Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kiểu bài Tập làm văn kể Lớp 3

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kiểu bài Tập làm văn kể Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến:
Dạy kiểu bài “Tập làm văn kể” - lớp 3
A/ Đặt vấn đề
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là môn học khó. Môn học này đòi hỏi người thầy, người trò phải thật sự say mê nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp thu bằng cả trí óc lẫn tâm hồn thì mới có thể dạy và học tốt môn Tập làm văn được. Một bài tập làm văn là kết quả của sự tổng hợp kiến thức về lí thuyết Tập làm văn, kiến thức đã học trong phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, kiến thức về đời sống xã hội đông thời phải có kĩ năng diễn đạt. Đặc biệt là môn Tập làm văn theo chương trình mới thật đa dạng phong phú như kể sự việc đơn giản, viết thư, báo cáo Trong mỗi tiết Tập làm văn nhiều khi vừa phải rèn kĩ năng nói, vừa phải rèn kĩ năng viết cho học sinh. Do vậy, học sinh sẽ rất lúng túng khi làm bài. Thậm chí với những học sinh trung bình, yếu sẽ không biết nói gì? viết gì trong mỗi tiết học đó vì vốn kiến thức của các em về văn học kiến thức về đời sống và vốn từ còn rất hạn chế. Vậy làm thế nào để rèn kĩ năng nói cho học sinh một cách thành thạo và thực hiện kĩ năng nói cũng là cơ sở là tiền đề để học sinh làm được bài văn viết hoàn chỉnh, lưu loát. Chính từ nhận thức trên khi dạy luyện tập kĩ năng kể đoạn văn cho học sinh lớp 3, tôi đã dạy theo định hướng cơ bản sau. 
B/ Giải quyết vấn đề
I/ Dạy phương pháp làm bài chung:
Dạy cho học sinh nắm được phương pháp làm bài văn kể sự việc đơn giản theo các thể loại (kể về người, kể về cảnh đẹp, kể về kỉ niệm)
Nội dung này tôi thấy rất cần thiết vì các em không nắm được phương pháp làm bài chung thì các em sẽ rất lúng túng khi làm bài. Các em sẽ viết lan man không theo một định hướng cụ thể, các em còn viết lạc đề nhất là những đề không có câu hỏi gợi ý.
Ví dụ : Khi dạy dạng văn kể về cảnh đẹp, kể về quê hương:
Đọc cho học sinh nghe một đến hai đoạn văn kể về cảnh đẹp .
Cho học sinh nhận xét về đoạn văn đó thông qua hệ thống câu hỏi sau :
+ Đoạn văn giới thiệu cảnh đẹp đó ở đâu ?
+ Những câu văn nào tả bao quát toàn cảnh ?
+ ở nơi đó có cảnh nào nổi bật ?
+ Trước cảnh đẹp đó em có suy nghĩ gì ?
Từ ví dụ cụ thể trên, tôi dẫn dắt học sinh hình thành nên phương pháp làm bài văn kể về một cảnh đẹp như sau:
1/ Giới thiệu cảnh đó ở đâu?
2/ Kể một đến hai câu về bao quát toàn cảnh.
3/ Kể chi tiết toàn cảnh chú ý đến những cảnh đặc sắc nổi bật.
4/ Suy nghĩ của em về cảnh đó.
II. Dạy một đề bài cụ thể. 
1/ Công việc chuẩn bị ở nhà
a) Yêu cầu học sinh đọc các bài tập có liên quan đến nội dung bài tập làm văn chuẩn bị được kể ở trên lớp. Khi học sinh đọc bài tôi yêu cầu học sinh phải làm các công việc sau:
	- Trả lời câu hỏi nội dung bài Tập đọc.
	- Ghi lại được những câu văn hay, từ hay có trong bài.
Ghi lại các bịên pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
Ví dụ: Khi dạy đề Tập làm văn: Em hãy kể về quê hương em hoặc nơi em đang ở. 
Tôi yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài Tập đọc:
Quê hương của Đỗ Trung Quân.
Quê hương ruột thịt của Anh Đức.
+ Các em ghi và học tập được câu văn hay: Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người.
+ Từ hay cần học tập: Quả ngọt, trái sai, thắm hồng.
+ Biện pháp nghệ thuật: Tác giả sử dụng một loạt những từ chỉ đặc đIểm như: vàng, biếc, trắng, ngọt, tỏ
b/ Yêu cầu chuẩn bị tốt nội dung bài nói
- Học sinh đọc câu hỏi bằng sự hiểu biết của mình qua học cách viết bài trong các bài Tập đọc.Qua nắm được phương pháp làm bài chung các em tự suy nghĩ gạch ra những ý chính cơ bản để chuẩn bị tốt nội dung bài đó. Mặt khác các em không những chỉ chuẩn bị thông tin cần nói mà các em còn phải chuẩn bị nghi thức nói, hình thức nói sao cho phù hợp với điều mà đề bài yêu cầu.
