Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2012-2013

doc18 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ 2 ngày 26 tháng 12 năm 2011
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra học kì i (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ 80 tiếng/phút)
II. Đồ dùng dạy học 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4-T1(gồm cả văn bản thông thường )
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để hs điền vào chỗ trống 
III. Hoạt động dạy học 
* Giới thiệu bài 
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:
HĐ1: Kiểm tra tập đọc
- Cách kiểm tra như sau: Từng hs lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài trong vòng 1-2 phút ) 
- HS đọc trong sgk (hoặc đọc HTL )1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu 
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, hs trả lời 
- GV cho điểm theo hướng dẫn của bộ GD-ĐT. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại ở tiết sau 
HĐ2: Lập bảng tổng kết
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu của đề bài 
- GV hỏi : Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều 
- Một hs đọc yêu cầu của đề bài . Cả lớp đọc thầm
- GV lưu ý hs : Chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể 
 (Có một chuỗi sự việc có đầu có cuối ,liên quan đến một hay nhiều nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa )
- Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm : Có chí thì nên và Tiếng sáo diều (HS phát biểu GV ghi bảng :
HS làm bài theo yêu cầu trong sgk 
HS sửa bài theo lời giải đúng 
Tên bài 
Tác giả 
Nội dung chính 
Nhân vật 
ông trạng thả diều 
Trinh Đường 
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học 
 Nguyễn Hiền
-Vua tàu thuỷ: Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam 
 Bạch Thái Bưởi từ tay trắng nhờ có chí đã làm nên sự nghiệp 
 Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng 
Xân Yến 
Lê- ô- nác - đô đa Vin – xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại 
Lê- ô- nác - đô đa Vin – xi
Người tìm đường lên các vì sao 
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toàn 
Xi -ôn – cốp –xki kiên trì theo đuổi ước mơ ,đã tìm được đường lên các vì sao. 
Xi -ôn – cốp –xki
Văn hay chữ tốt 
Truyện đọc1( 1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện chữ , đã nổi danh là người văn hay chữ tốt 
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung ( phần 1 –2 )
Nguyễn Kiên 
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ , hữu ích . Còn hai người bột yếu ớt gặp nước súyt bị tan ra.
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “ Ba cá bống ”
A- lếch –xâyTôn - xtôi
Bu- ra –ti- nô thông minh , mưu trí đã moi được tin bí mật về chiếc chìa khoá vang từ hai kẻ độc ác 
Bu- ra –ti- nô
Rất nhiều mặt trăng ( phần 1-2) 
Phơ - bơ
Trẻ em nhìn thế giới , giải thích về thế giới rát khác người lớn 
Công chúa nhỏ 
3. Củng có dặn dò 
 GV nhận xét tiết học và dặn những em chưa thuộc bài hôm nay về học để tiết sau kiểm tra lại 
--------------------------------------------------------------------
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 9 
I. Mục tiêu
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản
- HS hoàn thành được BT1, BT2
II. Hoạt động dạy học 
HĐ1: Dấu hiệu chia hết cho 9 
- GV ghi các ví dụ lên bảng. Y/c HS tính vào nháp:
 	 72 : 9 = 8 	 657 : 9 = 	 
	 182 : 9 = 	 451 : 9 =
- Gọi HS nêu kết quả - GV ghi bảng.
- HD HS tìm ta dấu hiệu chia hết cho 9:
	 72 : 9 = 8	 	 182 : 9 = 20 ( dư 2 )
	Ta có 7 + 2 = 9	Ta có : 1 + 8 + 2 = 11
	 	 	 9 : 9 = 1	 11 : 9 = 1 ( dư 2 )
	=> Dấu hiệu chia hết cho 9:
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
- Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
- HS nhắc lại nhiều lần :
- GV nêu VD để HS nhận biết : ( Ví dụ : số 972; 386; 504;.....)
HĐ2: Luyện tập
GV lần lượt cho hs làm các bài tập sau đó gọi chữa 
Bài 1: Số chia hết cho 9 là 
99; 108; 5643; 29385
Bài 2:Số không chia hết cho 9 là 
; 7853 ; 1097
*Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------------
Khoa học
không khí cần cho sự cháy 
I. Mục tiêu
- Làm thí nghiệm chứng tỏ:
 + Càng nhiều không khí càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
 + Muốn sự chấy diên ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn,... 
