Đề cương ôn tập Văn 10 học kì II

doc16 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Văn 10 học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 2: Nét chính về cuộc đời sự nghiệp văn chương của Nguyễn trãiI. Cuộc đời:    Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, người ở làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây. Là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại tướng công Trần Nguyên Đán. Đỗ Thái học sinh năm 1400. Năm 1407 giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha bị giặc bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi bị giặc giam lỏng tại thành Đông Quang.- Nguyễn Trãi biệt Đông Quan, trốn vào Lam Sơn dâng "Bình Ngô sách" lên Lê Lợi, trở thành vị quân sư "viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời".    - Năm 1428, ông thay lời Lê Lợi thảo "Bình Ngô Đại Cáo" sau đó được cử làm Chánh chủ khảo khoa thi tiến sĩ đầu tiên của triều Lê và viết chiếu cầu hiền. Chẳng bao lâu sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép, gièm pha. Nguyễn Trãi xin về Côn Sơn. Năm 1440, ông lại được vua vời ra giúp nước.    - Năm 1442 xẩy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông bị kết án "tru di tam tộc". Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông và truy tặng ông tước Tán trù bá.
II.Nguyễn Trãi: Sự Nghiệp Văn Học Ngoài hai công trình nổi tiếng Bình Ngô Sách và Bình Ngô Đại Cáo giúp đưa Nguyễn Trãi lên vị trí hàng đầu của các danh nhân Việt Nam ở thế kỷ thứ 15, ông còn để lại nhiều tác phẩm văn chương viết bằng chữ Hán và chữ Nôm nhằm giúp nâng cao nếp sinh hoạt văn hóa của dân tộc ta. Đó chính là những yếu tố căn bản để Cơ Quan Văn Hóa, Khoa Học, và Giáo Dục của Liên Hiệp Quốc công nhận ông là Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới. Sau vụ Án Lệ Chi Viên, nhiều sáng tác của ông bị thất tán. Những tác phẩm hiện nay được ghi nhận là : Quốc Âm Thi Tập, Ức Trai Thi Tập, Quân trung Từ Mệnh Tập, Dư Địa Chí, Lam Sơn Thực Lục, Núi Chí Linh (phú), Lam Sơn Vĩnh Lăng Thần Đạo Bí, và Ngọc Đương Di Cảo. Riêng bài “Bán Chiếu Gon”, có giả thuyết cho là không phải của ông vì trong những bài thơ của ông, không có một bài nào khác có tính bỡn cợt như vậy. Hơn nữa, địa vị và phẩm cách của ông cũng không cho phép ông làm như vậy. Bài thơ “Bán Chiếu Gon” có thể được thêu dệt cùng với chuyện rắn báo oán nhằm giảm bớt đi lòng phẫn nộ của dân chúng trước cái chết bi thảm của một vị đại công thần và một bậc tài hoa: Nguyễn Trãi và Thị Lộ. Thi phẩm Gia Huấn Ca viết bằng quốc ngữ hồi đó (Nôm) là những bài thơ dạy dỗ con cháu trong nhà. Theo cuốn Việt Nam Văn Học xuất bản năm 1960, ông Phạm Văn Diêu đã dựa vào những tài liệu của hai nhà biên khảo Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm viết một bài “Dẫn” ghi đầy đủ về tập Thơ Quốc Âm của Nguyễn Trãi. Trong bài Dẫn đó có một mục lục cá bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi được chia ra từng loại như sau:
Loại vô đề gồm 192 bài sắp thành 14 mục: Thủ Vĩ Ngâm, Ngôn Chí, Mạn Thuật, Trần Tình, Thuật Hứng, Tự Thán, Tự Thuật, Tức Sự, Tự Giới, Bảo Kinh Cảnh Giới, Qui Côn Sơn, Trùng Cửu Cảm Tác, Giới Sắc, và Huấn Nam Tử. 
Loại Thời Lệnh nói về thời tiết gồm 21 bài chia ra làm 9 mục: Tảo Xuân Đắc Ý, Trừ Tịch, Vãn Xuân, Xuân Hoa, Tuyệt Cú, Tích Cảnh Tuyệt Cú, Thủy Trung Nguyệt, và Thủy Thiên Nhất Sắc. 
