Đề kiểm tra học kì II – năm học 2010 – 2011 Môn : Ngữ Văn Khối 10 Trường Thpt Nguyễn Trường Tộ

doc12 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II – năm học 2010 – 2011 Môn : Ngữ Văn Khối 10 Trường Thpt Nguyễn Trường Tộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010 – 2011
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ	MÔN	 : NGỮ VĂN KHỐI 10
	THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ 001
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích “Trao duyên” là gì ?
	A . Miêu tả tâm lí nhân vật	B. Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
	C. Dựng đối thoại, độc thoại	D. Tạo dựng tình huống đầy mâu thuẫn
Câu 2: Những tác phẩm sau đây của Nguyễn Trãi, tác phẩm nào không phải viết bằng chữ Hán ?
	A. Quân trung từ mệnh tập	B. Bình Ngô đại cáo
	C. Quốc âm thi tập	D. Ức Trai thi tập
Câu 3: Nhân vật “khách” hiện lên trong đoạn đầu của bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là người mang cốt cách của
Một kẻ giang hồ lãng tử muốn rũ bỏ mọi vướng bận của cuộc đời
Một người chuyên đi tìm kiếm vẻ đẹp của một thời đã qua
Một kẻ ẩn dật, tìm đến thiên nhiên để xa lánh cuộc đời
Một người thích du ngoạn khắp nơi để thỏa mãn tráng chí của mình
Câu 4: Nét tính cách nổi bật của nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ được tác giả tô đậm, nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm là gì ?
	A. Ngất ngưởng, khinh bạc	B. Cương trực, thẳng thắn
	C. Điềm tĩnh, tự tin	D. Tài hoa, hào hiệp
Câu 5: Ý nghĩa của câu thơ “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân ?
Vì Kiều nghĩ Thúy Vân là người đến sau, người nối tiếp duyên tình
Vì nàng nghĩ nàng đang trao cho Thúy Vân mối duyên thừa
Vì Kiều nghĩ nhiều đến sự thiệt thòi của em khi nhận lời nàng
Vì Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn
Câu 6: Dòng nào sau đây không khái quát đúng những đóng góp nổi bật của Nguyễn Trãi đối với quá trình phát triển của văn học dân tộc
Viết văn chính luận như một nhà văn chính luận chuyên nghiệp
Kết hợp hài hòa hai vẻ đẹp trí tuệ, hào hùng và lãng mạn, bay bổng
Là người sáng tạo tiên phong, làm thơ Nôm sớm nhất, nhiều nhất
Có nhiều bài sáng tác theo các thể thơ thuần dân tộc nhất
Câu 7: Tư tưởng bao trùm và xuyên suốt “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là gì ?
	A. Yêu nước nhân nghĩa	B. Tự hào dân tộc
	C. Tinh thần nhân văn	D. Yêu nước thương dân
Câu 8: Hình ảnh ẩn dụ “Trâm gãy gương tan” có ý nghĩa gì ?
Gợi nhắc cảnh tượng đổ vỡ kinh hoàng khi bọn sai nha ập vào nhà Kiều để bắt người cướp của
Tiếc nuối về những kỉ vật tình yêu Kim – Kiều giờ không còn nguyên vẹn nữa
Tiếc nuối, cảm thông cho tình duyên không nguyên vẹn của Thúy Vân khi thay Kiều lấy Kim Trọng
Diễn tả tình trạng tình duyên tan vỡ không còn gì cứu vãn được của Thúy Kiều và Kim Trọng
Câu 9: Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là gì ?
	A. Giải trí và tuyên truyền	B. Nhận thức và giao tiếp
	C. Thông tin và thẩm mỹ	D. Giáo dục và tuyên truyền
Câu 10: Điều gì được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn xem là thượng sách trong kế sách giữ nước?
	A. Sử dụng người tài giỏi	B. Khoan thư sức dân
	C. Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục	D. Tùy thời tạo thế
Câu 11: Câu văn “Qua “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp” mắc lỗi nào sau đây ?
	A. Ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ	B. Ngữ âm, chữ viết
	C. Từ ngữ	D. Phong cách ngôn ngữ
Câu 12: Dòng nào sau đây có sự nhầm lẫn khi nói về ý nghĩa biểu tượng của các nhân vật trong “Tam quốc diến nghĩa” ?
Ngũ hổ tướng là hiện thân của tuyệt dũng
Khổng Minh là hiện thân của tuyệt trí
Tào Tháo là hiện thân của tuyệt gian
Lưu Bị là hiện thân của tuyệt nhẫn

