Ngữ văn 10 tự chọn vấn đề và giải pháp

doc19 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn 10 tự chọn vấn đề và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 10 tự chọn
Vấn đề và giải pháp

 Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
Lí do chọn đề tài
Cơ sở lí luận:
 Năm học 2006 – 2007 là năm học đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng bộ SGK cải cách mới theo hướng phân ban áp dụng cho các trường THPT. Chương trỡnh Ngữ văn Trung học phổ thụng mới phản ỏnh những thành tựu tiờn tiến của cỏc ngành khoa học Tiếng Việt, Văn học và Làm văn những năm đầu thế kỉ XXI, phản ỏnh thành tựu của cỏc ngành tõm lớ học và lớ luận dạy học hiện đại và phản ỏnh quan điểm dạy học hướng vào người học.
 Trên tinh thần đó môn Ngữ Văn 10 đã có hai bộ sách: SGK Ngữ Văn 10 Chuẩn (NXB Giáo dục 2006) dùng cho Ban cơ bản và Ban Tự Nhiên và SGK Ngữ Văn 10 Nâng cao (NXB Giáo dục 2006) dùng cho Ban Xã Hội, mỗi bộ gồm có hai tập.
 Bên cạnh đó, Bộ GD & ĐT cũng đưa vào sử dụng và giảng dạy đồng thời bộ SGK tự chọn cho những môn khác như: Toán học, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Hoá…v.v
 Việc sử dụng thêm các bộ sách tự chọn nhằm mục đích “ bổ sung một số kiến thức nâng cao cần thiết…hệ thống hoá kiến thức theo một số chủ đề và cung cấp thêm những tri thức cùng tư liệu thực hành cho việc giảng dạy những nội dung tương ứng của từng chủ đề” trên thực tế là rất cần thiết. Tuy vậy, khi đưa vào áp dụng giảng dạy trực tiếp, cả giáo viên và học sinh không khỏi lúng túng ở một số điểm còn chưa được hoàn thiện của bộ sách.
 Mong muốn của người biên soạn là rất đáng trân trọng và thiết thực, nhất là đối với môn Ngữ Văn, khi mà các tác giả muốn “ phát triển tư duy, rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản cho học sinh”. Điều này là vô cùng cần thiết nhất là khi trong mấy năm trở lại đây học sinh phổ thông có tình trạng không mặn mà gì lắm với bộ môn Ngữ Văn, thậm chí các em còn quay lưng lại bằng cách biểu hiện hàng loạt những hiện tượng được các phương tiện truyền thông đưa tin như trường hợp của em Nguyễn Phi Thanh, học sinh lớp 11A18, trường THPT Việt Đức – Hà Nội với bài văn gây chấn động dư luận, em Hà Minh Ngọc, học sinh lớp 10, Trường Nguyễn Tất Thành - Hà Nội với bài văn giả tưởng, thí sinh Hoàng Thuỳ Nhi với bài văn điểm 10 gây tranh cãi khi thi đại học…v.v
 Với ý nghĩ là cố gắng bằng những kinh nghiệm thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 10 của chương trình cơ bản và tự chọn theo phương pháp mới, người viết mong muốn bày tỏ phần nào những bất cập nảy sinh trong quá trình giảng dạy và hướng giải quyết, dù có thể là nhỏ, trong cuốn SGK, SGV Ngữ Văn 10 tự chọn dành cho Ban cơ bản để các bạn đồng nghiệp tham khảo, cùng cho ý kiến để có thể giảng dạy tốt hơn môn học dạy làm Người này.
Cơ sở thực tiễn
 Do điều kiện nơi tôi công tác chỉ giảng dạy Ban cơ bản nên hiện nay dù Nhà trường cũng đã cố gắng cung cấp đến toàn bộ giáo viên trong trường cả hai bộ SGK Chuẩn và Nâng cao nhưng các giáo viên chỉ dạy theo chương trình Chuẩn của Bộ theo đặc thù đã lựa chọn của Nhà trường. Vì Tổ Văn cũng không ngoại lệ nên người viết thực tế cũng chỉ giảng dạy môn Ngữ Văn 10 Ban cơ bản và phần tự chọn của Ngữ Văn 10 với ba đầu sách: 
Cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10"(NXB Giáo dục 2006) do tác giả Bùi Minh Toán chủ biên, dùng cho cả giáo viên và học sinh.
Cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10"(NXB Giáo dục 2006) do tác giả Bùi Minh Toán chủ biên, chỉ dùng cho giáo viên.
Cuốn "Ngữ Văn 10"(NXB Giáo dục 2006) gồm hai tập do tác giả Phan Trọng Luận Tổng chủ biên.
 Dĩ nhiên theo yêu cầu chuyên môn, chúng tôi cũng sử dụng cả bộ SGK Ngữ Văn Nâng cao để tham khảo trong quá trình giảng dạy.
 Ngay từ đầu khi thực hành lên lớp, chúng tôi cũng đã nhận ra những điểm bất cập của bộ tài liệu tự chọn Ngữ Văn 10, tuy không lớn nhưng lại không phù hợp với những gì mà cả người dạy và người học cần trong quá trình dạy và học. Những vấn đề vướng mắc đó đã được tôi báo cáo lại với Ban chuyên môn nhà trường. Đồng thời tôi cũng đã có ngay những biện pháp cần thiết để khắc phục. Cho đến nay, khi đã chuẩn bị kết thúc học kì II, việc áp dụng những giải pháp học tự chọn của bộ môn Ngữ Văn đã có hiệu quả và tính ổn định. Và sáng kiến kinh nghiệm này được viết trên cơ sở khoa học, thực tế khách quan đó.