Loại Hoa Mộc nói về hao và cây gồm 33 bài chia ra làm 23 mục: Mai, Cúc, Hồng Cúc, Tùng, Trúc, Đào, Mẫu Đơn, Thiên Tuế Thu, Ba Tiêu, Mộc Cận, Gía, Lảo Dung, Mộc Hoa, Mạt Lị, Liên Hoa, Hòe, Cam, Trường Yên, và Dương. 
Loại cầm thú nói về muông thú, gồm 7 bài chia ra: Lảo Hạc, Nhạn Trận, Điệp Trận, Miêu, Trư, Thái Cầu, Nghễng, và Trung Ngưu. 
Tóm lại thơ của Nguyễn Trãi trải rộng nhiều thể loại chứng tỏ tâm tư tình cảm của ông cảm ứng với vạn vật. Đây là vài câu trích dẫn: III. Tư tương rnhân nghĩa
Nhân nghĩa là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định là “cốt để yên dân”, là bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong môi trường hoà bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào cảnh chết chóc ,đau thương.“Từng nghe:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trứơc lo trừ bạo”Nhân nghĩa là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc dân tộc. Nhân nghĩa ở đây không phải là lòng thương người một cách chung chung, mà nhân nghĩa là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước,cứu dân. Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”.Nhân nghĩa gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:“ Nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâuNúi sông bờ cõi đã riêngPhong tục Bắc Nam cũng khác”là niềm tự hào dân tộc "…hào kiệt đời nào cũng có”, là truyền thống yêu chính trực, ghét gian tà, căm thù sâu sắc bọn giặc cướp nước, bán nước:“Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây vạBọn gian tà còn bán nước cầu vinhNướng dân đen trên ngọn lửa hung tànVùi con đỏ xuống hầm tai vạ”Nhân nghĩa còn là sự chia sẻ, cảm thông với nổi khổ của người dân mất nước:“Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồngKẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nổi rừng sâu nước độcNheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng”Nhân nghĩa là cội nguồn của cuộc sống. Có nhân nghĩa thì thành công , không nhân nghĩa thì thất bại. Bọn giặc Minh xâm lược đã:“Dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kếGây binh, kết oán trãi hai mươi nămBại nhân nghĩa, nát cả đất trời”Họ không có nhân nghĩa vì vậy cho nên phải chịu cảnh “ thây chết đầy đường” “máu trôi đỏ nước” “ nhơ để ngàn năm”Nhân nghĩa làm nên sức mạnh, vì nhân nghĩa quân ta đã:“Đánh một trận, sạch không kình ngạc,Đánh hai trận, tan tác chim muông”Quân ta chiến thắng vì đã:“Đem đại nghĩa thắng hung tànLấy chí nhân thay cường bạo”Nhân nghĩa còn là tinh thần yêu chuộng hoà bình, công lý, tình nhân loại , là sự hiếu sinh, hiếu hoà, sự độ lượng bao dung thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc ta, đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù khi chúng đã bị bại vong:“Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạngThần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinhMã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.Vương Thông ,Mã Anh phát cho vài nghìn cổ ngựa,về đến nước mà vẫn tim đập chân run.”Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòngTa lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”Cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra lâu dài với muôn vàn khó khăn gian khổ nhưng thể hiện tinh thần quật khởi của một dân tộc anh hùng.Tư tưởng nhân nghĩa trong “ Bình Ngô đại cáo ” thể hiện tinh thần nhân bản và giá trị nhân văn sâu sắc, là kim chỉ nam cho đường lối chính trị và quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng đó đã giúp cho Lê Lợi giương cao ngọn cờ chính nghĩa, hiệu triệu quần chúng tham gia đánh đuổi giặc Minh. Nó biến thành sức mạnh to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
IV. Tại sao nói đại cáo bình ngô là áng thiên cổ hùng văn