II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm) 
Viết bài văn nghị luận khoảng 500 từ bàn về ý kiến của Lỗ Tấn “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của những kẻ lười biếng”.
Câu 2 (4 điểm)
Nhân nghĩa là tư tưởng cao quý và xuyên thấm cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi. Bằng sự hiểu biết về cuộc đời và “Bình Ngô đại cáo” hãy làm sáng tỏ nhận định trên.































 SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010 – 2011
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ	MÔN	 : NGỮ VĂN KHỐI 10
	THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ 002
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Điều gì được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn xem là thượng sách trong kế sách giữ nước?
	A. Sử dụng người tài giỏi	B. Khoan thư sức dân
	C. Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục	D. Tùy thời tạo thế
Câu 2: Câu văn “Qua “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp” mắc lỗi nào sau đây ?
	A. Ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ	B. Ngữ âm, chữ viết
	C. Từ ngữ	D. Phong cách ngôn ngữ
Câu 3: Dòng nào sau đây có sự nhầm lẫn khi nói về ý nghĩa biểu tượng của các nhân vật trong “Tam quốc diến nghĩa” ?
Ngũ hổ tướng là hiện thân của tuyệt dũng
Khổng Minh là hiện thân của tuyệt trí
Tào Tháo là hiện thân của tuyệt gian
Lưu Bị là hiện thân của tuyệt nhẫn
Câu 4: Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích “Trao duyên” là gì ?
	A . Miêu tả tâm lí nhân vật	B. Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
	C. Dựng đối thoại, độc thoại	D. Tạo dựng tình huống đầy mâu thuẫn
Câu 5: Những tác phẩm sau đây của Nguyễn Trãi, tác phẩm nào không phải viết bằng chữ Hán ?
	A. Quân trung từ mệnh tập	B. Bình Ngô đại cáo
	C. Quốc âm thi tập	D. Ức Trai thi tập
Câu 6: Nhân vật “khách” hiện lên trong đoạn đầu của bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là người mang cốt cách của
A. Một kẻ giang hồ lãng tử muốn rũ bỏ mọi vướng bận của cuộc đời
Một người chuyên đi tìm kiếm vẻ đẹp của một thời đã qua
Một kẻ ẩn dật, tìm đến thiên nhiên để xa lánh cuộc đời
Một người thích du ngoạn khắp nơi để thỏa mãn tráng chí của mình
Câu 7: Tư tưởng bao trùm và xuyên suốt “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là gì ?
	A. Yêu nước nhân nghĩa	B. Tự hào dân tộc
	C. Tinh thần nhân văn	D. Yêu nước thương dân
Câu 8: Hình ảnh ẩn dụ “Trâm gãy gương tan” có ý nghĩa gì ?
Gợi nhắc cảnh tượng đổ vỡ kinh hoàng khi bọn sai nha ập vào nhà Kiều để bắt người cướp của
Tiếc nuối về những kỉ vật tình yêu Kim – Kiều giờ không còn nguyên vẹn nữa
Tiếc nuối, cảm thông cho tình duyên không nguyên vẹn của Thúy Vân khi thay Kiều lấy Kim Trọng
Diễn tả tình trạng tình duyên tan vỡ không còn gì cứu vãn được của Thúy Kiều và Kim Trọng
Câu 9: Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là gì ?
	A. Giải trí và tuyên truyền	B. Nhận thức và giao tiếp
	C. Thông tin và thẩm mỹ	D. Giáo dục và tuyên truyền
Câu 10: Nét tính cách nổi bật của nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ được tác giả tô đậm, nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm là gì ?
	A. Ngất ngưởng, khinh bạc	B. Cương trực, thẳng thắn
	C. Điềm tĩnh, tự tin	D. Tài hoa, hào hiệp
Câu 11: Ý nghĩa của câu thơ “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân ?
Vì Kiều nghĩ Thúy Vân là người đến sau, người nối tiếp duyên tình
Vì nàng nghĩ nàng đang trao cho Thúy Vân mối duyên thừa
Vì Kiều nghĩ nhiều đến sự thiệt thòi của em khi nhận lời nàng
Vì Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn
Câu 12: Dòng nào sau đây không khái quát đúng những đóng góp nổi bật của Nguyễn Trãi đối với quá trình phát triển của văn học dân tộc
Viết văn chính luận như một nhà văn chính luận chuyên nghiệp
Kết hợp hài hòa hai vẻ đẹp trí tuệ, hào hùng và lãng mạn, bay bổng
Là người sáng tạo tiên phong, làm thơ Nôm sớm nhất, nhiều nhất
Có nhiều bài sáng tác theo các thể thơ thuần dân tộc nhất

