Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 12 - Trần Thị Thanh Hảo

doc24 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 12 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12
Thứ hai, ngày 17 tháng 11 năm 2008 
Đạo đức
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (Tiết 1)
I. Mục tiêu :
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thọai là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhấc và đặt máy điện thọai nhẹ nhàng.
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại, thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình.
- Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai khi nhận và gọi điện thọai .
- Thực hiện nhận và gọi điện thọai lịch sự.
- Tôn trọng từ tốn, lễ phép khi nói chuyện điện thọai.
- Đồng tình với các bạn có thái độ đúng và không đồng tình với các bạn có thái độ sai khi nói chuyện điện thoại.
II. Chuẩn bị:
- Bộ đồ chơi điện thọai 
III. Các họat động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ 
- Muốn nghười khác giúp đỡ ta phải nói lời gì ?
- Nói lời yêu cầu, đề nghị, nhẹ nhàng, lịch sự thể hiện điều gì ? GV nhận xét – ghi điểm.
Giới thiệu bài:“ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại”
2. Họat động 2 : Thảo luận nhóm 
1. GV cho HS đóng vai 2 bạn đang nói chuyện điện thoại.
- 2 HS lên đóng vai nói chuyện điện thoại. Nội dung: (VBT Đạo đức lớp 2/ trang 36)
2. Đàm thoại :
- Khi nghe điện thọai reo, Vinh đã làm gì ? nói gì ?
- Nam hỏi thăm Vinh qua điện thọai như thế nào ?
- Em có thích cách nói chuyện của 2 bạn qua điện thọai không ? tại sao?
- Em học được điều gì qua hội thọai trên? 
3. GV kết luận : Khi gọi và nhận điện thọai em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
3. Hoạt động 3 : Sắp xếp câu thành đọan hội thoại 
- GV viết 1 số câu hội thọai vào các tấm bìa giao cho 5 nhóm.
- HS đọc nội dung từng tấm bìa.GV gọi 4 HS lên cầm 4 tấm bìa đứng thành hàng ngang.
- Lớp quan sát và suy nghĩ. GV gọi HS lên sắp xếp lại các tấm bìa cho hợp lí.
- GV hỏi:Đoạn hội thọai giữa ai với ai ? Bạn nhỏ nói điện thọai đã lịch sự chưa? Vì sao?
4. Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm
1. HS thảo luận theo nhóm nội dung sau:
Hãy nêu việc làm khi nhận và gọi điện thọai ?
Lịch sự khi nhận và gọi điện thọai thể hiện điều gì ?
2. Đại diện từng nhóm trình bày. 
3. Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
GV kết luận : Khi nhận và gọi điện thọai cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng , ngắn gọn, nhấc và đặt máy nhẹ nhàng, không nói to, nói trống không.Lịch sự khi nhận và gọi điện thọai là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
5. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học. Về học bài, về vận dụng vào thực tế tốt.
Tiết 34
Tập đọc
SỰ TÍCH CÂY VŨ SỮA (Tiết 1 )
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý. 
- Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong, đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con.
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.
 II. Chuẩn bị: 
 - Tranh minh hoạ
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạyhọc:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc bài: “ Cây xoài của ông em”,
- Trả lời câu hỏi. GV nhận xét, ghi điểm.
+ Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát ?
+ Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất ?
Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc
2. Hoạt động 2:Luyện đọc 
2.1. GV đọc mẫu toàn bài.
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: trổ ra, run rẩy, xuất hiện, đỏ hoe, căng mịn, xoà cành, la cà, vú sữa, nở trắng.
b) Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
+ Đoạn 2: cần tách làm 2: “Không biếtnhư mây”, “ Hoa rụngvỗ về”
- Hướng dẫn HS đọc: 
+ Một hôm, vừa đói vừa khát / lại bị trẻ lớn hơn đánh / cậu mới nhớ đến mẹ / liền tìm đường về nhà. //
+ Hoa tàn, / quả xuất hiện, / lớn nhanh, / da căng mịn, / xanh óng ánh, / rồi chín.//
- GV giải nghĩa tứ mới :vùng vằng, la cà. GV giải nghĩa thêm: mỏi mắt chờ mong, trổ ra, đỏ hoe, xoà cành
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.( đoạn 4)
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 56
Toán
TÌM SỐ BỊ TRỪ
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ.
