Khung ma trận đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2013-2014

doc7 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khung ma trận đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY 
TRƯỜNG PTDTBT-THCS TRÀ DON 
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013- 2014
Môn: Ngữ văn 8

Tên Chủ đề 
(nội dung,
chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Cộng


TN

TL

TN

TL







 Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Chủ đề 1
 Văn học 
- Thơ hiện đại
-Văn xuôi trung đại
- Văn nghị luận hiện đại

Nhớ tác giả của văn bản, xuất xứ tác phẩm
 

Nhớ được hoàn cảnh sang tác, thể thơ, khổ thơ.
Hiểu được chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm





Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 1
Số câu 4
Số điểm 1


 
Số câu 7
 2,5 điểm
25% 
Chủ đề 2 
Tiếng Việt
- Một số biện pháp tu từ
- Câu nghi vấn
- Câu cảm than
- Hành động nói
- Hội thoại

 Nhớ được đặc điểm các kiểu câu, vai xã hội

Phân biệt được các kiểu câu, phương tiên sử dụng hành động nói
Nắm được câu cảm thán trong đoạn văn, tác dụng của nó




Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 0,5 

Số câu 3
Số điểm 0,75
Số câu 1
Số điểm 1


Số câu 6
2,25 điểm
22,5% 
Chủ đề 3
Tập làm văn
- Văn nghị luận




Nắm được việc kết hợp các phương thức biểu đạt



Viết bài văn nghị luận


Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %


Số câu 1
Số điểm 0,25


Số câu 1
Số điểm 5,0
Số câu 2
 5,25điểm
52,5% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 5
Số điểm 2
20%
Số câu 8
Số điểm 3
30%
Số câu 2
Số điểm 5,0
50%
Số câu 15
Số điểm 10
100%
PHÒNG GD & ĐT NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG PTDTBT- THCS TRÀ DON	 NĂM HỌC: 2013-2014	
 	 Môn: Ngữ văn 8 
 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh:…………………Lớp:……Số báo danh…………………………
I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm)
Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D và ghi vào giấy làm bài.(Ví dụ: Câu 1 chọn đáp án là A ghi là 1.A)
Câu 1. Bài thơ “Nhớ rừng” là sáng tác của tác giả nào?
 A. Thế Lữ B. Hồ Chí Minh C Vũ Đình Liên D. Tố Hữu
Câu 2. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 	 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 A. Nhân hóa	 B. Ẩn dụ	 C. Hoán dụ D. So sánh
Câu 3. Trong những câu nghi vấn sau, câu nào được dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc ?
 A. Mẹ đi chợ chưa ạ ? C. Bao giờ cậu đi Hà Nội ?
 B. Sao tôi lại khổ thế này ? D. Ai là tác giả của bài thơ này ?
Câu 4. Dòng nào dưới đây đúng với dấu hiệu nhận biết về câu cảm thán ?
 A. Sử dụng từ ngữ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
 B. Sử dụng từ ngữ cảm thán và dấu chấm than ở cuối câu.
 C. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than ở cuối câu.
 D. Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng. 
Câu 5. Trong “Bàn luận phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã phê phán lối học nào?
 A. Lối học thụ động, bắt chước.
 B. Lối học rập khuôn, không sáng tạo.
 C. Lối học sách vở, không gắn với thực tiễn.
 D. Lối học thực dụng, cầu danh lợi.
Câu 6. Phương tiện dùng để thực hành động nói là gì?
 A. Nét mặt B. Cử chỉ C. Điệu bộ D. Ngôn từ 
Câu 7. Dòng nào nói đúng nhất về nội dung bài thơ “Khi con tu hú” ( Tố Hữu ) ?
Thể hiện lòng yêu cuộc sống của nhà thơ
Thể hiện lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ
Thể hiện niềm khát khao tự do cháy bỏng của nhà thơ
Thể hiện lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của nhà thơ 
Câu 8. Vai xã hội trong hội thoại là gì ?
Vị thế của những người tham gia hội thoại
Tình cảm của những người tham gia hội thoại
Lượt lời của những người tham gia hội thoại
Quan hệ thân – sơ của những người tham gia hội thoại
Câu 9. Dòng nào nói đúng điểm giống nhau giữa hai bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “Ông đồ”
 ( Vũ Đình Liên ) ?
 A. Đều thể hiện sự bất hòa sâu sắc với cuộc sống hiện tại
 B. Đều thể hiện sự hoài niệm về quá khứ
 C. Đều thể hiện sự khao khát tự do
 D. Đều thể hiện sự thương cảm lớp người xưa cũ 
Câu 10. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong văn bản “Nước Đại Việt ta” là gì ?
 A. Yêu nước, đánh kẻ bạo ngược.
 B. Diệt trừ các thế lực tàn bạo, ngang ngược ngoài xã hội.
 C. Yên dân, trừ kẻ bạo ngược.
 D. Làm cho cuộc sống của nhân dân được yên ổn.
Câu 11. Trong các câu sau, câu nào là câu cầu khiến ?
 A. Anh đào giúp em một cái ngách với nhé !
 B. Anh đào giúp em một cái ngách được không ?
 C. Anh mà dám đào cho em một cái ngách à ?
 D. Anh mà đào giúp em một cái ngách thì tuyệt biết bao !
Câu 12. Tác giả Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng tất cả những phương thức biểu đạt nào qua đoạn trích Thuế máu ?
 A. Nghị luận + tự sự + biểu cảm C. Nghị luận + tự sự + miêu tả
 B. Nghị luận + miêu tả + biểu cảm D . Nghị luận + Tự sự + miêu tả + biểu cảm
 