*KNS: - Kỹ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
II. đồ dùng dạy học 
Hình trang 70 ; 71 sgk 
II. Hoạt động dạy học 
HĐ1: tìm hiểu vai trò của ô- xi đối với sự cháy 
Bước 1 :- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng đã làm những thí nghiệm này 
HS đọc mục thực hành trang 70 sgk để biết cách làm 
Bước 2 : Các nhóm làm thí nghiệm và quan sát sự cháy của các ngọn nến 
Bước 3 : Đại diền các nhóm trình bày 
Kết luận : Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy lâu hơn 
HĐ2: Tìm hiểu cấch duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống 
Bước 1: 
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo
- HS thực hành thí nghiệm trang 70;71 sgk 
Bước 2: HS làm thí nghịêm 
Làm thí nghiệm mục 1 trang 70
Tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71 sgk 
Bước 3: 
Một số học sinh đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trao đổi của nhóm mình
Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
Kết luận : Để duy trì sự cháy càn liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông 
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học 
---------------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 27 tháng 12 năm 2011
Toán
 Dấu hiệu chia hết cho 3 
I. Mục tiêu
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- HS hoàn thành được BT1, BT2.
II. Hoạt động dạy học 
HĐ1: Dấu hiệu chhia hết cho 3 
a ) Ví dụ 
 63 : 3 = 21 91 : 3 = 30 ( dư 1)
Ta có : 6 + 3 = 9 Ta có : 9 + 1 = 10 
 	 9 : 3 = 3 10 : 3 = 3 (dư 1 )
 123:3 = 41 125 : 3 = 41 ( dư 2)
Ta có : 1+ 2 +3 = 6 Ta có : 1 + 2 + 5 = 8
 6 : 3 = 2 8 : 3 = 2 ( dư 2 ) 
b, Vậy các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3
HĐ2: Luyện tập
GV lần lượt cho hs làm các bài tập sau đó gọi chữa 
Bài 1 : 
Số chia hết cho 3 là
231 ; 1872 ; 92373
Bài 2 : 
Số không chia hết cho 3 là
; 6823 ;641311
*Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Ôn tập và kiểm tra học kì i (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước.
II. Đồ dùng dạy học 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4-T1(gồm cả văn bản thông thường )
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 3 để hs điền vào chỗ trống 
III. Hoạt động dạy học 
* Giới thiệu bài 
HĐ1:Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/6 HS trong cả lớp )
- Phần ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng ở tiết này dành để kiểm tra lấy điểm HTL
- Cách kiểm tra như sau:Từng hs lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài trong vòng 1-2 phút ) 
- HS đọc trong sgk (hoặc đọc TL) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu 
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc , hs trả lời 
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.HS nào đọc không đạt yêu cầu, gv cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại ở tiết sau 
HĐ2:Luyện tập
Bài 2:Đặt câu với từ ngữ thích hợp để nhận xét về nhân vật
-HS đọc yêu cầu của đề bài, làm vào vở bài tập 
-HS nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt , cả lớp và gv nhận xét 
Bài 3 : Chọn những thành ngữ , tục ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để khuyến khích hoặc khích lệ bạn
- HS đọc yêu cầu của đề bài, làm vào vở bài tập 
- HS nối tiếp nhau đọc những câu văn có sử dụng những câu thành ngữ , tục ngữ 
 - HS nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt , cả lớp và gv nhận xét 
* Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học và dặn những em chưa thuộc bài hôm nay về học để tiết sau kiểm tra lại 
------------------------------------------------------------------
Lịch sử
Kiểm tra học kì i 
I. mục tiêu 
HS dựa vào kiến thức ôn tập để kiểm tra kiếm thức của học kì một 
II. Hoạt động dạy học
HĐ1: GV viết đề lên bảng 
Câu 1: Chiến thắng Bạch Đằng do ai lãnh đạo ? Diễn ra vào năm nào ?Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng?
Câu1: Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất ?
Câu3: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
HĐ2: HS làm bài 
HĐ3: Thu bài 
* Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét giờ học.
 Thứ 4 ngày 28 tháng 12 năm 2011
Địa lí
kiểm tra học kì 1 
I. Mục tiêu
 Nội dung kiểm tra học kì:
 - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất của người dân Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
II. Hoạt động dạy học 
HĐ1: GV viết đề lên bảng 
Câu 1 : Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ? Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ? Nghề nào là nghề chính ?