Giới hạn vấn đề
 Xuất phát từ cơ sở thực tiễn đã trình bày, người viết trong sáng kiến kinh nghiệm của mình chủ yếu đi vào hai điểm cơ bản nhất là: một số vấn đề của bộ sách Ngữ Văn 10 tự chọn và phương pháp thực hiện làm thế nào để có thể áp dụng linh hoạt những chủ đề tự chọn thực sự cần thiết cho quá trình học tập môn Ngữ Văn bậc THPT theo hướng tích hợp, dung hợp. Như thế vấn đề nội dung của SKKN chỉ mang tính bổ sung thêm chứ không hề có sự thay đổi hoàn toàn nội dung theo sách đã dẫn.
 Theo tinh thần đó, người viết hoàn toàn không có mục đích phủ nhận nội dung của cuốn tài liệu tự chọn Ngữ Văn 10 mà chủ yếu là bổ sung hoặc thay đổi trật tự những chủ đề đã đưa trong bộ sách sao cho hợp lí hơn với quá trình giảng dạy kiến thức cơ bản (cũng là bộ SGK Ngữ Văn chuẩn).

 Trên bình diện và mục đích như thế, tôi sẽ trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình thành hai luận điểm lớn: những vấn đề bất cập khi dạy tài liệu tự chọn Ngữ Văn 10 và hướng giải quyết. Với tinh thần cầu thị, mong có sự tiến bộ, người viết rất muốn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ cho ý kiến của các bạn đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn hoạt động dạy học môn Ngữ Văn phần tự chọn, góp phần tạo nên giá trị bền vững của bộ môn được coi là Nhân học này.

Phương pháp nghiên cứu
 Khi thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp Tổng hợp – Khái quát.