1. Giải thích: thế nào là" thiên cố hùng văn" ?- Là áng văn hung ftráng cả nghìn đời còn lưu truyền- Vì sao gọi như thế?+ Nội dung thể hiện 1 tinh thần yêu nước mãnh liệt, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, khsi thế hào hùng, lòng căm thù giặc sôi sục. Bài cáo đã ghi lại một thời kì đau thương mà oanh liệt của nhân dân ta trogn cuộc k/c chống Minh vôói những chiến thuật chiến lước hết sức đúng đắn và sáng tạo đã đem lạinhững trận đánh long trời lở đất làm cho quân thù phải khiêp sợ, dẩy chúng đến sự thất bại toàn diện và nhục nhã. Bài cáo còn viết với nghệ thuật xuất sắc: lời văn biền ngẫu hùng tráng, hơi văn cuồn cuộn như bão dông, phép đối kết hợp với cấu trúc câu của loại phú cận thể tạo nên tiết tấu mạnh mẽ thể hiện dc tất cả cảm xúc hào sảng bừng bừng trong huyết quản của tác giả ngay trong những ngày nghĩa quân LS thắng trận giòn giã+ Bài cáo mãi là âm vang hào hùng trên non sông đất Việt vì đã ghi lại dc ý chí, khát vọng chiến thắng, hoà bình, độc lập của toan fdân , vì đãkhẳng định dc quyền tự chủ và ý chí chiên sđấu đến cùng để giành lại quyên ftự chủ của dân tộc tr'c mọi kẻ thù. Bài cáo còn nêu cao tư tưởng nhân nghĩa để khẳng định đạo lí ngàn đời của nhân dân VN. Sự bất hủ của bài cáo còn là do thiên tài nghệ thuật của NT+ Sự tồn tại vượt time của bài cáo còncó sự góp phần của dịch giả. Bài dich chữ Nôm quả là 1 công trình dịch thuật xuất sắc2. Chứng minh- BNĐCm, một bản hùng ca xuất sắc về nội dung và nghệ thuật:+ Ca ngợi đất nước và dân tộc với lối văn trong sáng tràn đầy sức mạnh của lòng tin và long ftự hào+Nỗi niềm trăn trỏ lo âu vận mệnh của đất nước>>tình yêu nước său sắc.+Cảm xúc dạt dào kh icó cơ hội khởi nghĩa, khi tập hợp lực lượng nhân dân, khi lực lượng nghĩa quân đã phát triển:"Nhân dân bốn cõi....phấp phới"+ Chiến lược chiến thuật tài tình và tchiến thắng vang dội là trọng tâm làm nên cảm xúc vừa mãnh liệt vừa trữ tình cho áng văn bất hủ này:" thế trân....chống mạnh.."" đem đại nghĩa...."+Kết thúc bài cáo là những lời ca trang trọng và tươi vui nhất là niêm fhạnh phúc dào dạt3. Nhận xét chung :Tư tưởng nhân nghĩa là nguồn gốc của giá trị văn chương, đây chính là cái bệ phóng để đưa tác phẩm từ quá khứ vào tương lai. Nghệ thuật cấu trúc văn bản và dùng từ là dôi cánh để nang cao tác phẩm hơn nữa.
Bài 6: Hồi trống cổ thành
I.Phân tíchHình ảnh Trương Phi(Trương Dực Đức):* Hành động:+ Nghe tin Quan Công đến: “… chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra của bắc…”+ Khi gặp Quan Công: “… mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công...”=> Hành động dứt khoát, mạnh mẽ.* Lời nói:+ Xưng hô “mày”, “tao”, nói Quan Công bội nghĩa,…+ Lí lẽ của Trương là: lẽ nào trung thần lại thờ hai chủ+ Không nghe lời khuyên của bất cứ ai.=> Ngôn ngữ bộc trực, nóng nảy.* Ứng xử, thái độ: + Kiên quyết dang tay đánh trống thử thách tấm lòng trung nghĩa của Quan Công trong ba hồi trống.+ Mọi chuyện sáng tỏ, hết nghi ngờ, nhận lỗi, thụp lạy Vân Trường.* Tiểu kết: Hình tượng Trương Phi tuyệt đẹp: dũng cảm, cương trực, trong sáng vô ngần,….II. Hình tượng nhân vật Quan Công (Vân Trường hay Quan Vũ):* Hành động:+ Một lòng tìm về đoàn tụ anh em;+ Mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo tin;+ Gặp Trương Phi: giao long đao cho Châu Thương cầm;+ Tránh né và không phản kích.+ Chấp nhận lời thử thách, nhanh chóng chém tướng Tào là Sái Dương để minh oan cho bản thân.* Thái độ, ngôn ngữ:+ Ngạc nhiên trước hành động của Trương Phi;+ Nhún nhường, thanh minh: “Hiền đệ; ta thế nào là bội nghĩa?; đừng nói vậy oan uổng quá!;...”* Tiểu kết: Quan Công là người rất mực trung nghĩa. Tấm lòng Vân Trường luôn son sắt thủy chung nhưng cũng rất bản lĩnh và kiêu hùng.Tóm lại, tác giả miêu tả Trương Phi rất sống động: cương trực, thẳng thắn, quyết liệt, trong sáng và trung nghĩa.đó là một võ tướng: tuyệt nghĩa. Vượt qua nguy hiểm để đi tìm anh, quá ngũ quan trảm lục tướng.
