Tập làm văn viết bài tập làm văn số 1 Văn tự sự

doc12 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập làm văn viết bài tập làm văn số 1 Văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


Tiết : 11,12.
 tập làm văn 
viết bài tập làm văn số 1
văn tự sự
 Ngày soạn : 10/9/2008 
a. mục tiêu .
Giúp h/s : 
- Ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6 , có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm .
- Luyện tập viết thành đoạn văn , bài văn .
b. chuẩn bị .
G: đề bài , đáp án , biểu điểm .
H: Ôn tập lại những kiến thức về văn tự sự .
c. lên lớp .
I. ổn định tổ chức .
II. Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s .
III. Bài mới . 
 Đề bài : Kỉ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường .
Đáp án - Biểu điểm
1. Mở bài : ( 1,5 đ ) .
- Nêu lí do gợi nhớ kỉ niệm .
- Tâm trạng khi nhớ lại .
2. Thân bài : ( 6 đ ) .
Kể theo trình tự thời gian , không gian .
+ Hôm trước ngày khai trường 
+ Buổi sáng trước khi đến trường.
+ Trên đường tới trường .
+ Trên sân trường .
+ Khi ở trong lớp học .
3 . Kết bài : ( 1,5 đ ) . 
 Khẳng định lại cảm xúc : mãi mãi không bao giờ quên .
 	( Chú ‎ý mắc lỗi chính tả trong toàn bài trừ 1 điểm ) .

 






 Ngày soạn: 26 / 10 / 2008
Tiết : 35 ,36
Tập làm văn
Viết bài tập làm văn số 2 
a. mục tiêu .
Giúp h/s :
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
- Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt , trình bày , sử dụng đan xen các yếu tố tự sự , miêu tả và biểu cảm .
b. chuẩn bị .
 	G: Đề bài , đáp án , biểu điểm .
 Duyệt đề với tổ chuyên môn.
 	H: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
c. lên lớp .
 I. ổn định tổ chức .
 II. Kiểm tra .GV phát đề cho HS
 Đề bài : Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn .
A.Yêu cầu :
1. Hình thức :
- Trình bày sạch sẽ , chữ viết đẹp , đúng chính tả , diễn đạt rõ ràng , mạch lạc .
- Đầy đủ bố cục ở 3 phần : MB, TB, KB .
2. Nội dung : 
- Có thể chọn ngôi kể thứ nhất xưng : tôi , em .
- Xác định diễn biến , tình tiết của câu chuyện có mở đầu , diễn biến , đỉnh điểm và kết thúc .
- Kết hợp kể với miêu tả và biểu cảm .
- Phải rõ nội dung 3 phần : 
+ Mở bài : Giới thiệu sự việc .
+ Thân bài : Diễn biến của câu chuyện .
+ Kết bài : Kết thúc câu chuyện và suy nghĩ .
B. Đáp án - biểu điểm .
1. Mở bài : ( 1,5 đ ) 
- Giới thiệu về sự việc , cảm xúc chung .
- Kỉ niệm sâu sắc của mình về sự việc đó .
2. Thân bài ( 6 đ ) .
- Nêu lí do , Thời gian , hoàn cảnh phạm lỗi .
- Nguyên nhân , diễn biến , hoàn cảnh , hậu qủa của việc phạm lỗi .
- Người phạm lỗi và những người có liên quan .
 Nêu cảm xúc xen kẽ vào bài viết .
- Suy nghĩ tình cảm sau khi phạm lỗi .
- Lời nói cử chỉ của thầy cô giáo .
- Thái độ của thầy cô giáo .
3. Kết bài (1,5đ ) .
Kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ của bản thân .
 Chú ‎ý : Diễn đạt lưu loát , bố cục chặt chẽ , trình bày sạch sẽ , không sai chính tả :1đ
 
 