2/ Khi lên lớp 
a/ Giáo viên kiểm tra bài chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
b/ Khi rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh giáo viên cần chú ý: 
Tạo cho học sinh có hứng thú khi nói vì học sinh không thể nói được hoặc nói đứt quãng, nói rời rạc khi bị ép phải trình bày bài văn của mình. Bởi vậy sự kích thích việc nói là rất cần thiết. Vậy bản thân giáo viên phải tạo ra những tình huống giao tiếp giả định để các em được hoà mình vào cảnh đó thì các em sẽ thể hiện hết mình.
Ví dụ: Khi dạy baì kể về tình cảm của người thân dành cho em.
- Giáo viên có thể kể về sự quan tâm của bố mẹ bạn Lan dành cho bạn Lan để học sinh rõ.
- Giáo viên hỏi
+ Bố mẹ bạn Lan có quan tâm đến bạn Lan không? và qua tâm như thế nào?
+ Thế còn bố mẹ các bạn thì sao? Bạn nào kể để cô biết nào?
 	Từ đó học sinh sẽ kể tình cảm của bố mẹ mình một cách tự nhiên.
* Khi học sinh kể còn lúng túng giáo viên không được ngắt lời học sinh hoặc có thái độ coi thường học sinh mà người giáo viên phải ding hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt để học sinh có thể kể tiếp.
* Giáo viên phải đặc biệt chú ý quan tâm đến cả ba đối tượng học sinh. Đặc biệt chú ý gọi những học sinh trung bình, học sinh yếu để sửa cho học sinh về kĩ năng dùng từ, kĩ năng đặt câu.
* Yêu cầu học sinh nghe phải theo dõi bài của bạn một cách có hiệu quả nhất thông qua hình thức sau:
- Học sinh phải có vở nháp, trên vở chia thành hai cột
Câu hay, từ hay
Lỗi cần sửa
- Học sinh ghi nhanh những câu hay, từ hay hoặc từ cần sửa vào vở nháp để có thể nhận xét bài của bạn một cách chính xác.
- Giáo viên cần động viên khuyến khích học sinh nói vì những lời động viên, những ánh mắt trìu mến của cô cùng với sự chăm chú lắng nghe của bạn bè sẽ là niềm khích lệ giúp học sinh tự tin hơn khi nói.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài nói của bạn. với những từ cần sửa yêu cầu học sinh sửa, nếu học sinh không sửa được giáo viên sửa. Mặt khác khi luyện nói cho học sinh giáo viên cần cung cấp thêm từ hay, câu hay để giúp học sinh kể được những câu văn sinh động.
Ví dụ: Khi kể về tình cảm của người thân dành cho em.
 	Các em diễn đạt như sau:
+ Mẹ mua cho em nhiều thứ sách vở quần áo. 
Khi đó giáo viên có thể cung cấp thêm từ như: quan tâm, chăm lo, sắm.
+ Yêu cầu học sinh viết lại câu văn có từ giáo viên đưa ra: “Mẹ chăm lo cho em từng ly từng tý. Mẹ sắm cho em từng quyển vở chiếc bút và những bộ quần áo đẹp.”
C/ Kết quả
Ngoài phương pháp chung của phân môn Tập làm văn mà tôi được học kết hợp với cách rèn kĩ năng bài tập nói cho học sinh mà tôi viết trên đây, tôi thấy học sinh lớp tôi tiếp thu kiến thức bài Tập làm văn một cách nhẹ nhàng có hiệu quả. Trong các tiết Tập làm văn dạng bài tập kể, các em đã kể tương đối tốt vì vậy nên các em đã viết được những đoạn văn hoàn chỉnh. Nhiều em viết được đoạn văn hay như em Huệ, em Thương, em Tùng, em XoanChính vì vậy chất lượng thi cuối năm lớp tôi đạt trung bình trở lên là 34/ 35 , chất lượng khá giỏi đạt 21/ 35. Chất lượng này cao so với bình quân chung của khối. 
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3, tuy bước đầu áp dụng có kết quả song cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban thi đua Nhà trường và Phòng Giáo dục để tôi giảng dạy tốt hơn trong những năm học sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
xác nhận của nhà trường
Điệp Nông, ngày 01tháng 6 năm 2007
Người viết
Nguyễn Thị Hương

File đính kèm:

  • docSKKN Day kieu bai Tap lam van ke lop 3.doc
Đề thi liên quan