II. Nghệ thuật: “Hồi trống Cổ Thành” hấp dẫn bởi tình huống và kịch tính.    Tình huống 1: Trương Phi ngỡ là Quan Công đến lừa bắt mình nộp Tào Tháo. Phi phải giết Quan Công.
    Tình huống 2: Sái Dương mang quân đến hỏi tội Quan Công… Phi ngỡ là âm mưu của Quan Công.
    Tình huống 3: Trương Phi đánh ba hồi trồng thì Quan Công phải chém chết Tào. Đầu Sái Dương bị Quan Công chém lăn dưới đất, Trương Phi vừa đánh xong một hồi trống. Mâu thuẫn được giải quyết, Phi khóc, thụp lạy Vân Trường.    Nhân vật được miêu tả bằng hành động các tình tiết diễn biến nhanh, đẩy xung đột nên căng thẳng và hấp dẫn.IV. Ý nghĩa (âm vang) hồi trống Cổ Thành:- Hồi trống biểu dương sức mạnh chiến thắng hồi trống thu quân, hồi trống ăn mừng, hồi trống đoàn tụ. - Hồi trống Cổ Thành: hồi trống giải nghi với Trương Phi, minh oan cho Quan Vũ; biểu dương tinh thần khí phách, hồi trống hội ngộ giữa các anh hùng- Hồi trống tạo ra không khí hào hùng, hoành tráng và mạnh mẽ cho “màn kịch” Cổ Thành.    Tóm lại, “Tiếng trống Cổ Thành” vang lên là đầu giặc bị chém rụng xuống đất để người anh hùng minh oan bằng tài năng. Đó là tiếng trống hội ngộ của tình nghĩa, của lòng trung thực, của khí phách anh hùng. Cũng là tiếng trống thúc quân, tiếng trống thắng trận tưng bừng giòn giã.
Bài 8:
I- Giới thiệu về tác gia Nguyễn Du:1 - Cuộc đời:- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên;- Sinh ngày 23/11/1765 mất 18/9/1820.- Quê: + Gốc làng Canh Hoạch - Sơn Nam;+ Làng Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh- Xuất thân: trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và nhiều người sáng tác văn chương.+ Cha và anh: đều giữ chức tước cao trong triều đình Lê-Trịnh.+ Mẹ: Trần Thị Tần người Kinh Bắc (đây cũng chính là ngọn nguồn của vốn văn học dân gian ăn sâu vào hồn thơ văn và tài thơ văn của ông)- Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, loạn lạc bốn phương: khởi nghĩa nông dân, kiêu binh làm loạn, Tây Sơn thay đổi sơn hà, diệt Nguyễn, Trịnh, diệt Xiêm, đuổi Thanh huy hoàng một thuở.- Biến động của xã hội đưa Nguyễn Du từ chỗ là con em đại gia đình quý tộc phong kiến đến chỗ chấp nhận cuộc sống của anh đồ nghèo.- Ông chính là chứng nhân của lịch sử xã hội cụ thể:+ Thời thơ ấu và thanh niên: sống sung túc và hào hoa ở Thăng Long trong nhà anh trai Nguyễn Khản.. Năm 1783 Nguyễn Du thi hương đậu Tam trường và nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.+ Mười năm gió bụi lang thang ở quê vợ, rồi quê hương trong nghèo túng.+ Từng mưu đồ chống Tây Sơn thất bại, bị bắt rồi được tha, về ẩn dật ở quê nội.+ Làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn (Tham tri bộ Lễ, Cai bạ Quảng Bình, Chánh sứ tuế cống nhà Thanh), ốm, mất ở Huế ngày 10/8/1820 (năm Canh Thìn).2- Con người - ảnh hưởng của quê hương, gia đình - những vùng văn hoá- Quê cha Hà Tĩnh, núi Hồng, sông Lam anh kiệt, khổ nghèo.