B. Phần thứ hai: Những Vấn đề bất cập và cách giải quyết khắc phục.
 I. Những bất cập trong việc bố trí chủ đề tự chọn.
1. Trật tự chủ đề không theo hướng tích hợp.
 Nội dung chương trình Ngữ Văn 10, cấp THPT ở cả hai bộ sách phân ban và cơ bản được coi là những nỗ lực của Bộ Giáo dục và đào tạo, của người biên soạn sách trên hành trình cải cách nội dung và phương pháp giáo dục, một vấn đề không mới nhưng cũng chưa và sẽ không bao giờ cũ. Đó còn là những thành tựu tiờn tiến của cỏc ngành khoa học Tiếng Việt, Văn học và Làm văn những năm đầu thế kỉ XXI, phản ỏnh thành tựu của cỏc ngành tõm lớ học và lớ luận dạy học hiện đại và phản ỏnh quan điểm dạy học hướng vào người học. Nó cũng là sự tích hợp toàn diện của ba phần: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn. Mục đích của phần Đọc văn chú trọng đến phần đọc sáng tạo nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu các loại văn bản, hay năng lực tóm tắt , khái quát, đánh giá nội dung và nghệ thuật của văn bản đã đọc, rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Phần Tiếng Việt rất chú trọng rèn luyện kĩ năng sử dung Tiếng Việt qua các bài rèn luyện năng lực dùng từ, viết câu, đọc hiểu nghĩa từ, nghĩa câu, nghĩa đoạn, sử dụng các biện pháp tu từ và chữa lỗi về tiếng Việt. Phần Làm Văn cũng không ngoài mục đích là rèn luyện năng lực các bài văn tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận…v.v.
 Cuốn SGK “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) dùng cho giáo viên và học sinh cũng được xây dựng trên tinh thần đó. Tuy nhiên khi đưa vào áp dụng thực tế giảng dạy đã bộc lộ những hạn chế nhất định.
 Trước hết chúng ta thừa nhận mục tiêu chính của cuốn sách “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" là rất hữu ích và hợp lí cho đối tượng học sinh học Ban cơ bản bởi đó là sự bù đắp “một số kiến thức nâng cao cần thiết mà chương trình Chuẩn chưa có so với chương trình Nâng cao”. Như vậy cuốn SGK này thực chất chính là sự “đọc – học thêm” những kiến thức mà bộ SGK NGữ Văn 10 soạn cho Ban Cơ bản còn khuyết thiếu so với bộ SGK Ngữ Văn 10 Nâng cao.
 Chúng ta có thể hiểu đơn giản như thế này: Bộ SGK Ngữ Văn Chuẩn + Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10 = Bộ SGK Ngữ Văn Nâng cao. Dĩ nhiên công thức trên chỉ là tương đối (?). Chỉ có điều bài toán “bù đắp” kiến thức này xem ra chưa được thuyết phục cho lắm.



 Chúng ta quay trở lại vấn đề nội dung chính mà người viết muốn đề cập. Hiện nay có hai cuốn SGK Ngữ Văn 10 tự chọn dành cho giáo viên và học sinh là: “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) và “Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) . Cả hai cuốn SGK trên đều do tác giả Bùi Minh Toán chủ biên, điểm khác nhau giữa hai cuốn sách là ở nhóm cộng sự tham gia biên soạn. Theo thiển ý của tôi, cũng như những bộ SGK khác, cuốn sách “Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10" được viết dùng cho giáo viên chính là hướng dẫn cụ thể những nội dung mà người thày cô trực tiếp giảng dạy sẽ khai thác trong quá trình triển khai cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" dùng cho học sinh. Tuy nhiên, có thể do một lí do nào đó trong quá trình biên tập người viết đã không thống nhất, hoặc ít ra cũng chưa có những hướng dẫn cụ thể về nội dung các chủ đề sẽ được dạy theo trật tự như thế nào nên dẫn đến việc khi các thày cô lên lớp trực tiếp gặp phải những vấn đề sau:
 Thứ nhất: Việc bố trí số lượng chủ đề và số tiết ở mỗi chủ đề trong hai cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" dành cho học sinh và “Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10" dành cho giáo viên khác nhau về trật tự triển khai thực dạy. Cụ thể như sau:
* Mục lục, trật tự các chủ đề của cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) dành cho học sinh là:

Chủ đề
Tên Bài
Trang
Số tiết
Chủ đề 1
 Tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du
Tác giả Nguyễn Trãi
Tác giả Nguyễn Du
5
5
13

04

Chủ đề 2
 Hướng dẫn đọc - hiểu một số văn bản văn học dân gian và văn học trung đại
Lời tiễn dặn (Trích tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)
Tục ngữ về đạo đức lối sống.
Xuý Vân giả dại (trích chèo Kim Nham)
Thư dụ Vương Thông lần nữa (Tái dụ Vương Thông thư)
Nỗi sầu oán của người cung nữ (trích Cung oán ngâm).
19

19

26
31
44

49
06
Chủ đề 3
Văn bản văn học và đọc – hiểu văn bản văn học
Một số tri thức cần thiết để đọc - hiểu văn bản văn học dân gian.
Một số những tri thức để đọc - hiểu văn bản văn học trung đại.
55

60

69
04
Chủ đề 4
 Từ Hán Việt và những lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt
83
04

Chủ đề 5
 
Nâng cao năng lực làm văn
Quan sát và thể nghiệm đời sống
Đọc sách và tích luỹ
Liên tưởng và tưởng tượng
Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu

105
105
109
113
116
06
 * Mục lục, trật tự các chủ đề của cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) dành cho giáo viên là:

Chủ đề
Tên bài
Trang
Số tiết
Chủ đề 1
 Một số vấn đề của văn học dân gian Việt Nam qua các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 10

5
04
Chủ đề 2
 Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đai Việt Nam qua các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 10

13
04
Chủ đề 3
 Những nội dung chủ yếu của phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn 10

27
04
Chủ đề 4
 Thực hành về ngôn ngữ nói - ngôn ngữ viết, các phong cách chức năng ngôn ngữ và các phép tu từ có trong chương trình Ngữ Văn 10

48
04
Chủ đề 5
 Những lỗi thường gặp trong sử dụng Tiếng Việt; thực hành sửa lỗi.

