Bài kiểm tra môn: tiếng việt 8 thời gian làm bài: 45 phút Đề 1

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra môn: tiếng việt 8 thời gian làm bài: 45 phút Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng: 12	Đề 1
Tiết 60	 bài kiểm tra
Môn: Tiếng Việt 8
Thời gian làm bài: 45 phút
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: ( 2 điểm )

Cho đoạn văn: “Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh tràng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng khèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu siu.”
( trích : Tức nước vỡ bờ - Văn 8 tập 1 )
a) Tìm các trường từ vựng về người và thống kê các từ thuộc trường vựng đó
b) Bổ xung cho mỗi trường từ vựng ít nhất ba từ ngữ thuộc trường từ vựng đó

Câu 2: ( 2 Điểm )
Tìm và phân tích tác dụng của phép nói quá trong ví dụ sau:
+ Ngực nép bốn nghìn năm chưa lay cơn gió mạnh thổi phồng lên. Tim bỗng hoá mặt trời có con chim nào trong tóc nhảy nhót hót chơi.
	Ha: nó hót cái gì vui vui nghe thiệt ngộ
( Trích: Tố Hữu )

Câu 3: ( 3 Điểm )
Viết một đoạn văn có sử dụng phép nói giảm, nói tránh ( Khoảng 5 đến 7 câu )


Câu 4: ( 3 điểm )
 Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép sau và chỉ rõ quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép:
a) Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
b) Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được.
c) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ như vậy và tôi càng buồn lắm.














Tiết 60- tháng 12
Hướng dẫn chấm tiếng việt 8 ( đề 1 )
----------------------------------------------------------------------

Câu 1: ( 2 đ )
a- Trường từ vựng về cơ thể người: Cổ, miệng
b - Hành động của người: Túm, ấn , giúi, chạy, xô đẩy, ngã, thét.
Câu 2: ( 2 đ )
Đoạn thơ có sử dụng phép nói quá:
- Ngực lép bốn nghìn năm.
- Con chim gì trong tóc.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh tâm trạng vui sướng, háo hức của tác giả.
Câu 3: ( 3 đ )
- Viết được đoạn văn đủ số câu
- Có sử dụng phép nói giảm, nói tránh.
Câu 4: ( 3 đ )
a - Quan hệ tương phản
b - Quan hệ nguyên nhân - kết quả
c - Quan hệ bổ xung

File đính kèm:

  • docDETV8.1.doc