- Quê mẹ Kinh bắc hào hoa, cái nôi của dân ca Quan họ.- Nơi sinh ra và lớn lên: kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến lộng lẫy hào hoa.- Quê vợ đồng lúa Thái Bình lam lũ.- Gia đình quan lại có danh vọng lớn, học vấn cao nổi tiếng: “ Bao giờ Ngàn Hồng hết câySông Rum (Lam) hết nước, họ này hết quan”.- Cuộc đời Nguyễn Du có nhiều mối u uẩn không nói ra được.- Ông luôn cảm thấy bức bối, mất tự do vì sống trong xã hội quá gò bó.- Nguyễn Du có cái nhìn hiện thực sâu sắc- Một tấm lòng lo đời, thương người của Nguyễn Du, luôn đi bảo vệ công lí, bảo vệ cái đẹp.II-Sự nghiệp sáng tác1. Các sáng tác chínhPhong phú và đồ sộ gồm: văn thơ chữ Hán và chữ Nôma. Sáng tác bằng chữ Hán: 249 bài, ba tập- Thanh Hiên thi tập (78 bài);- Nam trung tạp ngâm (40 bài);- Bắc hành tạp lục (131 bài).b. Sáng tác bằng chữ Nôm:*Truyện Kiều- Nội dung+ Vận mệnh con người trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo;+ Khát vọng tình yêu đôi lứa;+ Bản cáo trạng đanh thép của xã hội đã chà đạp lên quyền sống, tự do hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.+ Nguyễn Du đã tái hiện hiện thực sâu sắc của cuộc sống tạo nên gía trị nhân đạo tác phẩm.+ Quan niệm nhân sinh: “chữ tài” gắn liền với chữ “mệnh“; chữ “tâm” gắn với chữ “tài”.* Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)- Viết bằng thể thơ lục bát;- Thể hiện tấm lòng nhân ái mênh mông của nhà nghệ sĩ hướng tới những linh hồn bơ vơ, không nơi tựa nương, nhất là phụ nữ và trẻ em trong ngày lễ Vu lan (rằm tháng bảy) ở Việt Nam.2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du.a. Nội dung:- Chữ tình.- Thể hiện tình cảm chân thành.- Cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người - những con người nhỏ bé, những số phận bất hạnh, những phụ nữ tài hoa bạc mệnh.- Triết lí về số phận đàn bà hai lần vang lên sâu thẳm và bi thiết trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. - Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến, bọn vua chúa tàn bạo, bất công chà đạp quyền sống con người.- Là người đầu tiên đặt vấn đề về những người phụ nữ hồng nhan đa truân, tài hoa bạc mệnh với tấm lòng và cái nhìn nhân đạo sâu sắc.- Đề cao quyền sống con người, đồng cảm và ngợi ca tình yêu lứa đôi tự do, khát vọng tự do và hạnh phúc của con người (mối tình Kiều- Kim, về nhân vật Từ Hải).b. Nghệ thuật:- Học vấn uyên bác, thành công trong nhiều thể loại thơ ca: ngữ ngôn, thất ngôn, ca, hành.- Thơ lục bát, song thất lục bát chữ Nôm lên đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại.- Tinh hoa ngôn ngữ bình dân và bác học Việt đã kết tụ nơi thiên tài Nguyễn Du - nhà phân tích tâm lí bậc nhất, bậc đại thành của thơ lục bát và song thất lục bát.