70
04
Chủ đề 6
 Những lỗi diễn đạt trong việc viết bài văn.

86
04
Chủ đề 7
 Luyện tập về các phương thức biểu đạt và vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn.
96
06

 Qua so sánh đối chiếu tôi nhận ra sự lệch nhau về nội dung chủ đề được chọn để dạy, số lượng chủ đề và cả số tiết phân phối giữa hai cuốn sách tự chọn. Điều đáng nói là so với số tiết thực dạy trên lớp (35 tuần x 2 = 70 tiết) thì số lượng chủ đề và số tiết phân phối không thể gọi là hợp lí được. Đặt trường hợp học gộp nội dung của cả hai cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" và “Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10" (dù điều này khó xảy ra) thì cũng sẽ vẫn bất cập vì sự trùng lặp lại nội dung chủ đề là đương nhiên. Điều tôi vừa nêu trên gây rất nhiều lúng túng cho cả học sinh lẫn giáo viên khi đi vào thực dạy và học.
Thứ hai: Việc sắp xếp bố trí trật tự chủ đề khi dạy của cuốn SGK “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) dùng cho học sinh lại không theo tiến trình học thực tế ở trên lớp mà chương trình học Ngữ Văn chính khoá đã phân phối. Điều này có nghĩa là học sinh phải chấp nhận một thực tế nếu cứ học theo thứ tự chủ đề sẽ không thể theo hướng tích hợp nội dung. Cụ thể chúng ta có thể đối chiếu như sau:


Tuần
Thứ tự số tiết
Nội dung
Chương trình Chuẩn
Nội dung
Chương Trình Tự chọn

CT Chuẩn
CT Tự chọn



1, 2, 3
1,2
* Tổng quan văn học Việt Nam

* Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

*Tác giả Nguyễn Trãi.

4,5,6
3,4
* Khái quát văn học dân gian.

* Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
* Văn bản và đặc điểm của văn bản.
* Tác giả Nguyễn Du.

7,8,9
5,6
* Bài làm văn số 1 (HS làm ở nhà)

* Chiến thắng Mtao Mxây

* Văn bản (tiếp theo)
Hướng dẫn đọc – hiểu một số văn bản văn học dân gian và văn học trung đại.

10,11,12
7,8
* Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
* Lập dàn ý bài văn tự sự.
Hướng dẫn đọc – hiểu một số văn bản văn học dân gian và văn học trung đại (học tác phẩm)




13,14,15



9,10

* Uy-lix-xơ trở về.

* Trả bài làm văn số 1

Hướng dẫn đọc – hiểu một số văn bản văn học dân gian và văn học trung đại (học tác phẩm)

16,17,18
11,12
* RaMa buộc tội.

* Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
* Văn bản và đọc hiểu văn bản văn học.
* Một số tri thức để đọc – hiểu văn học dân gian.

19,20,21
13,14
* Tấm Cám

* Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
* Một số tri thức để đọc - hiểu văn bản văn học trung đại.

22,23,24
15,16
* Tam đại con gà.

* Nhưng nó phải bằng hai mày.

* Viết bài làm văn số 2
Từ Hán Việt và những lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt.

25,26,27
17,18
* Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa.

* Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Từ Hán Việt và những lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt.

28,29,30
19,20
* Ca dao hài hước.

* Đọc thêm: Lời tiễn dặn.

* Luyện tập viết đoạn văn tự sự.
Nâng cao năng lực làm văn.
* Quan sát và thể nghiệm đời sống.

31,32,33
21,22
* Ôn tập văn học dân gian Việt Nam.

* Trả bài làm văn số 2.
* Đọc sách và tích luỹ.

34,35,36
23,24
* Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
* Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
* Liên tưởng và tưởng tượng.
*Chọn sự việc tiêu biểu

37,38,39
Hết
* Tỏ lòng.

* Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới)

* Tóm tắt văn bản tự sự.