Câu 2 : Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ . Vùng trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ?
Câu 3 : Tây Nguyên có những cao nguyên nào ? Nêu đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên?
HĐ2: HS làm bài 
HĐ3: Thu bài 
* Củng cố, dặn dò :- GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------------
Toán
 Luyện tập 
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- HS làm được BT1, BT2, BT3
II. hoạt động dạy học 
HĐ1: Ôn tập 
Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ;5;9;3
HĐ2:Thực hành 
GV cho hs lần lượt làm các bài tập trong sgk sau đó chữa bài 
Bài 1 :
a) Số chia hết cho 3 : 4563 ;2229 ;3576 ;66816 
b) Số chia hết cho 9: 4563 ; 66816
c) Số chia hết cho 3 nghưng không chia hết cho 9 : 2229 ; 3576 
Bài 2: HS thêm các chữ số thích hợp để được các số thích hợp 
a) 945 Số chia hết cho 9
b) 225 Số chia hết cho 3 
c) 762 Số chia hết cho 3 và chia hết cho 2
Bài 3 : HS làm bài vào vở sau đó đổi chéo cho nhau để kiểm tra 
a) Đ b) S c) S d) Đ
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I (tiết 3)
I. mục tiêu 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền.
II. Đồ dùng dạy học 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc 
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để hs điền vào chỗ trống 
III. Hoạt động dạy học 
* Giới thiệu bài 
HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/3 HS trong cả lớp )
HĐ2: Luyện tập 
- HS đọc yêu cầu của đề bài 
- GV hỏi : HS đọc thầm chuyện :Ông Trạng thả diều 
- HS đọc gsk nội dung ghi nhớ hai cách mở bài và hai cách kết bài 
- HS làm bài cá nhân 
HS trình bày kết quả làm bài của rmình, các bạn khác nhận xét bổ sung, GV nhận xét và đem ra kết luận 
a) Mở bài kiểu gián tiếp :
Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ . Đó là chú bé Nguyễn Hiền 
b) Kết bài kiểu mở rộng :
c) Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước Nam ta làm cho em càng thấm thía hơn những lời khuyên của ngừơi xưa: Có chí thì nên, có công mài sắt, có ngày nên kim 
* Củng cố ,dặn dò: GV nhận xét giờ học 
-------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Ôn tập và kiểm tra học kì I (tiết 4)
I. Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nhe- viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan).
HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ viết trên 80 chữ/15 phút); hiểu nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy học 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4-T1 (gồm cả văn bản thông thường )
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để hs điền vào chỗ trống 
III. Hoạt động dạy học 
* Giới thiệu bài 
HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL 
 (Kiểm tra 1/6 số hs trong lớp ) Thực hiện như tiết 1 
HĐ2: HS làm bài tập 
- HS làm bài tập 2( nghe viết : Đôi que đan )
- GV đọc toàn bài thơ : Đôi que đan . HS theo dõi trong sgk 
- HS đọc thầm bài thơ , chú ý những từ ngữ dễ viết sai . GV hỏi về nội dung bài thơ. (Hai chị em bạn nhỏ tập đan . Từ hai bàn tay của hai chị em, những mũ, những khăn, những áo của bà, của bé, của mẹ cha dần dần hiện ra .) 
- HS gấp sgk, GV đọc từng câu cho hs viết 
GV đọc lại bài một lượt nữa cho hs soát lại 
* Củng cố, dặn dò: Nhận xét ,dặn dò 
------------------------------------------------------------------------
Buổi 2
Chính tả
Ôn tập và kiểm tra học kì I (tiết 5)
I . Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt CH xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2)
III. Hoạt động dạy học 
* Giới thiệu bài 
HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/3 HS trong cả lớp )
(Tiến hành như tiết 1)
HĐ2: Bài tập
*HS đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở 
a) Danh từ 
Buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố huyện, em bé , mắt , mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tú Dí, Phù lá 
b) Động từ : dừng lại, chơi đùa 
c) Tính từ :Nhỏ , vàng hoe , sặc sỡ
* Đặt câu hỏi cho từng bộ phận được in đậm 
Buổi chiều, xe làm gì ?
Nắng phố huyện như thế nào ?
Ai chơi đùa trước sân ?
*Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học 
------------------------------------------------------------------------
Luyện Toán
ôn tập
I.mục tiêu: 
 Củng cố các kiến thức đã học về môn toán: Tìm thành phần chưa biết của phép tính, bốn phép tính với số tự nhiên, tính giá trị biểu thức, diện tích hình vuông
II. hoạt động dạy học 
 Hướng dẫn HS hoàn thành các BT sau 
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 - HS biết tính đúng các phép tính cộng, trừ, nhân ,chia 
 a. 345 +789098 b. 345810 – 5489 
 c. 3245 x 456 d. 34521 : 321 
Bài 2: Tìm x, biết:
 - Củng cố về tìm thành phần chưa biết
 a. 4320 + x = 9876 b. x – 2345 = 6789 
 c. x : 153 = 3 d. 1125 : x = 125
Bài 3: Tính giá trị biểu thức: 
 - HS biết cách tính giá trị của biểu thức
 45602 – 7380 x 2 = 5916 : 29 x 8 = 
 4715 x 385 – 2796 = 6885 : 153 +478 =
Bài 4: Tính diện tích của khu đất hình vuông có cạnh là 215 m.
 - HS biết tính diện tích của hình vuông 
 - GV chấm và chữa bài lên bảng 
* Củng cố ,dặn dò: GV nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt 
 ôn tập
I.mục tiêu: 
 - Củng cố các kiến thức đã học về môn Tiếng Việt: Luyện từ và câu
II. hoạt động dạy học 
 - Hướng dẫn HS hoàn thành các BT sau
Bài tập 1: Viết vào chỗ trống một câu hỏi dùng với mục đích khác để đáp ứng mỗi tình huống sau:
 - HS làm bài cá nhân – HS nối tiếp nhau nêu bài làm của mình
 a. Khen một người bạn có lòng tốt đã giúp đỡ mình một việc quan trọng: .
 b. Muốn bạn giúp mình một việc nào đó:
Bài tập 2: Viết một câu kể nói về một việc em làm ở nhà vào ngày nghỉ và gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu em vừa đặt.
- HS thi đua nhau đặt câu kể 
Bài tập 3: Thêm dấu chấm hỏi (?) vào những câu nào là câu hỏi:
Lâm xem hộ mình mấy giờ nhé
Tôi làm sao biết được bạn nghĩ gì
Ai làm chủ nhiệm lớp mình năm tới nhỉ
Vắng con mẹ có buồn không
HS trao đổi nhóm đôi làm bài – Chữa bài
Bài tập 4: Viết những tính từ sau vào cột cho phù hợp: 
xanh biếc, chắc chắn, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, trong suốt, mênh mông, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà
Tính từ chỉ màu sắc
Tính từ chỉ hình dáng
Tính từ chỉ tính chất, phẩm chất
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài vào bảng phụ
 - Chữa bài nhận xét
* Củng cố ,dặn dò: GV nhận xét giờ học. 
Thứ 3 ngày 3 tháng 1 năm 2012
(Dạy bài ngày thứ 5 tuần 18)
Toán
Luỵên tập chung 
I. mục tiêu 
Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 ; 5 ; 3; 9 trong một số tình huống đơn giản
- HS làm được BT1, BT2, BT3
II. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra:
Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ; 5 ; 3; 9
2. Bài mới:
HĐ1: Thực hành
Bài 1 : HS đọc yêu cầu và làm bài tập 
a) Các số chia hết cho 2 :4568;2050;35766
b) Các số chia hết cho 3: 2229 ; 35766
c) Các số chia hết cho 5 :7435 ; 2050
d) Các số chia hết cho 9: 35766
Bài 2 :
a) Các số chia hết cho 5 và 2 là : 64620 ;5270 
b) Các số chia hết cho 3 và 2 là :57243 ; 64620 
c) Các số chia hết cho 2;3;5 và 9 là : 64620
Bài 3:
a) 528;558;588
b) 603;693
c) 240
d) 354
* Củng cố ,dặn dò: GV nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
ôn tập và kiểm tra học kì i (tiết 6)
I. mục tiêu 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).
II. Hoạt động dạy học 
* Giới thiệu bài 
HĐ1:Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/6 HS trong cả lớp )
(Tiến hành như tiết 1)
HĐ2: Luyện tập:
 HS đọc yêu cầu của bài ra 
a) Quan sát một đồ dùng học tập , chuyển kết quả quan sát thành dàn ý 
- HS chọn một đò vật để quan sát 
- Từng hs quan sát đồ dùng của mình 
- HS viết thành dàn ý miêu tả 
b) Viết mở bài theo kiểu gián tiếp và mở bài theo kiểu mở rộng 
- HS viết sau đó lần lượt từng em nối tiếp nhau đọc bài làm của mình . Các bạn khác nhận xét bổ sung 
- Viết mở bài theo kiểu gián tiếp: Sách, vở, bút, giấy, mực, thước kẻ là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những ngừơi bạn ấy, tôi muốn kể về câu bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ xa tôi .