Tiết : 41 kiểm tra 1 tiết văn
 Ngày soạn: 09 / 11 / 2008
a. mục tiêu .
- Kiểm tra và củng cố nhận thức của h/s sau bài '' Ôn tập .....'' hiện đại .
- Tích hợp với phần Tiếng việt và phần Tập làm văn đã học từ đầu năm .
- Rèn luyện và củng cố kĩ năng khái quát , tổng hợp , phân tích và so sánh viết đoạn văn.
b. chuẩn bị .
G: Giáo án , đề bài , đáp án biểu điểm .
H: Ôn tập để kiểm tra .
c. lên lớp .
I. ổn định tổ chức .
I	I. Bài mới 
 Đề bài
I Trắc nghiệm ( 3đ ).
 Hãy khoanh tròn vào những câu trả lời đúng :
1. Câu nào sau đây thể hiện thái độ bắt đầu có sự phản kháng của chị Dậu đối với tên cai lệ .
A. Chị Dậu run run.
B. Chị Dậu vẫn thiết tha.
C. Hình như tức qúa không thể chịu được , chị Dậu liều mạng cự lại .
D. Chị Dậu nghiến hai hàm răng.
2. ‎ý nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết .
A. Lão Hạc ăn phải bả chó . C. Lão Hạc rất thương con .
B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng. D. Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi 
 người .
3. Các văn bản '' Tôi đi học ; Những ngày thơ ấu; Tắt đèn ; Lão Hạc '' được sáng tác vào thời kì nào ?
 A. 1900 - 1930. C. 1945 - 1954.
 B. 1930 - 1945. D. 1955 - 1975.
4. Dòng nào nói đúng nhất giá trị của các văn bản '' Trong lòng mẹ ; Tức nước vỡ bờ ; Lão Hạc '' .
A. Giá trị hiện thực . C. Cả A và B đều đúng.
B. Giá trị nhân đạo . D. Cả A và B đều sai .
5. Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào ?
 '' Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn ''.
A. Tôi đi học . C. Trong lòng mẹ .
B. Tức nước vỡ bờ . D. Lão Hạc .
6. Nhận xét : sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành , giọng điệu trữ tình , thiết tha, ứng với đặc sắc NT của văn bản nào ?
A. Trong lòng mẹ . C. Tôi đi học .
B. Tức nước vỡ bờ . D. Lão Hạc .
II. Tự luận ( 7đ ) 
2. Nêu cảm xúc của em về nhân vật Lão Hạc sau khi học xong đoạn trích '' Lão Hạc '' .
Đáp án - biểu điểm .
I. Trắc nghiệm ( 3đ ) .
Mỗi câu trả lời đúng : 0,5 điểm .
1.C ; 2C ; 3. B ; 4. A ; 5. D ; 6. A .
II. Tự luận ( 7đ ) .
1. ( 3đ ) : 
Nội dung chính của đoạn văn là niềm sung sướng vô biên của bé Hồng khi gặp lại mẹ .
2. ( 4đ ).
- Triển khai thành một đoạn văn ( 1đ ) .
- cảm xúc chân thực gắn liền nhân vật nội dung đoạn trích (3đ ) .
- Diễn đạt lưu loát , chặt chẽ .
IV . Hướng dẫn về nhà .
Soạn bài '' Ôn dịch thuốc lá '' .
tổng hợp chất lượng bài kiểm tra .
Lớp
1
2
3
4
TS %
5
6
7
8
9
10
TS %
8D





































Tiết : 55 - 56
 Viết bài tập làm văn số 3 - văn thuyết minh 
 Ngày soạn: 05 / 12 / 2008
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh .
- Kiểm tra toàn diện những kiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh .
- Rèn luyện kỹ năng xây dựng văn bản theo Yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết, khả năng thích hợp.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Đề bài , đáp án , biểu điểm .
- Học sinh : Chuẩn bị đồ dùng, kiến thức để làm bài kiểm tra.
C. Các bước lên lớp :
 I . Ôn định tổ chức :
II . Kiểm tra bài cũ : Không
III. Bài mới :
Đề bài :
Chọn một trong hai đề bài sau:
Đề 1: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
Đề 2: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
1. Yêu cầu bài làm :
+ Xác định kiểu bài : Thuyết minh .
+ Đối tượng thuyết minh : chiếc áo dài hoặc chiếc nón lá Việt Nam.
2. Dàn ý :
A - Mở bài : Giới thiệu về chiếc áo dài hoặc chiếc nón lá.
B - Thân bài : 
* Lịch sử phát triển của đối tượng .

* Công dụng: 
* Cách sử dụng và bảo quản.
C. KB :
Giá trị của chiếc áo hoặc chiếc nón trong đời sống con người.
3. Biểu điểm :
+ Mở bài : ( 1 điểm ).
+ Thân bài : ( 8 điểm ). – Quá trình phát triển : ( 3 điểm ).
 - Công dụng : ( 3 điểm ).
 - Cách sử dụng và bảo quản : (2 điểm ).
+ KB : ( 1 điểm ).

 	Bài viết được điểm tối đa khi văn phong rõ ràng, mạch lạc, lô gíc, không sai từ, sai chính tả, chữ viết sạch sẽ, trình bầy khoa học.




