Kiểm tra Tiếng Việt tuần 30 lớp 6

doc1 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra Tiếng Việt tuần 30 lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Ialy Kiểm tra Tiếng Việt tuần 30 lớp 6 
Dành cho học sinh đại trà Thời gian 45 phút ( Không kể thời gian giao đề )
I/ Trắc nghiệm ( Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất)
1/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? 	“Bàn tay ta làm nên tất cả
	 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.	 
	a. Lấy một phận để gọi toàn thể.	b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.	
	c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.	d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. 
2/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.
	Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?
	a. Động từ 	b. Cụm động từ	c. Tính từ	d. Cụm tính từ
3/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.
Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?
	a. Ai?	b. Việc gì?	c. Con gì?	d. Cái gì? 
4/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:
	a. Một cụm C – V	 b. Hai cụm C – V c. Hai hoặc nhiều cụm C – V	
5/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?
	a. Dùng để hỏi.	b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.
	c. Dùng để cầu khiến	d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
6/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
	a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. 	b. Chim én về theo mùa gặt.
	c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ.	d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.
7/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?
	a. Động từ, danh từ	 b. Động từ, tính từ 	 c. Tính từ, danh từ	d. Tất cả đều sai.
8/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
	a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B)
	b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
	c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
	d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
9/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?
	Vì mây cho núi lên trời
	Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.
	a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.	
	b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
	c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất
	d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
10/ Hình thức của ẩn dụ?
	a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện.	 b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B
	c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người.	
11/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)
	a. ẩn dụ hình thức. 	b. ẩn dụ cách thức. c. ẩn dụ phẩm chất.	d. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
12 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?
	Mồ hôi mà đổ xuống đồng
	Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
	a. Chỉ người lao động. 	b. Chỉ công việc lao động.
	c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. 	d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
II. Tự luận.
Câu 1(3 đ) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ?
Câu 2 ( 2 đ) Phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu văn sau:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi nhú lên cho kì hết ... Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một chiếc mâm bặc đường kính rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai.
Câu 3 ( 2 đ) Nêu ý nghĩa của phép ẩn dụ trong câu thơ sau.
Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 
 ( Viễn Phương)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Van 6 Tuan 30.doc
Đề thi liên quan