II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm) 
Viết bài văn nghị luận khoảng 500 từ bàn về ý kiến của Lỗ Tấn “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của những kẻ lười biếng”.
Câu 2 (4 điểm)
Nhân nghĩa là tư tưởng cao quý và xuyên thấm cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi. Bằng sự hiểu biết về cuộc đời và “Bình Ngô đại cáo” hãy làm sáng tỏ nhận định trên.































 SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010 – 2011
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ	MÔN	 : NGỮ VĂN KHỐI 10
	THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ 003
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Nét tính cách nổi bật của nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ được tác giả tô đậm, nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm là gì ?
	A. Ngất ngưởng, khinh bạc	B. Cương trực, thẳng thắn
	C. Điềm tĩnh, tự tin	D. Tài hoa, hào hiệp
Câu 2: Ý nghĩa của câu thơ “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân ?
Vì Kiều nghĩ Thúy Vân là người đến sau, người nối tiếp duyên tình
Vì nàng nghĩ nàng đang trao cho Thúy Vân mối duyên thừa
Vì Kiều nghĩ nhiều đến sự thiệt thòi của em khi nhận lời nàng
Vì Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn
Câu 3: Dòng nào sau đây không khái quát đúng những đóng góp nổi bật của Nguyễn Trãi đối với quá trình phát triển của văn học dân tộc
Viết văn chính luận như một nhà văn chính luận chuyên nghiệp
Kết hợp hài hòa hai vẻ đẹp trí tuệ, hào hùng và lãng mạn, bay bổng
Là người sáng tạo tiên phong, làm thơ Nôm sớm nhất, nhiều nhất
Có nhiều bài sáng tác theo các thể thơ thuần dân tộc nhất
Câu 4: Điều gì được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn xem là thượng sách trong kế sách giữ nước?
	A. Sử dụng người tài giỏi	B. Khoan thư sức dân
	C. Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục	D. Tùy thời tạo thế
Câu 5: Câu văn “Qua “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp” mắc lỗi nào sau đây ?
	A. Ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ	B. Ngữ âm, chữ viết
	C. Từ ngữ	D. Phong cách ngôn ngữ
Câu 6: Dòng nào sau đây có sự nhầm lẫn khi nói về ý nghĩa biểu tượng của các nhân vật trong “Tam quốc diến nghĩa” ?
Ngũ hổ tướng là hiện thân của tuyệt dũng
Khổng Minh là hiện thân của tuyệt trí
Tào Tháo là hiện thân của tuyệt gian
Lưu Bị là hiện thân của tuyệt nhẫn
Câu7: Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích “Trao duyên” là gì ?
	A . Miêu tả tâm lí nhân vật	B. Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
	C. Dựng đối thoại, độc thoại	D. Tạo dựng tình huống đầy mâu thuẫn
Câu 8: Những tác phẩm sau đây của Nguyễn Trãi, tác phẩm nào không phải viết bằng chữ Hán ?
	A. Quân trung từ mệnh tập	B. Bình Ngô đại cáo
	C. Quốc âm thi tập	D. Ức Trai thi tập
Câu 9: Nhân vật “khách” hiện lên trong đoạn đầu của bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là người mang cốt cách của
Một kẻ giang hồ lãng tử muốn rũ bỏ mọi vướng bận của cuộc đời
Một người chuyên đi tìm kiếm vẻ đẹp của một thời đã qua
Một kẻ ẩn dật, tìm đến thiên nhiên để xa lánh cuộc đời
Một người thích du ngoạn khắp nơi để thỏa mãn tráng chí của mình
Câu 10: Tư tưởng bao trùm và xuyên suốt “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là gì ?
	A. Yêu nước nhân nghĩa	B. Tự hào dân tộc
	C. Tinh thần nhân văn	D. Yêu nước thương dân
Câu 11: Hình ảnh ẩn dụ “Trâm gãy gương tan” có ý nghĩa gì ?
Gợi nhắc cảnh tượng đổ vỡ kinh hoàng khi bọn sai nha ập vào nhà Kiều để bắt người cướp của
Tiếc nuối về những kỉ vật tình yêu Kim – Kiều giờ không còn nguyên vẹn nữa
Tiếc nuối, cảm thông cho tình duyên không nguyên vẹn của Thúy Vân khi thay Kiều lấy Kim Trọng
Diễn tả tình trạng tình duyên tan vỡ không còn gì cứu vãn được của Thúy Kiều và Kim Trọng
Câu 12: Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là gì ?
	A. Giải trí và tuyên truyền	B. Nhận thức và giao tiếp
	C. Thông tin và thẩm mỹ	D. Giáo dục và tuyên truyền

II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm) 
Viết bài văn nghị luận khoảng 500 từ bàn về ý kiến của Lỗ Tấn “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của những kẻ lười biếng”.
Câu 2 (4 điểm)
Nhân nghĩa là tư tưởng cao quý và xuyên thấm cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi. Bằng sự hiểu biết về cuộc đời và “Bình Ngô đại cáo” hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
































 SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010 – 2011
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ	MÔN	 : NGỮ VĂN KHỐI 10
	THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ 004
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Điều gì được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn xem là thượng sách trong kế sách giữ nước?
	A. Sử dụng người tài giỏi	B. Khoan thư sức dân
	C. Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục	D. Tùy thời tạo thế
Câu 2: Câu văn “Qua “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp” mắc lỗi nào sau đây ?
	A. Ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ	B. Ngữ âm, chữ viết
	C. Từ ngữ	D. Phong cách ngôn ngữ
Câu 3: Dòng nào sau đây có sự nhầm lẫn khi nói về ý nghĩa biểu tượng của các nhân vật trong “Tam quốc diến nghĩa” ?
Ngũ hổ tướng là hiện thân của tuyệt dũng
Khổng Minh là hiện thân của tuyệt trí
Tào Tháo là hiện thân của tuyệt gian
Lưu Bị là hiện thân của tuyệt nhẫn
Câu 4: Tư tưởng bao trùm và xuyên suốt “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là gì ?
	A. Yêu nước nhân nghĩa	B. Tự hào dân tộc
	C. Tinh thần nhân văn	D. Yêu nước thương dân
Câu 5: Hình ảnh ẩn dụ “Trâm gãy gương tan” có ý nghĩa gì ?
Gợi nhắc cảnh tượng đổ vỡ kinh hoàng khi bọn sai nha ập vào nhà Kiều để bắt người cướp của
Tiếc nuối về những kỉ vật tình yêu Kim – Kiều giờ không còn nguyên vẹn nữa
Tiếc nuối, cảm thông cho tình duyên không nguyên vẹn của Thúy Vân khi thay Kiều lấy Kim Trọng
Diễn tả tình trạng tình duyên tan vỡ không còn gì cứu vãn được của Thúy Kiều và Kim Trọng
Câu 6: Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là gì ?
	A. Giải trí và tuyên truyền	B. Nhận thức và giao tiếp
	C. Thông tin và thẩm mỹ	D. Giáo dục và tuyên truyền
Câu 7: Nét tính cách nổi bật của nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ được tác giả tô đậm, nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm là gì ?
	A. Ngất ngưởng, khinh bạc	B. Cương trực, thẳng thắn
	C. Điềm tĩnh, tự tin	D. Tài hoa, hào hiệp
Câu 8: Ý nghĩa của câu thơ “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân ?
Vì Kiều nghĩ Thúy Vân là người đến sau, người nối tiếp duyên tình
Vì nàng nghĩ nàng đang trao cho Thúy Vân mối duyên thừa
Vì Kiều nghĩ nhiều đến sự thiệt thòi của em khi nhận lời nàng
Vì Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn
Câu 9: Dòng nào sau đây không khái quát đúng những đóng góp nổi bật của Nguyễn Trãi đối với quá trình phát triển của văn học dân tộc
Viết văn chính luận như một nhà văn chính luận chuyên nghiệp
Kết hợp hài hòa hai vẻ đẹp trí tuệ, hào hùng và lãng mạn, bay bổng
Là người sáng tạo tiên phong, làm thơ Nôm sớm nhất, nhiều nhất
Có nhiều bài sáng tác theo các thể thơ thuần dân tộc nhất
Câu 10: Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích “Trao duyên” là gì ?
	A . Miêu tả tâm lí nhân vật	B. Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
	C. Dựng đối thoại, độc thoại	D. Tạo dựng tình huống đầy mâu thuẫn
Câu 11: Những tác phẩm sau đây của Nguyễn Trãi, tác phẩm nào không phải viết bằng chữ Hán ?
	A. Quân trung từ mệnh tập	B. Bình Ngô đại cáo
	C. Quốc âm thi tập	D. Ức Trai thi tập
Câu 12: Nhân vật “khách” hiện lên trong đoạn đầu của bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là người mang cốt cách của
Một kẻ giang hồ lãng tử muốn rũ bỏ mọi vướng bận của cuộc đời
Một người chuyên đi tìm kiếm vẻ đẹp của một thời đã qua
Một kẻ ẩn dật, tìm đến thiên nhiên để xa lánh cuộc đời
Một người thích du ngoạn khắp nơi để thỏa mãn tráng chí của mình

II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm) 
Viết bài văn nghị luận khoảng 500 từ bàn về ý kiến của Lỗ Tấn “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của những kẻ lười biếng”.
Câu 2 (4 điểm)
Nhân nghĩa là tư tưởng cao quý và xuyên thấm cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi. Bằng sự hiểu biết về cuộc đời và “Bình Ngô đại cáo” hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
































THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
I. Mục tiêu đề kiểm tra 
1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II môn Ngữ văn 10 của học sinh.
2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm trong chương trình Ngữ văn 10 học kì II theo ba nội dung cơ bản: Văn học, Làm văn và Tiếng Việt với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm và tự luận.
 Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
- Nhớ và hiểu được kiến thức cơ bản về văn học, tiếng Việt và làm văn.
- Vận dụng kiến thức văn học và hiểu biết xã hội để giải quyết một vấn đề về văn học và xã hội.
 II. Hình thức đề kiểm tra.
Trắc nghiệm và tự luận.
III. Thiết lập ma trận.
 - Liệt kê các Chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình Ngữ văn 10, học kì II.
 - Chọn nội dung cần đánh giá.
 - Thực hiện các bước thiết lập ma trận.
 - Xác định khung ma trận.