Ngày soạn: 14 / 12 / 2008
Tiết : 60 Kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp Học sinh 
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về Tù vực, ngữ pháp đã học ở học kỳ I, rèn luyện chữ viết, chính tả, câu, đoạn.
- Trình bầy bài sạch sẽ , khoa học.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : SGK, SGV, đề kiểm tra in sẵn .Duyệt đề với tổ chuyên môn.
- Học sinh : Ôn bài chu đáo.
C. Các bước lên lớp :
 Giáo viên phát đề in sẵn .
Câu 1: Cho đoạn văn:
“ Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miện vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.” ( Trích “ Tức nước vỡ bờ” – Ngữ văn 8 tập I )
Hãy: a. Thống kê các từ cùng trường từ vựng về người.
 b. Thống kê các từ cùng tiểu trường từ vựng về hoạt động của con người.
Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn có dùng trợ từ, thán từ, tình thái từ.
Câu 3. Sưu tầm một số câu thơ, ca dao có dùng phép nói giảm, nói tránh, nói quá.
Câu 4. Phân tích các câu ghép sau:
Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Đáp án – Biểu điểm
Câu 1: a. Thống kê các từ cùng trường từ vựng về người. ( 1 điểm)
Chị, hắn, anh chàng, người đàn bà, vợ chồng.
 b. Thống kê các từ cùng tiểu trường từ vựng về hoạt động của con người.(1 điểm)
Túm, ấn giúi, chạy, xô đẩy, ngã, thét.
Câu 2: Viết đoạn văn( 4 điểm)
- Đề tài tuỳ chọn. Đảm bảo yêu cầu dùng trợ từ, thán từ, tình thái từ.
- Không sai lỗi dùng từ, chính tả.
Câu 3: Sưu tầm một số câu thơ, ca dao có dùng phép nói giảm, nói tránh, nói quá.( 2 điểm)
- Nói quá: Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơn.
- Nói giảm, nói tránh:
 Bác Dương thôi đã thôi rồi
 Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Câu 4. Phân tích các câu ghép sau: ( 2 điểm)
Vợ tôi/ không ác, nhưng thị /khổ quá rồi.
 C V C V
Lão /không hiểu tôi, tôi/ nghĩ vậy, và tôi/ càng buồn lắm.
 C V C V C V
Giáo viên thu bài:
Nhận xét giờ kiểm tra.


Ngày soạn: 04 / 02 / 2009
Tiết 87 – 88 Viết bài Tập làm văn số 5
A. Mục tiêu cần đạt.
	Củng cố nhận thức li thuyết về văn bản thuyết minh, vận dụng thực hành sáng tạo một văn bản thuyết minh cụ thể đảm bảo các yêu cầu : đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc, có các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, bình luận, những con số chính xác…phục vụ cho mục đích thuyết minh. Kiểm tra các bước chuẩn bị để viết văn bản.
B.Chuẩn bị.
	* Giáo viên :
	- Chọn ra đề sát thực tiễn, sát đối tượng học sinh.
	* Học sinh.
	 ôn tập lại các kiểu bài thuyết minh đã học đặc biệt chú ý văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
C.Tiến trình hoạt động.
	* ổn định tổ chức.
	* Kiểm tra :
Hoạt động 1 : Phát đề cho học sinh.
 Đề bài : Lập dàn ý và viết bài cho đề bài sau :
	Giới thiệu danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử ở quê hương em.
Yêu cầu : 
1. Về nội dung :
	- Cần có các ý : Tên danh lam, khái quát vị trí và ý nghĩa đối với quê hương, cấu trúc, quá trình hình thành, xây dựng, tu bổ, đặc điểm nổi bật, thần tích, phong tục, lễ hội…
Dàn ý chung.
a. Mở bài : Vị trí và ý nghĩa lịch sử, văn hoá xã hội danh lam đối với quê hương đất nước.
b. Thân bài :
	- Vị trí địa lí, quá trình hình thành, phát triển định hình, tu tạo trong quá trình lịch sử cho đến nay.
	- Cấu trúc quy mô từng mặt từng phần.
	- Sơ lược thần tích.
	- Hiện vật trưng bày, thờ cúng.
	- Phong tục lễ hội.
c. Kết bài. Thái độ tình cảm đối với danh lam .
2. Về hình thức :
	- Bố cục 3 phần mạch lạc rõ ràng.
	- Ngôn ngữ dễ hiểu trong sáng phù hợp với văn phong thuyết minh.
	- Không sai chính tả.
Hoạt động 2 : Tổ chức HS làm bài.
Hoạt động 3 : Thu bài về nhà chấm.
Hoạt động 4 : Nhận xét giờ kiểm tra.
****************************************