* Ra đề bài viết số 3 (HS làm ở nhà)

Hết

40.41.42

* Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

* Nhàn.

* Độc tiểu Thanh kí.


…

…


 Qua đây ta thấy chương trình Ngữ Văn 10 Chuẩn có thứ tự các số bài, tiết lần lượt theo tiến trình lịch sử văn học và tích hợp ba phân môn Đọc văn; Làm Văn; Tiếng Việt. Ngược lại, các chủ đề tự chọn trong “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" lại không theo trật tự đó. Điều này tất yếu làm cho học sinh rất khó tiếp thu bài vì trong một tuần các em phải “chạy xô” có thể là hai tác giả, tác phẩm văn học ở hai giai đoạn lịch sử văn học khác nhau. Tình trạng này nếu như kéo dài sẽ khiến các em cảm thấy bị ức chế và thật sự càng lúc càng rối, rất khó học.
Thứ ba: Nếu như vấn đề tích hợp ba phân môn: Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm Văn nếu như ở bộ SGK Ngữ Văn 10 rất hợp lí theo thứ tự số tiết, tuần thì ngược lại ở SGK Ngữ Văn Tự chọn 10 lại không như vậy. Nguyên nhân là do ở mỗi chủ đề đã có sự tách bạch rất rõ ràng về nội dung, gần như không liên quan hay lặp lại cùng nội dung ở những chủ đề khác theo hướng tích hợp.

2. Sự phân bổ số tiết chưa hợp lí.
 Theo như gợi ý hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thì số tiết tự chọn của bộ môn Ngữ Văn 10 dành cho học sinh Ban Cơ bản là 02 số tiết/01 tuần (chỉ ít hơn học chính cùng môn 01 tiết). Theo đó thì cả năm học có 35 tuần x 2 = 70 tiết. Nếu chúng ta có trừ đi 02 tiết kiểm tra, 08 tiết (= 02 buổi) cho thảo luận - ôn tập tính cho cả năm học thì vẫn còn 60 tiết thực dạy. Trong khi đó, theo như sự phân bổ sổ tiết tự chọn trong cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" thì chỉ mới có 24 tiết (thực dạy) + 04 tiết kiểm tra = 28 tiết. Một sự chênh lệch quá lớn giữa yêu cầu thực tế và trên sách vở. Tất nhiên trong trường hợp này, người giáo viên sẽ phải chủ động lựa chọn nội dung thêm, phân phối lại số tiết sao cho có thể hợp lí, đáp ứng được mục tiêu mà môn học tự chọn yêu cầu cần đạt. Nhưng vấn đề là liệu có sự thống nhất chung về nội dung thực dạy đó không khi mà người dạy chỉ mới dừng lại ở chỗ hỏi nhau, tạm dạy theo cách của mình hay học của đồng nghiệp trong lúc chờ điều chỉnh lại cụ thể số tiết phân phối hoặc là nội dung, số lượng chủ đề của SGK tự chọn (?)

3. Sự trùng lặp và không đồng nhất trong nội dung.
 Tuy không nhiều nhưng qua so sánh người viết đã nhận thấy giữa hai cuốn SGK Ngữ Văn 10 Chuẩn và “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" có những bài, nội dung trùng lặp, nhất là sự không thống nhất trong khái niệm, thuật ngữ khiến không riêng gì học sinh lúng túng mà cả người dạy cũng chỉ biết giảng “theo sách, theo bài” (!)