- Viết mở bài theo kiểu mở rộng:
* Củng cố ,dặn dò: GV nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------
Buổi 2
Luyện Toán
ôn tập
I./mục tiêu:
 Củng cố các kiến thức đã học về môn toán: Tìm thành phần chưa biết của phép tính, bốn phép tính với số tự nhiên, tính giá trị biểu thức.
II. hoạt động dạy học 
 - Hướng dẫn HS hoàn thành các BT sau
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
 - Củng cố về bốn phép tính công, trừ, nhân, chia
 a. 124530 + 65087 =
 b. 4308975 – 21657 =
 c. 32456 x 320 =
 c. 123460 : 456 =
Lưu ý HS cách đặt tính
Bài tập 2: Tìm y, biết:
 - HS biết tìm thành phần chưa biết
 a. y +1234 = 5678 b. 1725 : (y x 5) = 5 
 c. y – 2345 = 6789 d. 5320 : y = 76 
 - GV chấm và chữa bài
Bài 4 : Một hỡnh vuụng cú diện tớch 81cm2.Và một hỡnh chữ nhật cú chu vi bằng 176cm và chiều rộng bằng cạnh của hỡnh vuụng đú .
a) Tớnh chu vi hỡnh vuụng đú.
b) Tớnh diện tớch của hỡnh chữ nhật đú.
 - GV hướng dẫn hs 
* Củng cố ,dặn dò: GV nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------
Luyên Luyện từ và câu
ôn tập
I. mục tiêu: 
 Củng cố về vốn từ về ý chí nghị lực. Câu hỏi ,bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? 
II. Hoạt động dạy học:
 - Gv hướng dẫn HS làm cacs bài tập sau
Bài 1: Tìm tính từ có trong đoạn văn sau:
 Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ Tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹ. Lời nói của cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
 Bài 2: Chép lại hai câu tục ngữ nói về ý chí nghị lực.
 Bài 3: Nối từng câu hỏi ở bên trái với mục đích của câu hỏi đó ở bên phải cho phù hợp:
 A B
a. Em có học bài không nào? Đề nghị
b. Mẹ có thể mua cho con một quyển vở mới không ạ? Khuyên bảo
c. Sao nhà cậu đẹp thế? Khen
d. Cậu mới bị cô phạt chứ gì? Chê
e. Sao nó dại thế nhỉ? Khẳng định
g. Cậu muốn bị đòn hay sao mà đi chơi suốt cả ngày?
Bài 4: Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình?
Bài 5: Viết bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của từng câu vào bảng.
Câu
Bộ phận chủ ngữ
Bộ phận vị ngữ
a. Cha tội làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà
.
..
b. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
.
.
c. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
.
..
.
 - Chữa bài – Nhận xét
 - Chấm 1 số bài
* Củng cố ,dặn dò: GV nhận xét giờ học. 
 Thứ 6 ngày 8 tháng 1 năm 2010
Tập làm văn
Kiểm tra 
I. mục tiêu 
- Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng việt lớp 4 HKI (TL đã dẫn).
II. Hoạt động dạy học 
HĐ1: GV ghi đề ở bảng 
a) Chính tả nghe viết : Chiếc xe đạp của chú Tư 
b) Tập làm văn :Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích 
HĐ2: GV đọc bài: Chiếc xe đạp của chú Tư cho hs chép .
 HS làm bài tập làm văn 
* Củng cố ,dặn dò: GV nhận xét giờ học. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Kiểm tra học kì i 
I. mục tiêu 
Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Đọc viết so sánh số tự nhiên: hàng, lớp.
- Thực hiện phép cộng, trừ các số đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp; nhân với số có hai, 3 chữ số; chia với số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Chuyển đổi thực hiện phép tính với số đo khối lượng, số đo diện tích đã học.
- Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù, hai đường thẳng song song, vuông góc.
- Giải toán có đến 3 bước tính trong đó có các bài toán: Tìm số trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Hoạt động dạy học 
* GV viết đề lên bảng
Phần 1 :
Mỗi bài tập dưới đây nêu kèm theo một số câu hỏi A;B;C; D. Hãy khoanh tròn trước câu trả lời đúng
1: Kết quả của phép cộng 572863 + 280192 là :
A) 852955 ;B) 853955 ;C) 853055 ;Đ)852055
2: Kết quả của phép trừ 728035 - 49382 là
A) 678753 ;B.234215 ;C. 235215 D. 678653
3: Kết quả của phép nhân :237 x 42 là
A. 1312 B. 1422 C. 9954 D. 8944
4: Kết quả của phép chia 9776 : 47 là
28 B. 208 C. 233(dư 25) D.1108
5: Số thích hợp viết vào chỗ chấm của 3 m2 5 dm 2 =.............. dm 2
A. 35 B. 305 C. 305 D. 3050
Phần 2:
1: Ba hình chữ nhật 1;2;3 có cùng chiều dài và có cùng chiều rộng , xếp được một hình vuông có cạnh là 12 cm ( xem hình vẽ ) A B
a) Cạnh BM cùng vuông góc với các cạnh nào?
b) Cạnh AB cùng song song với các cạnh nào ? D C
c) Tính diện tích hình vuông ABMN
d) Tính diện tích mỗi hình 1;2;3 K H
 N M
Bài 2 :Một đội công nhân trong hai ngày sửa được 3450 m đường. Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ hai 170 m đường . Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường ?
*GV thu bài , nhận xét
*Biểu điểm :
Phần 1 : 4điểm
Mỗi lần khoanh và câu trả lời đúng được 0,8 điểm
Kết quả : 1C; 2.D ; 3.C ;4. B ; 5. C
Phần 2 : 5 Điểm
Bài 1 : 3 điểm
a) Cạnh BM cùng vuông góc với các cạnh AB; DC; KH ;MN
b) Cạnh AB cùng song song với các cạnh DC ; KH ; MN
c) Diện tích hình vuông ABMN là 12 x 12 = 144 ( cm2)
d) Điện tích mỗi hình 1;2;3là 144 : 3 = 48 ( cm2)
Bài 2: 2điểm
Ngày thứ nhất đội sửa được số mét đường là
(3450- 17 0) :2 = 1640 (m)
Ngày thứ hai đội sửa được số mét đường là
+ 170 = 1810 (m)
Đáp số :Ngày thứ nhất : 1640 m
Ngày thứ hai:1810 m
*Trình bày 1 điểm
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
không khí cần cho sự sống 
I. mục tiêu 
Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sông được.
II. Hoạt động dạy học 
HĐ1 : Tìm hiểu vài trò của không khí đối với đời sống của con người 
Bước 1: GV yêu cầu cả lớp làm theo hướng dẫn ở mục thực hành trang 72 của sách gsk và phát biểu và nhận xét 
Bước 2: GV yêu cầu hs nín thở , mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở 
Bước 3: GV yêu cầu hs dựa vào tranh ảnh , hs nêu vai trò của không khí đối với đời sống của con người 
HĐ2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với đời sống thực vật và động vật 
GV yêu cầu hs quan sát hình 3 ; 4 sgk và trả lời câu hỏi 
Tại sao sâu bọ và cây trong hình lại bị chết?
Nêu vai trò của không khí đối với đời sống thực vật ?
Nêu vai trò của không khí đối với đời sống động vật? 
HĐ3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô- xi 
Bước 1: GV yêu cầu hs quan sát hình 5 ; 6 sgk theo cặp và nói 
+ Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước (bình ô- xi)
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan (máy bơm không khí vào trong nước)
Bước 2: 
HS trình bày kết quả quan sát hình 5 ; 6 sgk trang 73 
HS thảo luận các câu hỏi 
Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật , thực vật 
Thành phần nào trong không khí cần cho sự thở 
Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô- xi ?
(Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần được cấp cứu,.............)
Kết luận : con người , động vật , thực vật muốn sống được cần có ô- xi để thở 
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Kể chuyện
kiểm tra
I. mục tiêu 
Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu tiêu chí r

File đính kèm:

  • doctuan18.doc