Ngày soạn 14/03/2009
Tiết : 103+104
Viết bài tập làm văn số 6
 - Văn Nghị Luận -
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp HS vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề văn học hoặc xã hội gần gũi với các em.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn nghị luận của bản thân tự rút những kinh nghiệm cần thiết.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
- Ra đề phù hợp đối tượng học trò.
- ôn tập kĩ loại văn, chuẩn bị giấy kiểm tra.
C. Tiến trình hoạt động.
* ổn định tổ chức.
* Kiểm tra.
Hoạt động 1: Phát đề cho HS
Đề bài
Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về đạo học xưa và nay.
Yêu cầu bài viết.
- Ngắn gọn, đúng kiểu loại văn nghị luận.
- Có hệ thống luận điểm hợp lí : 2 luận điểm.
+ Đạo học của ông cha ta xưa.
+ Đạo học ngày nay.
- Những luận điểm này được trình bày bằng hệ thống luận cứ xác thực, chặt chẽ theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp có câu chủ đề nêu luận điểm có chuyển đoạn kết đoạn
- Lời văn không có lối dùng từ ngữ pháp.
Hoạt động 2 : Thu bài và nhà chấm.
Hoạt động 3 : Nhận xét tiết làm bài : 
 ***********************************************************



















Ngày 27/ 3 / 2009
Tiết 113 Kiểm tra văn 
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp HS ôn tập và củng cố những kiến thức văn học (nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong các tác phẩm VH)
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, phân tích tổng hợp, so sánh, kết hợp kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
- Thầy: Hệ thống đề và đáp án chi tiết.
- Trò : Nắm được nội dung ôn tập và hình thứcb kiểm tra.
C. Tiến trình hoạt động.
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra : Đề bài:

Câu 1 : Em hiểu thế nào về khái niệm “thú lâm tuyền”, “thú lâm tuyền” được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Tức cảnh Pác bó” ?
Câu 2 : Hình ảnh trăng trong hai bài thơ “Ngắm trăng” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh đã thể hiện.
A. Tình yêu thiên nhiên tha thiết của Người.
B. Tâm hồn chiến sĩ – Nghệ sĩ của Người.
C. Thơ Bác đầy trăng !
D. ý kiến riêng của em ?
Phát triển một trong những luận điểm trên thành một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 câu.
Đáp án và biểu điểm.
Câu 1 : 6 điểm
- Giải thích khái niệm “thú lâm tuyền” ; Cái thú vị khi được sống nơi núi rừng. Một trong những lẽ sống của các nhà nho xưa, thích gần gũi với thiên nhiên, xa rời danh lợi quyền thế, lẽ sống của Đào Tiềm, Nguyễn trãi, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Khuyến…(2 điểm)
- “Thú lâm tuyền” được thể hiện trong bài “Tức cảnh Pác Bó” (4đ)
+ Vui với cuộc sống nghèo, thiếu thốn nơi núi rừng, cháo bẹ, rau măng, vẫn sẵn sàng (1đ)
+ Vui với lối sống ăn, ở, sinh hoạt, làm việc nền nếp sáng ra, tối vào, dịch sử đảng (1đ)
+ Sự sang trọng, thích thú của cuộc đời người cách mạng trong những năm tháng đầy khó khăn gian khổ (1đ)
+ Niềm vui, sự hóm hỉnh của một ý chí kiên định, một tầm nhìn sáng suốt, một tâm hồn rất đỗi trẻ trung, một chiến sĩ- nghệ sĩ (1đ)
Câu 2 : 4đ
HS có thể chọn 1 trong 4 luận điểm, nhưng cũng có thể chọn cả 3 (A,B,C) vì luận điểm nào cũng có khía cạnh khái quát đúng (1đ)
Phát triển trong bốn luận điểm trên thành một đoạn văn ngắn (2.5đ)
- Trình bày, ngữ nghĩa, câu văn (0.5đ)
* Thu bài.
* Nhận xét giờ kiểm tra
Duyệt đề tổ chuyên môn