 Đơn cử về bài học, trong cuốn SGK Ngữ Văn 10 Chuẩn (NXB Giáo dục 2006), khi học về hai tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, người biên soạn sách đã viết tương đối kĩ về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của hai tác giả này. Vậy mà ngay chủ đề thứ nhất của cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10"(NXB Giáo dục 2006) dành cho giáo viên và học sinh, người biên soạn lại dành cả 04 tiết học cho việc tìm hiểu lại tiểu sử, tác phẩm của hai nhà thơ này. Dĩ nhiên người soạn sách không hoàn toàn có ý viết lại để học sinh học lại nhưng xem ra hiệu quả của chủ đề đem lại là chưa cao. 
 Ngoài ra trong SGK Ngữ Văn 10 Chuẩn (NXB Giáo dục 2006) đã có bài “Văn bản văn học” (Trang 117, Tiết 91) viết về tiêu chí và cấu trúc của một văn bản văn học. Vậy mà ở cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) cũng lại có bài cùng nội dung “Văn bản văn học” (Trang 55, chủ đề 3). Điều đáng nói là việc thể hiện nội dung của hai cuốn sách về cùng một đối tượng (văn bản văn học) là không đồng nhất. Điển hình là sự trình bày, diễn đạt hai vấn đề được xem là cơ bản: khái niệm văn bản văn học và cấu trúc văn bản văn học.
 Cụ thể về khái niệm văn bản văn học, theo SGK Ngữ Văn 10 Chuẩn (NXB Giáo dục 2006) thì “ văn bản văn học (truyện cổ tích, bài thơ, cuốn tiểu thuyết, thiên bút kí , vở kịch…) là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người…”(Trang 117, dòng 06 từ dưới lên). Còn cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) thì lại viết “ văn bản văn học là loại văn bản sử dung ngôn từ một cách nghệ thuật để xây dựng các hình tượng nghệ thuật…”(Trang…dòng…từ….).
 Hãy khoan nghĩ đến việc người dạy có hiểu đầy đủ nội dung ý nghĩa hay không, nhưng tôi cho rằng đối tượng học sinh mà chúng ta dạy sẽ rất lúng túng vì không biết mình sẽ theo sách nào. Giả thiết là giáo viên không có chuyên môn vững, trong trường hợp này sẽ rất khó giải thích sự khác nhau trong hai cách diễn đạt không đồng nhất đó. 
 Ngay sau đó là phần cấu trúc văn bản văn học. Trong SGK Ngữ Văn 10 Chuẩn (NXB Giáo dục 2006), chúng ta thấy người biên soạn chia cấu trúc văn bản văn học ra làm ba tầng lớp: Tầng ngôn từ – từ ngữ âm đến ngữ nghĩa, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa. Trong khi đó ở cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) lại chia cấu trúc văn bản của văn học ra làm hai lớp: Lớp ngôn từ, lớp ý nghĩa. Cứ cho là cả hai cuốn sách đều nhấn mạnh rằng “cấu trúc văn bản gồm nhiều tầng, nhiều lớp khác nhau…” nhưng tôi thiết nghĩ học sinh của chúng ta chưa phải là những người nghiên cứu kĩ lưỡng đến những thuật ngữ văn học mang tính khoa học, nên chăng người soạn sách cố gắng “thoả hiệp” để hợp nhất khái niệm cho các em hiểu đúng, đủ trong khả năng của các em.
 Đó là còn chưa kể đến một số câu văn sử dụng trong cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) cũng khiến người đọc phải suy ngẫm về cú pháp. Ví dụ như: “Không thể đọc một văn bản văn học như Rô-bin xơn Cru-xô lạc vào một hoang đảo.” (dòng 15 từ trên xuống, Tr. 58), hay “ Vừa đọc lướt vừa dừng lại đọc kĩ những chỗ cần thiết.” (dòng 15 từ trên xuống, Tr.15)…v.v

II. Giải pháp khắc phục.
 Trước những bất cập đó, trong lúc chờ đợi những hiệu chỉnh từ phía những người biên soạn, cơ quan hữu trách, người viết mạnh dạn đưa ra những sáng kiến của cá nhân để giải quyết những vấn đề còn hạn chế trong chương trình SGK “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) . 

1. Thay đổi, bổ sung trật tự chủ đề theo hướng dung hợp.
 Khái niệm dung hợp trong trường hợp này dùng để chỉ sự hoà hợp về mặt trình tự nội dung trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn 10 theo tiến trình lịch sử văn học, đồng thời là sự tích hợp giữa ba bộ sách giáo khoa “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006), Ngữ Văn 10 Chuẩn, tập 1 và 2 (NXB Giáo dục 2006),“Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) và căn cứ vào nhu cầu học thực tế của các em học sinh sao cho có kết quả và hợp lí nhất. 


