kĩ năng:
Khi phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao , học sinh cần phải đặt nhân vật này trong quan hệ với nhân vật viên quản ngục.
Chủ yếu nên sử dụng thao tác lập luận phân tích để viết bài.
Bài viết cần có bố cục rõ ràng, biết hình thành các luận điểm, luận cứ, sắp xếp ý, chuyển đoạn , dùng từ, chấm câu…phù hợp.

3. Biểu điểm:
- Điểm 6: Học sinh đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên
- Điểm 4, 5: Trình bày tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi về diễn đạt.
- Điểm 2,3: trình bày được nửa số ý trong yêu cầu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: trình bày thiếu nhiều ý, ý sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. C. Đề 2: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?
 D. Đề 3: Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?
 ------------------------------------------ Hết -----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docMot so de kiem tra(5).doc