Ngày 15 / 4 /2009
Tiết 123-124
Viết bài tập làm văn số 7
 - Văn nghị luận -
A. Mục tiêu cần đạt:
Ôn luyện lại phép lập luận chứng minhvà giải thích.
Các kỹ năng dựng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết bài đã học đặc biệt là đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận nhằm giải quyết một vấn đề xã hội hoặc văn học.
B. Chuẩn bị của thày và trò:
Tham khảo 3 đề trong SGK trang 128
Ra đề đảm bảo tính vừa sức, không nên ra những đề chung chung không phù hợp với học sinh.
H/s ôn tập ký phần văn nghị luận đặc biệt chú ý đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.
C. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1:	ổn định tổ chức.
Hoạt động 2:	Kiểm tra
	Chọn một trong hai đề sau:
	Đề1: Trang phục và văn hoá
	Đề2: “ Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc văn võ song toàn”. Nhận định trên cần được sáng tỏ như thế nào?
	Yêu cầu bài viết:
Ngắn gọn, đúng kiểu bài văn nghị luận.
Có hệ thống luận điểm hợp lý.
Các luận điểm được trình bầy bằng hệ thống luận.
Cứ xác thực, chặt chẽ kết hợp tốt các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả.
Lời văn không có lỗi dùng từ ngữ pháp.
Đáp án:
* Đề1:
Mở bài: Nêu được vai trò của trang phục và văn hoá đối với xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng.
Thân bài: ( Hệ thống luận điểm)
+ Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị như trước nữa.
+ Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình sành điệu
+ Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng phải lành mạnh phù hợp 
+Việc chạy theo mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại 
- Kết bài 
-Tự nhận xét về trang phục của bản thân 
- Lời khuyên các bạn đang chạy theo mốt 
 * Đề 2 
- Mở bài ; Giới thiệu vấn đề đã nêu 
- Thân bài 
 	 + Nguyễn Trãi với sự nghiệp kháng chiến chống quân Minh 
 	 + Nguyễn Trãi trong thời bình xây dung đất nước 
 	 + Cuộc đời đầy oan khuất của Nguyễn Trãi 
- Kết bài ; Khẳng định phẩm chất tài năng của Nguyễn Trãi 
Hoạt động 3 Thu bài , nhận xét giờ kiểm tra 

Ngày 22 / 4 /2009
Tiết 130
Kiểm tra tiếng việt
Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS 
+ Củng cố , khắc sâu kiến thức về phần tiếng việt 
+ Rèn luỵện kĩ năng trình bày bài viết 
B . Chuẩn bị 
- GV ra đề 
- HS ôn tập kĩ các nội dung đã học 
C . Tiến trình kiểm tra 
* ổn định tổ chức 
* Kiểm tra : GV phát đề cho HS 
I. Đề bài 
A. Trắc nghiệm ( 3điểm )
Đọc đoạn thơ sau , trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất 
“ Nhưng mỗi năm mỗi vắng 
 Người thuê viết nay đâu 
 Giấy đỏ buồn không thắm 
 Mực đọng trong nghiên sầu …
 
Ông đồ vẫn ngồi đấy 
Qua đường không ai hay ,
Lá vàng rơi trên giấy 
Ngoài trời mưa bụi bay” 
 ( Ông đồ – Vũ Đình Liên ) 

1. Đoạn thơ có mấy câu thuộc kiểu câu nghi vấn? 
A. 1câu C. 3 câu
B. 2 câu D. 4 câu
2. Trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt 
A. Giấy 
B .Mực 
C. nghiên 
D.lá 
3. Câu “ Giấy đỏ buồn không thắm 
 Mực đọng trong nghiên sầu” 
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
A .So sánh 	 C. Ân dụ 
B. Nhân hoá D. Hoán dụ
4. Kiểu hành động nói nào được thực hiện trong đoạn thơ ?
 “ Ông đồ vẫn ngồi đấy ..
 … bụi bay” 
A. Hành động trình bày 
B. H ành động hỏi
C. Hành động bộc lộ cảm xúc 
D. Hành động điều khiển 
5. Có mấy câu phủ định trong đoạn thơ trên ? 
2 câu 
3câu
4 câu
5 câu 
6 . Câu văn “ Tuy trời mưa nhưng đường lầy lội” mắc lỗi diễn đạt về lôgíc 
 A. Đúng 
 B. Sai 
II. Phần tự luận ( 7 điểm ) 
Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các kiểu câu đã học 
Đáp án và biểu điểm
Phần trắc nghiệm 
Câu 1: A 
Câu 2: C
Câu 3:B
Câu 4:A
Câu 5: A
Câu 6: A
Tự luận 
Đoạn văn phải có chủ đề , có sự liên kết chặt chẽ 
Sử dụng các kiểu câu đã học 

*******************************************












File đính kèm:

  • docBo de KT van 8.doc