II. TỰ LUẬN (7 điểm) :
Câu 1. (1,0 điểm) Chỉ ra những câu cản thán trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.
“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)
Câu 2. (1,0 điểm) 
 Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác vào năm nào? Bài thơ thuộc thể thơ gì?
Chép chính xác khổ cuối của bài thơ.
Câu 3. (5 điểm) Nhân dân ta vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên gần đây một số học sinh đã quên đi điều đó. Em hãy viết một bài văn nghị luận để nói rõ cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta.
.......................HẾT..................

Thí sinh không được xem tài liệu
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm














PHÒNG GD & ĐT NAM TRÀ MY
TRƯỜNG PTDTBT- THCS TRÀ DON

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013-2014
 Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 8 :
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) – Đúng mỗi ý được 0,25điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
A
B 
B 
D
D
D
A
B
C
A
D
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1. Câu cảm thán: Than ôi! Lo thay! Nguy thay!(0,5 điểm)	
 Các câu trên là câu cảm thán vì chúng chứa các từ ngữ cảm thán: than ôi, thay và kết thúc câu bằng dấu chấm than. (0,5 điểm) 
Câu 2. Khi con tu hú được sang tác năm 1939 (0,25 điểm)
 Thể thơ: lục bát (0,25 điểm)
 Chép đúng khổ thơ cuối (0,5 điểm) 
Câu 3. (5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Viết đúng kiểu bài nghị luận, về nội dung: Giải thích được câu tục ngữ Tôn sư trọng đạo, về hình thức bố cục phải có 3 phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy chặt chẽ, đúng ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức: 
Mở bài : Giới thiệu được câu tục ngữ , nêu ra được vấn đề ở đề bài cần giải thích.
Thân bài : 
- Giải thích được từ ngữ trong câu tục ngữ để hiểu nghĩa của cả câu . Câu tục ngữ nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta : Đề cao, tôn trọng , biết ơn những người làm thầy , những người luôn dạy dỗ kiến thức, điều hay, lẽ phải , truyền đạt đạo lý cho học trò ; đồng thời tôn trọng đạo lý , những điều tốt đẹp trong truyền thống dân tộc.
- Xây dựng hệ thống luận điểm đề giải thích và thuyết phục cho một số bạn hiểu về truyền thống tốt đẹp Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta và triển khai được các luận điểm bằng hệ thống luận cứ .
Luận điểm 1: Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay 
Luận điểm 2: Hiện nay có một số học sinh đang quên đi truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc ta . Quên đi truyền thống đó chính là biểu hiện của việc vi phạm đạo đức, là mất đi những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc ta.
Luận điểm 3: Các bạn nên hiểu, gìn giữ và tiếp nối truyền thống tốt đẹp Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
c. Kết bài : Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ .
C. Thang điểm: 
Điểm 4-5: Đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạc trong sáng, mắc lỗi không đáng kể.
Điểm 3- 4: Đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạc trong sáng, mắc không quá 5 lỗi.
Điểm 2-3 : Bố cục rõ ràng, lời văn không mạch lạc,mắc trên 5 lỗi.
Điểm 1 : Bố cục không rõ ràng, sai về lỗi diễn đạt, sai quá nhiều về lỗi chính tả.
Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn.
Ngoài những thang điểm trên, GV căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để chấm các thang điểm còn lại.












































File đính kèm:

  • docde kiem tra ngu van 8 ki 2 20132014.doc
Đề thi liên quan