Hướng dẫn chấm bài kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2011 -2012 Môn: Ngữ Văn Lớp 10

pdf3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm bài kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2011 -2012 Môn: Ngữ Văn Lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
I. Hướng dẫn chung 
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí 
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 
2. Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến 
khích những bài viết có sáng tạo. 
3. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với 
tổng điểm của mỗi ý. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0.5 (lẻ 0.25 làm tròn 
thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0 điểm). 
 II. Đáp án và thang điểm 
Câu Phần Nội dung yêu cầu Điểm 
 Phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau: 2.0 
a. Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt. 
- Từ dùng sai: “chót lọt” 
- Sửa: có thể bỏ từ “lọt” hoặc thay từ “chót lọt” bằng từ 
“cuối”,… 
1.0 
b. Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy 
giáo truyền tụng. 
- Từ dùng sai: “truyền tụng”. 
- Sửa: thay từ “truyền tụng” bằng từ “truyền đạt”. 
1.0 
 
 
 
 
1 
 * Ghi chú: Có nhiều cách sửa lỗi dùng từ ở các câu trên. Thí 
sinh có thể thay bằng từ khác với đáp án nhưng vẫn được điểm 
tối đa nếu sửa đúng. 
 
 Từ câu chủ đề “Tự học là chìa khóa của thành công”, viết 
một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về việc tự học 
3.0 
a. Về kĩ năng 
- Biết kết hợp giữa hai kĩ năng: dựng đoạn và nghị luận. 
- Biết cách diễn đạt cô đọng (giám khảo không cho điểm tối đa 
những bài viết thành văn bản hoàn chỉnh). 
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, các câu trong đoạn phải có tính 
minh họa cho câu chủ đề. 
 
1.0 
SỞ GD& ĐT BẮC GIANG 
 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI 
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2011 - 2012 
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) 
HDC CHÍNH THỨC 
 2 
b. Về nội dung 
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách. Dưới đây là 
một số gợi ý định hướng chấm bài: 
- Giải thích được thế nào là tự học. 
- Chỉ ra được vai trò, ý nghĩa của việc tự học. 
- Phê phán cách học thụ động, đối phó. 
- Rút ra bài học cho bản thân. 
2.0 
 Cảm nhận về 8 câu thơ trong đoạn trích Trao duyên (trích 
Truyện Kiều của Nguyễn Du). 
5.0 
a. Về kĩ năng 
- Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ. 
- Bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chuẩn 
xác, ngôn ngữ trong sáng, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt, 
lỗi dùng từ, đặt câu,….. 
0.5 
 
 
 
 
 
 
 
3.a b. Về kiến thức 
Thí sinh có thể cấu trúc bài viết theo nhiều cách nhưng cần đảm 
bảo những đơn vị kiến thức sau: 
- Đoạn thơ là những lời dặn dò của Thúy Kiều sau khi đã trao kỉ 
vật làm tin cho Thúy Vân – hoàn thành “công đoạn” cuối của 
việc trao duyên cho em. 
- Trong lời dặn dò, Kiều hình dung ra một tương lai (mai sau) u 
ám mà mình chỉ còn là một hồn oan, là “người mệnh bạc”. Song 
ngay cả khi là một hồn oan, nàng vẫn tha thiết mong mỏi niềm 
cảm thương của Thúy Vân và Kim Trọng. 
- Qua đó, đoạn thơ thể hiện được tình yêu mãnh liệt, lòng chung 
thủy sâu sắc của Kiều với Kim Trọng. 
- Đoạn thơ có hình thức là lời của Kiều đối thoại với Vân nhưng 
tính chất lại là những lời độc thoại. Chọn ngôn ngữ độc thoại, 
đoạn thơ không chỉ thể hiện một cách cảm động bi kịch tình yêu 
của Kiều mà còn chứa đựng niềm đồng cảm sâu sắc của Nguyễn 
Du với những đau khổ của kiếp người. 
 
 
 
0.5 
 
 
2.0 
 
 
 
1.0 
 
1.0 
 Nhân vật Tô Hiến Thành trong đoạn trích Thái phó Tô Hiến 
Thành (trích Đại Việt sử lược) 
5.0 
 
 
 
3.b 
a. Về kĩ năng 
- Biết cách làm bài nghị luận về một nhân vật trong văn xuôi 
trung đại. 
- Lập luận chặt chẽ, văn phong sáng rõ, biết chọn lựa chi tiết tiêu 
0.5 
 
 
 
 3 
biểu để bình. Bài viết không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt, lỗi 
dùng từ, đặt câu,… 
 
b. Về kiến thức 
Thí sinh có thể triển khai các luận điểm theo nhiều cách nhưng 
về cơ bản, bài viết cần đảm bảo các nội dung sau: 
- Tô Hiến Thành là người trung nghĩa, cương trực: ông nhận di 
chiếu của tiên vương hết lòng phò ấu chúa. biết dùng những lời 
lẽ “thấu tình, đạt lí” để thuyết phục vợ không mắc mưu Thái hậu, 
dùng những lời lẽ thẳng thắn để cự tuyệt lời dụ dỗ của Thái hậu. 
- Tô Hiến Thành là người mưu trí, quyết đoán. Ông đã kịp thời 
triệu tập các đô quan chức ngăn chặn hành động “triệu gấp Bảo 
Quốc Vương” vào kinh để thực hiện âm mưu phế lập của Thái 
hậu. 
- Tô Hiến Thành là người công tư phân minh, luôn đặt lợi ích 
quốc gia lên trên hết. Ông không vì tình riêng mà tiến cử Vũ Tán 
Đường. 
- Nhờ những phẩm chất nêu trên, Tô Hiến Thành đã giữ yên 
được kỉ cương, phép nước, giữ được hòa khí với Thái hậu mà 
không gây đổ máu. Qua nhân vật này, sử gia bày tỏ rõ thái độ ca 
ngợi trung thần, nêu gương sáng để “răn đời”. 
 
 
 
1.5 
 
 
 
1.0 
 
 
 
1.0 
 
 
1.0 
 
 
 
 
 -----------------Hết------------------ 

File đính kèm:

  • pdfHD cham ngu van 10 2011 2012.pdf