II. Trao duyên
a. Đoạn 1: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thuý Vân.- Hai câu đầu:“Cậy em, em có chịu lời,Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”-''Cậy'': nhờ vả, trông mong tin tưởng, gửi gắm niềmhi vọng thiết tha; -''Chịu lời'': cầu em hãy lắng nghe mình, chấp nhận, chịu thiệt thòi;-''Lạy'': trang nghiêm, hệ trọng - “Thưa” : kính cẩn, trang trọng =>Sự việc bất ngờ: Kiều đột ngột đề nghị Thuý Vân ngồi lên cho mình “lạy” rồi mới “thưa”. Kiều coi Thuý Vân như ân nhân số một của mình, đưa Thuý Vân vào tình thế không thể từ chối, ràng buộc Thuý Vân bằng cách đưa ra những mối quan hệ tình cảm “ vì cây dây leo”.- 6 câu tiếp theo: Kiều đã giãi bày thật nhanh, ngọn ngành niềm tâm sự trong lòng (vì hoàn cảnh; vì gia đình) để thuyết phục Thuý Vân. Kiều mong em hiểu và hi vọng Thuý Vân chung vai gánh vác.+ Ngôn ngữ Nguyễn Du có sự kết hợp hài hoà giữa cách nói trang trọng, văn hoa và giản dị, nôm na của cách nói dân gian.+ Sử dụng các điển tích ''keo loan'',''tơ duyên'' đi với các thành ngữ ''tình máu mủ'',''lời non nước'', ''thịt nát xương mòn'', ”ngậm cười chín suối…”- Tâm trạng Kiều: + Biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản, sung sướng vì nỗi niềm được giải quyết + Mâu thuẫn bi kịch thực sự trong lòng kiều đến đây lại bùng lên mãnh liệt.b. Đoạn 2: Kiều trao kỉ vật và dặn dò.- Trao lại cho Thuý Vân những tín vật thiêng liêng, hẹn ước Kim - Kiều: “… Chiếc thoa với bức tờ mây,(…)Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa…”=> Lời Kiều ở đây chứa chất bao đau đớn, giằng xé, chua chát:“…Duyên này thì giữ vật này của chung”- ''Của tin'' là vật làm tin giữa Kim và Kiều, trong của làm tin vô tri ấy có tâm hồn của Thuý Kiều.- Kiều tiên đoán cảnh tượng oan nghiệt đau đớn, xót xa: ''người mệnh bạc'' người có số phận bạc bẽo không may mắn, không thoát ra được như một định mệnh - chết oan, chết hận.+ “Mai sau ….hiu hiu gió thì hay chi về” và khi ấy em hãy: “Rảy xin chén nước cho người thác oan” - Kiều không thể quên được ân tình của mình. Nàng muốn trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử. => Khát vọng tình yêu và hạnh phúc không nguôi trong lòng Kiều.=> Kiều trao kỉ vật cho em mà lòng Kiều thổn thức, não nề, nuối tiếc, đau xót. Tâm trạng đau đớn, vò xé, đang nói chuyện với Thuý Vân nhưng dường như nàng đang thảm thiết với nỗi đau riêng trong tâm hồn mình.c. 8 câu cuối: lời độc thoại nội tâm của Kiều:- Bây giờ: trâm gãy bình tan; phận bạc như vôi; hoa trôi, nước chảy lỡ làng,…- Như từ cõi chết Kiều quay về thực tại tất cả đã dở dang, đổ vỡ,…- Kiều nhận lõi lầm về mình, tự cho rằng mình là người phụ bạc. Đây là phẩm chất cao quý của Kiều. - Nhịp thơ hai câu cuối: 3/3 và 2/2/2/2 như nhát cắt, tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn chia lìa.