Chủ đề
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng




Thấp
Cao



TN
TN
TN


1.Tiếng Việt
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Những yêu câu về sử dụng tiếng Việt
- Nhận biết các chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Nhận biết các yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.





2 ( C9, C11)



2

0.25



0.5
2. Văn học
Các tác giả và TPVH trong chương trình ngữ văn 10 – HK II
- Nhận biết về các tác phẩm: Trao duyên, tập thơ Quốc âm thi tập, Tam quốc diễn nghĩa
- Nhận biết về tác giả Nguyễn Trãi
Thông hiểu về chủ đề của các tác phẩm: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Trao duyên, Đại cáo bình Ngô.
Hiểu nội dung tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm: Phú sông Bạch Đằng, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.



4 (C1, C2, C6, C12)
4 (C4, C5, C7, C8)
2 (C3, C10)

10

0.25
0.25
0.25

2.5











3. Làm văn
NLXH
(1 câu)
TL
TL
TL
TL



Vấn đề cần nghị luận.






(0.5)
Giải thích được khái niệm và lí do tại sao những kẻ lười biếng lại không bao giờ thành công
(1.0)
 Biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.


(1.0)
Phối hợp các phương pháp lập luận hợp lí




(0.5)
3.0

NLVH
(1 câu)
Nắm được các nét chính về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”




(1.0)
Phân tích được các khái niệm nhân và nghĩa, biểu hiện của nhân nghĩa trong cuộc đời Nguyễn Trãi và trong “Bình Ngô đại cáo”
(2.0)
Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa đúng đắn và tiến bộ trong cuộc đời và trong tác phẩm.


(0.5)
Nắm được cảm hứng nghệ thuật của tác phẩm.





(0.5)
4.0
Tổng số điểm
( TS câu)
3
4
2
1
10.0
( 14 câu)



































SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN	:NGỮ VĂN
 KHỐI	: 10

I. TRẮC NGHIỆM
Đề 001

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
D
B
C
B
A
D
C
B
A
D

Đề 002

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
D
A
C
D
A
D
C
B
C
B

Đề 003
	
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
B
B
A
D
A
C
D
A
D
C

Đề 004

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
D
A
D
C
B
C
B
A
C
D

II. TỰ LUẬN 
Câu 1(3 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng
- HS viết một bài văn nghị luận xã hội có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận đã học.
- Bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả và dùng từ, đặt câu.
B. Yêu cầu về nội dung
Mở bài: (0.5 điểm)
Giới thiệu vấn đề và trích dẫn câu nói của Lỗ Tấn
Thân bài: (2 điểm)
- Giải thích câu nói của Lỗ Tấn (0.5 điểm)
+ Thành công là đích dến của những nỗ lực, phấn đấu trong cuộc sống; được mọi người tôn vinh, kính trọng.
+ Kẻ lười biếng chính là những kẻ ăn không ngồi rồi, chỉ biết hưởng thụ mà không chịu làm việc.
- Câu nói của Lỗ Tấn nhằm phê phán những kẻ lười biếng, đề cao sự say mê với công việc của mình, cũng hàm chứa lời động viên mọi người chăm chỉ vào công việc của bản thân, gia đình và đất nước. (0.5 điểm)
+ Chứng minh sự lười biếng không bao giờ thành công: lười biếng làm cho cơ thể uể oải, tinh thần buồn chán; “nhàn cư vi bất thiện”, sinh ra ỷ lại vào người khác, suy nghĩ những điều không tốt, sinh ra tư tưởng bi quan, chán nản,…
+ Học sinh, sinh viên lười biếng sẽ dẫn đến các thói quen xấu.
- Con đường thành công chỉ dành cho những người đam mê lâu dài trong công việc đã chọn. Siêng năng chưa đủ mà còn cần phải có sự khám phá, đam mê phát hiện, sáng tạo,… (0.5 điểm)
VD: Nhà bác học Đac-uyn, Lui Pasteur, tấm gương học tốt của các HS nghèo vượt khó,…
- Có những yếu tố trên, muốn được mọi người tôn vinh, kính trọng thì cần phải có đạo đức, cần nghĩ đến công việc của mình mang lại hạnh phúc cho mọi người. (0.5 điểm)
Kết bài: (0.5 điểm)
Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục của câu nói.
Nêu bài học cho bản thân và người khác
Câu 2 (4 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng
- HS viết được bài văn thuyết minh về vấn đề: tư tưởng nhân nghĩa trong cuộc đời Nguyễn Trãi và trong tác tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”.
- Hành văn trôi chảy, diễn đạt chặt chẽ, logic, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp thông dụng
