Đề khảo sát thi học sinh giỏi môn Tiếng việt Lớp 4

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát thi học sinh giỏi môn Tiếng việt Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
Thời gian: 70 phút.
	Câu 1. Các từ in đậm trong hai đoạn văn dưới đây là từ ghép hay từ láy ? 
Vì sao ?
Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
(Theo Hoàng Lê)
Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao giản dị, chí khí như người.
(Thép Mới)
Trả lời:
Các từ ghép có trong hai đoạn văn là: nhân dân, bờ bãi (đoạn a); dẻo dai, chí khí (đoạn b).
Bởi vì các tiếng trong từng từ có quan hệ với nhau về nghĩa. Các từ này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy, nhưng không phải từ láy.
Các từ láy có trong hai đoạn văn là: nô nức (đoạn a); mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp (đoạn b). 
Bởi vì các tiếng trong từng từ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu).
Câu 2. Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của các câu trong đoạn văn a và đoạn văn b của bài tập 1.
Nhân dân / ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng.
 CN VN
Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng / lại 
 TN CN
nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
 VN
Dáng tre / vươn mộc mạc, màu tre / tươi nhũn nhặn.
 CN VN CN VN
Tre / trông thanh cao giản dị, chí khí như người.
CN VN
Câu 3. Cho đoạn văn sau:
Biển luôn thay đổi tùy theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
(Vũ Tú Nam)
Tìm từ ghép trong các từ in đậm ở đoạn văn trên, rồi xếp vào hai nhóm: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
Tìm từ láy trong các từ in đậm ở đoạn văn trên, rồi xếp vào ba nhóm: láy âm; láy vần; láy cả âm và vần.
Trả lời:
Các từ ghép có trong đoạn văn:
Từ ghép tổng hợp: thay đổi, buồn vui, tẻ nhạt, đăm chiêu
Từ ghép phân loại: xanh thẳm, chắc nịch, đục ngầu.
b)Các từ láy có trong đoạn văn:
- Láy âm đầu: mơ màng, nặng nề, lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng.
- Láy vần: sôi nổi.
- Láy cả âm và vần (láy tiếng): ầm ầm
Câu 4. Trong bài thơ Lời chào, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có viết:
	Đi đến nơi nào
	Lời chào đi trước
	Lời chào dẫn bước
	Chẳng sợ lạc nhà
	Lời chào kết bạn
	Con đường bớt xa.
Đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa của lời chào trong cuộc sống của chúng ta như thế nào ?
Bài làm
	Tục ngữ có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Thật đúng như vậy. Lời chào giúp ta dễ làm quen và gần gũi với mọi người. Dù đi đến nơi nào xa lạ, nếu ta cất lời chào hỏi lễ phép, mọi người sẽ sẵn sàng chỉ dẫn cho ta đến nơi cần đến. Lời chào có ý nghĩa đẹp đẽ như vậy nên đã được nhà thơ nhân hóa thành người bạn “dẫn bước” ta đi đến đích, “chẳng sợ lạc nhà”
	Lời chào dẫn bước
	Chẳng sợ lạc nhà
	Lời chào còn giúp ta “kết bạn” đẻ cùng có thêm niềm vui trên đường đi, làm cho ta cảm thấu con đường dường như bớt xa.
	Lời chào kết bạn 
	Con đường bớt xa.
	Có thể nói: ời chào có ý nghĩa thật đẹp đẽ trong cuộc sống chúng ta; lời chào xứng đáng là người bạn thân thiết, gắn bó bên ta mãi mãi.
Câu 5. Hãy miêu tả tấm bản đồ Việt Nam mà em từng quan sát trên lớp hay ở nhà (hoặc ở một nơi nào đó).
Gợi ý:
	+ Mở bài: Giới thiệu tấm bản đồ Việt Nam do em chọn tả.
	+ Thân bài: 
Tả bao quát (một vài nét chung về hình dáng, màu sắc, của tấm bản đồ Việt Nam.
Tả chi tiết một vài khu vực có đặc điểm nổi bật trên tấm bản đồ Việt Nam ( Có thể kết hợp nêu suy nghĩ, liên tưởng của em về vùng đất gợi ra trên tấm bản đồ đất nước,)
+ Kết bài: Viết theo kiểu mở rộng.
Bài tham khảo
Lớp học của em trang trí không cầu kì nhưng nhìn vào rất ấn tượng, trang nghiêm. Phía trước, ngay trên bảng đen là chân dung Bác Hồ, còn phía cuối lớp là tấm bản đò Việt Nam cỡ lớn. Chúng em rất thích xem bản đồ ấy.
Tấm bản đồ được in bằng giấy trắng đẹp, có hình chữ nhật với chiều dài hơn một mét, bề ngang khoảng tám mươi phân. Nhìn lên bản đồ, em thấy đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta có dáng công cong hình chữ S, nằm sát ngay bên bờ Biển Đông. Tấm bản đồ địa hình in nhiều kí hiệu và màu sắc khác nhau. Xanh nước biển là màu của biển, xanh lá mạ là màu của đồng bằng, xanh đậm là màu của rừng núi, Nhìn màu xanh vời vợi trên bản đồ, em như thấy tiếng lao xao, rì rầm của biển. Em mơ ước trở thành một cô (anh lính ) hải quân tay cầm súng đứng hiên ngang trên mũi tàu để bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. Nhìn màu xanh lá mạ của đồng bằng Bác Bộ, Đồng bằng Nam Bộ em thấy như hiện ra những biển lúa tít tắp tận chân trời
Trên tấm bản đồ Việt Nam, nổi bật một ngôi sao năm cánh màu đỏ. Đó chính là Thủ đô Hà Nội thân yêu, nơi xưa kia Lý Công Uẩn từng đặt tên là Thăng Long. Đây cũng là nơi Bác Hồ kính yêu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trên quảng trường Ba Đình lịch sử và là nơi Bác đang yên giấc ngủ nghìn thu.
Nhìn tâms bản đồ treo trang trọng trong lớp, em tự nhủ với mình phải học tập thật tốt, thật giỏi, phải rèn luyện sức khỏe cho thật khỏe mạnh, cơ thể thật cường tráng để sau này lớn lên góp sức vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

File đính kèm:

  • docDe thi HSG tieng Viet.doc