=> Tình cảnh Thuý Kiều đau khổ đến cực độ, Kiều quên hẳn người đang đối thoại một mình, nói với người yêu vắng mặt nhiều lời thống thiết nghẹn ngào. Hơn thế, Kiều vẫn sáng ngời nhân cách cao thượng, vị tha, hi sinh cao quý.c.Tổng kếtNội dung- Tác phẩm viết lên bằng khả năng thông cảm sâu sắc của người nghệ sĩ khi hoá thân thành người trong cuộc để nói lên những tâm tư sâu kín, uẩn khuất nhất trong cõi lòng .- Đoạn thơ bi thương nhưng không hề đen tối bởi cái bi thương toát ra phẩm chất cao đẹp của con người, vang lên lời tố cáo tội ác xã hội bất công đã chồng chất khổ đau lên một kiếp người . Nghệ thuật- Miêu tả, phân tích tâm trạng phức tạp, mâu thuẫn chân thực, tinh tế, ngôn ngữ biến hoá linh hoạt .- Sử dụng nhiều thành ngữ quen thuộc tạo nên tâm trạng đầy kịch tính 
II.Nỗi thương mình 	
1. Cuộc sống lầu xanh của Thúy Kiều: Bốn câu thơ đầu- Sử dụng từ ngữ ước lệ trong văn thơ cổ: Bươm lả ong lô, lá gió cành chim, .....==> Hình ẩnẩn dụ - tượng trưng ==>tả cảnh sống thực nhưng không gây cảm giác dung tục.- Hình thức đối xứng, trong câu thơ: " Cuộc say đầy tháng/ Trận cười suốt đêm" ; " Sớm đưa Tống Ngọc/Tối tìm Tràng Khanh" .... kết hợp với hình thức tách từ để tạo thành cụm từ mới: " Bướm lả ong lơi" ===> Cách dùng từ sáng tạo của Nguyễn Du cụ thể hóa hình ảnh trong chốn lầu xanh dập dìu khách làng chơi ===> Hoàn cảnh sống của Kiều chốn lầu xanh2. Nỗi đau của Kiều ở chốn lầu xanh:a/ Bối cảnh để Kiều tự bộc lộ tâm trạng:- Không gian: Ở lầu xanh.- Thời gian: Đêm đã tàn canh.=> Sau lúc tỉnh rượu, Kiều mới giật mình nhận ra sự cô độc của mình => bản chất lương thiện sống lại.- Giật mình:Không phải là trạng thái sinh lý => của lương tâm => tự cảm thấy hổ thẹn, đau đớn.* Nghệ thuật:+ Cách ngắt nhịp 3/3 câu 1, 2/4/2 câu 2.+ Điệp từ "mình" => thể hiện tâm trạng khắc khoải.b/ Kiều tự so sánh 2 quãng đời của mình:- Nghệ thuật:+ Đối lập: khi sao > Thực trạng phũ phàng đang đè nặng, bao trùm, chôn vùi quá khứ tươi đẹp của Kiều.+ Cảnh thì đầy đủ: phong, hoa, tuyết, nguyệt.+ Cuộc chơi phong phú: cầm, kỳ, thi, họa.===>Đoạn thơ là một lời độc thoại nội tâm của Thúy Kiều: Xót thương cho thân phận của mình. Từ " Xuân" không phải chỉ mùa xuân, tuổi trẻ mà để chỉ hạnh phúc lứa đôi. Trong cuộc sống lâu xanh Kiều chỉ thấy nhục nhã, trơ lỳ, vô cảm3. Hai câu thơ cuối:- Từ vui gượng: Cố gắng vui, gượng vui ===> Câu thơ kết thể hiện toàn bộ tâm trang của T. Kiều ===> Tiếng nói chung của những con người bất hạnh bị đẩy vào hoàn cảnh bất hạnh, éo le4. KếtQua đoạn trích, tác giả đã thể hiện được tâm hồn cao đẹp với bao khát vọng của Kiều. Từ đó, ta càng thấy được bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến đã đày đọa, làm tan vỡ biết bao hạnh phúc, ước mơ của con người.Thúy Kiều rơi vào bi kịch trong cuộc đời, nhưng qua đây bộc lộ cái đẹp cao cả trong tâm hồn nàng. Qua đó gợi cho học sinh thấy sự bạo tàn của xã hội phong kiến đã chà đạp con người, nhất là người phụ nữ.- Sử dụng nghệ thuật ước lệ nên thể hiện suy nghĩ của nhân vật không mang nét tầm thường, dung tục, mà hết sức chân thực, xúc động.