 Ngay từ đầu năm học, sau khi nghiên cứu và đề xuất, được sự đồng ý của Ban chuyên môn, tôi đã tự lập ra một phân phối chương trình cho môn Ngữ Văn 10 tự chọn dựa trên những nội dung chủ đề của hai cuốn sách “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" dùng cho học sinh và giáo viên, “Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10" dùng cho giáo viên. Tất nhiên những chủ đề đã được người biên soạn sách chọn giảng – học đều được giữ nguyên. Người viết chỉ bổ sung cho nội dung theo chủ đề phong phú hơn và sắp xếp lại sao cho hợp lí với yêu cầu thực tế của học sinh trong quá trình các em học ở bộ SGK Ngữ Văn 10 Chuẩn. Điều này vẫn tuân thủ với Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình là giáo viên có thể điều chỉnh hợp lí trình tự của một số bài học được sắp xếp liền nhau và thời lượng dành cho từng bài miễn sao phù hợp với thực tế giảng dạy ở từng địa phương.
 Cụ thể tôi đã đề nghị với Ban chuyên môn một phân phối chương trình dành cho hai lớp học tự chọn và thực hiện như sau:

Chủ đề tự chọn khối 10
Tổng số tiết cho năm học: 70 tiết.
Trong đó: + Thực dạy: 59 tiết
 + Thảo luận, ngoại khoá 08 tiết
 + Kiểm tra : 02 tiết
 + Hướng dẫn học hè: 01 tiết

Chủ đề
Tên bài
Số tiết
Tiết thứ

Chủ đề 1
 Ôn tập tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.
Thảo luận về mối quan hệ giưa tiến trình lịch sử xã hội và lịch sử văn học.
03

02


05

Chủ đề 2
Một số kiến thức cần thiết để đọc hiểu văn học dân gian và văn học trung đại
Hướng dẫn đọc hiểu một số văn bản văn học dân gian và văn học trung đại có trong chương trình Nâng cao không có trong chương trình cơ bản.
02


08



15







Chủ đề 3
Nâng cao năng lực làm văn
Quan sát và thể nghiệm đời sống văn học.
Đọc sách và tích luỹ.
Liên tưởng và tưởng tượng.
Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu.
Thực hành chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu qua một tác phẩm văn học cụ thể.

02

02
02
02

02




25
Chủ đề 4

Tác giả Nguyễn Trãi.
Học một số tác phẩm của Nguyễn Trãi (không có trong chương trình Chuẩn).
Thảo luận về tác giả Nguyễn Trãi (mối quan hệ giữa cá nhân và lịch sử)



04



01




30

Tổng kết kì I & Kiểm tra
Thảo luận về nội dung đã học trong kì I. Hỏi đáp những vấn đề còn vướng mắc về mặt kiến thức cơ bản.
Kiểm tra kì I
04
(có thể SHNK)

01

35


Chủ đề 5
Tác giả Nguyễn Du.
Học một số tác phẩm của Nguyễn Du (không có trong chương trình Chuẩn)
Thảo luận về tác giả Nguyễn Du (mối quan hệ giữa hoàn cảnh cá nhân và nội dung tác phẩm)


04

01



40

Chủ đề 6
Những lỗi về diễn đạt trong việc viết bài văn.
Thực hành sửa lỗi diễn đạt trong bài văn.
03

02

45


Chủ đề 7
Những nội dung cơ bản của phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngũ Văn 10.
Một số tác phẩm VHNN trong chương trình Nâng cao và tự chọn.

04



06


55
Chủ đề 8
Văn bản văn học và cách đọc hiểu văn bản văn học.
Thực hành áp dụng phân tích cấu trúc nội tại của một văn bản văn học.
03

02


60

Chủ đề 9
Luyện tập nhận biết và xây dựng luận điểm, luận cứ cho bài nghị luận.

04

64
Tổng kết kì II & Kiểm tra
Thảo luận về nội dung đã học trong kì II. Hỏi đáp những vấn đề còn vướng mắc về mặt kiến thức cơ bản.
Kiểm tra kì II.

04


01


69
Tổng kết cuối năm
 Nhận xét, trả bài kiểm tra, hướng dẫn học trong hè.
01
70

 Trên đây là những điều chỉnh mà tôi đã thực hiện áp dụng cho việc dạy và học môn Ngữ Văn tự chọn dành cho Ban cơ bản (trong quá trình soạn giảng người dạy có thể linh động chọn giảng những tác phẩm văn học ở mỗi giai đoạn văn học, chủ đề văn học, cố gắng chọn hết những bài có trong SGK Ngữ Văn nâng cao mà SGK Ngữ Văn cơ bản không có. ). Đây hẳn chưa phải là phương án tối ưu nhưng cũng đã giúp tôi và các em học sinh bước đầu đạt những kết quả khả quan trong quá trình dạy và học. Điều quan trọng nhất là

File đính kèm:

  • docVan de day tu chon Ngu Van 10.doc