B. Yêu cầu về nội dung
 1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa trong cuộc đời ông và trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” (0.5 điểm)
2. Thân bài (3 điểm)
- Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là tư tưởng cao quý (0.5 điểm)
+ Nhân và nghĩa là những khái niệm của nho giáo, phản ánh mối quan hệ đạo đức tốt đẹp giữa người với người.
+ Nhân nghĩa đối với Nguyễn Trãi không chỉ bao hàm những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người một cách chung chung mà gắn với lòng yêu nước thương dân. Đó là quan điểm tiến bộ và cao quý.
- Nhân nghĩa xuyên thấm cuộc đời Nguyễn Trãi (1 điểm)
+ Thời chiến: 
Ÿ Đất nước rơi vào tay giặc, ông quyết tâm thực hiện triệt để lời cha dặn “Rửa nhục cho nước, báo thù cho cha”, viết “Bình Ngô sách”
Ÿ Tìm về với khởi nghĩa Lam Sơn, dâng “Bình Ngô sách” cho Lê Lợi,trở thành quân sư “số một” của Le Lợi, góp phần to lớn vào chiến thắng giặc Minh.
+ Thời bình:
Ÿ Hăng hái xây dựng đất nước với lí tưởng cao đẹp “Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”.
Ÿ Ước mơ “Dân giàu đủ kháp đòi phương”
-> Đó là tấm lòng ưu dân, ái quốc, suốt đời cuồn cuộn, mãnh liệt như “nước triều đông”; luôn lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ.
- Nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” (1.5 điểm)
+ Nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo, chống xâm lược, bảo vệ cuộc sống yên bình, no ấm của nhân dân.
+ Nhân nghĩa là đứng trên lập trường của nhân dân để tố cáo tội ác của kẻ thù.
+ Thực hiện đường lối chính trị nhân chính: “lấy chí nhân để thay cường bạo”, phát huy sức đại đoàn kết dân tộc.
+ Nhân nghĩa đối với kẻ thù.
3. Kết bài: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi luôn là tư tưởng cao quý, sáng ngời, xuyên suốt và chi phối cuộc đời và sáng tác của ông. (0.5 điểm)
C. Biểu điểm
- Điểm 4: Đáp ứng những yêu cầu trên. Văn viết có cảm xúc, có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Có thể mắc một số sai sót nhỏ.
- Điểm 2: Cơ bản hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Trình bày được khoảng nửa số ý trên. Văn viết chưa lưu loát, nhưng diễn đạt được ý, không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa nắm được nội dung và vấn đề đặt ra ở đề bài. Diễn đạt quá kém, mắc quá nhiều lỗi.
- Đểm 0: Sai lạc hoàn toàn cả nội dung và phương pháp.




	

File đính kèm:

  • docvan 10k.doc