Kiểm tra học kì II môn: ngữ văn 8 thời gian : 90 phút(không kể thời gian giao đề)

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II môn: ngữ văn 8 thời gian : 90 phút(không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kiểm tra học kì II 
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian : 90 phút(không kể thời gian giao đề)

Phần I. Trắc nghiệm (3đ):Hãy đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi ra giấy kiểm tra đáp án đúng nhất.
Câu 1: Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch(Trung Quốc).
Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ.
 Câu 2: Trong bài thơ Quê hương Tế Hanh đã so sánh cánh buồm với hình ảnh nào? 
A. Con tuấn mã.	B. Mảnh hồn làng.	
C. Dân làng.	D. Quê hương.
Câu3: Trong các ý sau đây, ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?
A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua.	 B. Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp.
C. Dùng để giãi bày tình cảm của người viết.	 D. Dùng để cổ động, kêu gọi đấu tranh.
Câu 4: Câu văn “ Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”(Chiếu dời đô-Lý Công Uẩn) có ý nghĩa gì?
Phủ định sự cần thiết của việc dời đổi kinh đô.
Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đổi kinh đô.
Khẳng định sự cần thiết của việc dời đổi kinh đô.
Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua.
Câu 5: Trong văn bản Hịch tướng sĩ(Trần Quốc Tuấn), hình ảnh nào không xuất hiện ở đoạn văn miêu tả sự ngang ngược và tội ác của giặc? 
A. Cú diều.	B. Dê chó.	 	C. Hổ đói.	 	 	D. Trâu ngựa.
Câu 6: Câu nghi vấn “Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?” được dùng với mục đích gì?
A. Phủ định.	B. Đe dọa.	 C. Cầu khiến.	 D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc. 
Câu 7: Câu cầu khiến “Các cậu ơi, hãy chịu khó đợi một chút!” được dùng với mục đích gì?
A. Van xin.	B. Đề nghị.	C. Ra lệnh.	 D. Sai khiến. 
Câu 8: Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu nào được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày?
A. Câu nghi vấn.	 B. Câu cầu khiến.	 C. Câu trần thuật.	 D. Câu cảm thán. 
Câu 9:Phương tiện nào sau đây được dùng để thực hiện hành động nói?
A. Ngôn từ.	B. Nét mặt.	 C. Điệu bộ.	 D. Cử chỉ.
Câu 10: Một người cha là giám đốc công ti nói chuyện với người con là trưởng phòng tài vụ của công ti đó. Vậy lúc này, quan hệ giữa họ là quan hệ gì?
A. Quan hệ gia đình.	B. Quan hệ tuổi tác.
C. Quan hệ chức vụ xã hội.	 D. Quan hệ họ hàng. 
Câu 11: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất yêu cầu về lời văn của bài văn thuyết minh một danh lam thắng cảnh?
 A. Có tính hình tượng.	 	B. Có tính chính xác và biểu cảm.
C. Có nhịp điệu và giàu cảm xúc. 	 D. Có tính hàm súc.
Câu 12: Trong văn nghị luận, yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gì?
A. Bài nghị luận tỉ mỉ hơn.	B. Bài nghị luận toàn diện hơn.
C. Bài nghị luận rõ ràng hơn.	 D. Bài nghị luận cụ thể, sinh động hơn.
Phần II. Tự luận (7đ):
Câu 1(1đ): Tại sao trong bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn không kêu gọi tì tướng chiến đấu mà chỉ phê phán tư tưởng cầu an hưởng lạc của các tướng sĩ?
Câu 2(6đ): Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đoàn kết là một sức mạnh vô địch. Em có suy nghĩ gì về lời khẳng định trên?



Hướng dẫn chấm 

Phần I. Trắc nghiệm(3đ): Mỗi câu đúng được 0,25đ.

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
A
C
D
D
B
C
A
C
B
D
Phần II. Tự luận(7đ):
Câu 1(1đ): Tác giả không kêu gọi tì tướng chiến đấu mà chỉ phê phán tư tưởng cầu an hưởng lạc của các tướng sĩ và kêu gọi họ ra sức tập luyện binh thư vì giai đoạn này nhà Nguyên đang chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai chứ chưa thực sự đem quân đến xâm lược. 
Câu 2(6đ):
* Mở bài(1đ):
- Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đoàn kết tạo ra sức mạnh lớn lao để làm nên những sự nghiệp vĩ đại.
- Vì vậy Bác Hồ khẳng định: Đoàn kết là một sức mạnh vô địch. 
* Thân bài(4đ):
a, Giải thích(1đ): 
- Thế nào là đoàn kết?(0,5đ)
	+ Đoàn kết là mọi người gắn bó, liên kết với nhau thành một khối vững chắc, thống nhất ý chí và hành động để đạt được một lí tưởng, một mục đích nhất định…
- Tại sao đoàn kết là một sức mạnh vô địch?(0,5đ)
	+ Thực tế lịch sử đã chỉ rõ: chia rẽ thì yếu và sẽ dẫn đến thất bại còn đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh dẫn đến thành công.
b, Chứng minh(2,5đ): 
- Trong thực tế:
	+ Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sản xuất chống lại thiên tai: đắp đê, ngăn lũ lụt, bảo vệ mùa màng…(dẫn chứng)(1đ)
	+ Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước…(dẫn chứng)(1đ) 
- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ: Có rất nhiều câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói lên sức mạnh của tinh thần đoàn kết( dẫn chứng)(0,5đ)
c, Liên hệ(0,5đ):
- Xây dựng tinh thần đoàn kết ở khắp nơi: Gia đình, làng xóm, xã hội…
- Tinh thần đoàn kết thể hiện trong học tập, tu dưỡng( ở tổ, lớp, trường ) 
* Kết luận(1đ): 
- Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chân lí, là bài học lớn.
- Chúng ta phải luôn luôn tuyên truyền, giáo dục và thực hiện tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.
	
	Lưu ý: Chấm khuyến khích điểm đối với những bài có sự sáng tạo.
	

File đính kèm:

  • docDe Dan ky II van 8.doc