Nỗi thương mình
1. Bố cục- Chia thành 3 đoạn:- Bốn câu đầu: Hoàn cảnh sống của Kiều - Tám câu tiếp: Tâm trạng, nỗi niềm đau đớn của Thuý Kiều;- Tám câu cuối: Khái quát nỗi niềm bằng cảnh vật (Có thể ghép 16 câu của đoạn 2,3 thành một đoạn).2. Cảnh lầu xanh - Biện pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc trong văn thơ trung đại.+ Hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng, đẹp và cổ kính đã sáo mòn để thi vị hoá hiện thực.+ Cảnh sống thực của Kiều - làm kĩ nữ ở lầu xanh vừa giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật mà ông hết lòng yêu quý.- Cụm từ: “bướm lả ong lơi” sáng tạo.+ Đối xứng nhỏ nhất + Tác dụng tăng và cụ thể hoá hơn nét nghĩa: bọn khách làng chơi ra vào dập dìu, nhộn nhịp.- Nghệ thuật đối xứng: Cuộc say đầy tháng/ trận cười suốt đêm; Sớm đưa Tống Ngọc/ tối tìm Trường Khanh,… => Tạo sức biểu cảm sâu sắc đằng sau ý thơ.3. Nỗi lòng Thuý Kiều- Lời kể, ngôi kể có sự chuyển đổi tự nhiên từ khách quan sang chủ quan - như là chính Kiều đang bày tỏ nỗi lòng mình. Cách kể đó gây ấn tượng mạnh hơn.- Nhịp thơ biến đổi, đang từ 2/2/2 hoặc 4/4 (toàn nhịp chẵn, đều đặn) chuyển sang: 3/3 nhịp lẻ): Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh; hoặc 2/4/2 (chẵn không đều): Giật mình, mình lại thương mình xót xa.- Các điệp từ: mình (3 lần trong 1 câu), sao (4 lần trong 4 câu), khi…- Câu hỏi tu từ kết hợp với câu cảm.- Cụm từ:“bướm chán ong chường” (lại thêm một sáng tạo so với “bướm lả ong lơi”).- Tiếp theo các đối xứng trong từng cụm từ, từng câu là phép đối ở các câu nối tiếp nhau: Khi sao,… Giờ sao, … Mặt sao,…Thân sao,…- Lời độc thoại nội tâm của nhân vật, trực tiếp phơi mở tâm trạng của nàng Kiều một cách cụ thể và chân thực. + Đó là tâm trạng xót thương cho bản thân mình, số phận của mình.+ Càng nghĩ đến quá khứ gần, đến cuộc sống êm đềm, phong lưu, nền nếp trước đây, càng ngơ ngác, đau xót, không hiểu vì sao có thể thay đổi thân phận nhanh như vậy? + Đau xót, thương thân và bất lực;+ Nhịp thơ nhanh hơn, gấp gáp, dồn dập hơn thể hiện tâm trạng sóng cồn liên miên không dứt, nhức nhối trong trái tim người thiếu nữ bất hạnh.=> Bướm lả ong lơi: tâm trạng chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân Kiều khi bị đẩy vào hoàn cảnh sống nhơ nhớp.=> Xuân: không chỉ mùa xuân tuổi trẻ, không chỉ vẻ đẹp, sức trẻ,… mà là hạnh phúc, niềm vui hưởng hạnh phúc lứa đôi. Trong cuộc sống làm vợ khắp người ta, Kiều chỉ thấy nhục nhã, trơ lì và vô cảm.- Hai câu thơ: “ Đòi phen…trăng thâu”+ Tả cảnh thiên nhiên, tả Kiều cùng khách xem hoa, hóng gió trong đêm trăng, đêm tuyết,… thiên nhiên đẹp một cách xa vời.+ Gợi tả thời gian trôi chảy hết đêm qua đêm khác, gợi cuộc sống lặp lại, mỏi mòn, đặc biệt là nỗi cô đơn của Thuý Kiều giữa lầu xanh, giữa bao khách làng chơi, giữa cuộc say, trận cười mà vẫn hoàn toàn một mình, cô đơn, không ai chia sẻ.+ Câu thơ “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”: đã khái quát được tâm lí con người được biểu hiện trong thơ văn (tả cảnh ngụ tình).- Hai câu: “Vui là vui gượng kẻo là - Ai tri ân đó mặn mà với ai” đã trở thành những câu thơ tuyệt bút trong Truyện Kiều. Tiếng nói chung của những người có tâm, có tài, chẳng may số phận đ

File đính kèm:

  • docde cuong on tap van 10 hoc ki II.doc