- Củng cố về vẽ đoạn thẳng và tìm điểm cách nhau của 2 đoạn thẳng.
- Bỏ bài 1 câu c, g
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ, tờ bìa kẻ 10 ô vuông, kéo
III. Các hoạt động dạyhọc:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS làm bảng con. 2 HS làm bảng lớp. GV nhận xét, cho điểm.
62 - 27, 72 - 15, 53 + 19, 36 + 36
Giới thiệu bài: Tìm số bị trừ
2. Hoạt động 2:Giới thiệu cách tìm số bị trừ chưa biết
- GV: Gắn 10 ô vuông lên bảng. Hỏi: Có mấy ô vuông? (10)
- GV tách 4 ô vuông ra và nêu: Lúc đầu có 10 ô vuông, lấy đi 4 ô vuông, còn lại mấy ô vuông? ( 6 ô vuông. HS nêu phép trừ: 10 – 4 = 6. Cho HS nêu tên gọi
- GV: Nếu che lấp số bị trừ trong phép trừ trên thì làm thế nào tìm được số bị trừ ?
- Cho HS thể hiện số bị trừ chưa biết:
..- 4 = 6 - 4 = 6 ? - 4 = 6
GV: Ta gọi số bị trừ chưa biết là x, khi đó ta được: x – 4 = 6
X: số bị trừ, 4: số trừ 6: hiệu
- HS nêu cách tìm số bị trừ.GV chốt: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- HS tự viết vào bảng con: x – 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Bỏ câu c, g
HS làm trên bảng con. GV nhận xét .a. x = 12 b. x = 27 d. x = 32 e. x = 28 
Bài3: 
HS thi tiếp sức theo nhóm. GV nhận xét.
Bài 4: 
HS vẽ vào vở. GV nhận xét. 
4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. xem lại bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 35
Tập đọc
SỰ TÍCH CÂY VŨ SỮA (Tiết 2 )
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý. 
- Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong, đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con.
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.
 II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạyhọc:
1. Hoạt động 1:Tìm hiểu bài
- Câu 1: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
- Câu 2: 
+ Vì sao cậu bé tìm đường về nhà ?
+ Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
a. Tiếp tục la cà khắp nơi
b. Gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy cây xanh trong vườn mà khóc.
c. Chạy đi tìm mẹ.
- Câu 3: Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào? Thứ quả lạ ở cây này có gì lạ ?
- Câu 4: Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
a. Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con.
b. Cây xoà cành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về.
c. Cả 2 câu trên
- Câu 5: Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì?
2. Hoạt động 2 :Luyện đọc lại
- Các nhóm cử đại diện thi đọc lại chuyện.
- Cả lớp, GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện này nói lên điều gì ?
(Nói lên tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.)
- Nhận xét tiết học. Đọc bài ở nhà. Xem trước tiết kể chuyện.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 57
Thứ ba, ngày 18 tháng 11 năm 2008 
Toán
13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13 - 5
I. Mục tiêu:
- Tự lập bảng trừ có nhớ dạng 13 – 5 và bước đầu thuộc bảng trừ.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán.
- Bỏ bài 1 câu b
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ, 1bó que tính và 3 que tính rời, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con. GV nhận xét, cho điểm.
a. x -10 = 50 b. x – 7 = 21 c. x – 9 = 18
Giới thiệu bài : “13 trừ đi một số: 13-5 ”
2.Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ dạng 13-5, lập bảng trừ ( 13 trừ đi một số)
Buớc 1: Giới thiệu
- Nêu bài toán : Có 13 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?
- GV nêu 13- 5 =?.( GV kết hợp cài que tính vào bảng)
Bước 2: Đi tìm kết quả
- HS thao tác với các que tính để tìm kết quả của phép trừ : 13-5 =?
- HS nêu cách tìm kết quả. Vậy : 13-5= 8
Bước 3: Đặt tính rồi tính. 
- 1 HS lên bảng đặt tính. Sau đó nêu lại cách làm của mình. 
 - 13 · 3 không trừ được 5 lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1
 5 · 1 trừ 1 bằng 0, viết 0
 08 
Lập bảng công thức: 13 trừ đi một số.
- HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ, 2 HS lên bảng lập công thức.
- GV tổ chức cho HS học thuộc lòng.
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Bỏ câu b
- HS thi tiếp sức theo nhóm. GV nhận xét.
Bài 2: HS làm trên bảng con.GV nhận xét.
Bài 3: HS làm bài vào vở. GV nhận xét. 
Bài 4: 1 HS đọc đề bài.GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt. 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.( Đáp số :7 xe đạp )
4. Củng cố, dặn dò:Nhận xét tiết học. Học thuộc bảng 13 trừ đi môt số.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 23
Chính tả
SỰ TÍCH CÂY VŨ SỮA
I. Mục đích yêu cầu:
1. Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn truyện : “Sự tích cây vú sữa”.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt: ng/ ngh, ch / tr 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi quy tắc ng / ngh
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp: con gà, thác ghềnh, sạch sẽ, cây xanh.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- GV đọc đoạn bài, 2 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung: 
+ Từ các cành lá, những đài hoa xuất hiện như thế nào?(Trổ ra bé tí,nở trắng như mây )
+ Quả lạ xuất hiện ra sao ?(Lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín)
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Bài chính tả có mấy câu? (Có 4 câu)
+ Những câu nào có dấu phẩy ? Em hãy đọc lại câu đó ? (HS đọc câu 1, 2, 4)
- HS nêu các tiếng khó, GV phân tích các tiếng khó. HS đọc lại.
- Học sinh viết bảng con: cành lá, đài hoa, căng mịn,trào ra, dòng sữa.
c. GV đọc. Học sinh viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
d.Chấm, chữa bài :
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi, GV hướng dẫn HS soát lỗi.
- Chấm 5,7 bài, GV nêu nhận xét rút kinh nghiệm.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập
Bài 1: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào bảng con. GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 2 HS nhắc lại quy tắc chính tả: ngh +i, e, ê ; ng+ a, o, ô, ơ
Bài (3): 
-1 HS đọc yêu cầu bài bài 3a.1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà sửa lỗi (nếu có). HS chép chưa đạt về nhà chép lại.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 12
Tự nhiên xã hội
ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
- Kể tên nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà.
- Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
- Biết cách sử dụng và bảo quản 1 số đồ dùng trong gia đình.
- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ trong SGK, Phiếu bài tập “ Những đồ dùng trong gia đình”
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: “ Đồ dùng trong gia đình”
1. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa theo cặp
Mục tiêu: Kể tên nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà. Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- HS quan sát hình 1, 2, 3 trả lời. Kể tên đồ dùng có trong từng hình, chúng để làm gì?
- HS chỉ, nói tên và công dụng của từng đồ dùng được vẽ trong SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS lên trình bày. Các em khác bổ sung. Đồ dùng nào Hs không biết, GV sẽ hướng dẫn giải thích công dụng của chúng.
Bước 3: Làm việc theo nhóm. 
Phiếu bài tập
STT
Đồ gỗ
Sứ
Thuỷ tinh
Đồ dùng sử dụng điện
- Đại diện các nhóm trình bày.
Kết luận: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. 
2. Hoạt động 2: Thảo luận sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình.
Mục tiêu: Biết cách sử dụng và bảo quản 1 số đồ dùng trong gia đình, có ý thức cẩn thận, ngăn nắp. 
Cách tiến hành:
Bước 1: HS làm việc theo cặp
- HS quan sát hình 4, 5, 6 nói xem các bạn trong hình làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì? Thảo luận: 
+ Muốn đồ dùng bằng sứ, thuỷ tinh bền đẹp ta phải lưu ý điều gì?
+ Đối với bàn ghế giường tủ ta phải giữ gìn như thế nào?
+ Khi sử dụng đồ điện ta phải lưu ý điều gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp. Nhóm trình bày. Cả lớp bổ sung.Kết luận
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 12
Kể chuyện
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện bằng lời kể của mình. Biết dựa theo từng ý tóm tắt, kể lại được phần chính của câu chuyện
- Biết kể đoạn kết của câu chuyện theo mong muốn của riêng mình.
2. Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể,biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ ghi các ý tóm tắt ở bài 2
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 HS kể chuyện: “Bà cháu”. GV nhận xét.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.
Mục tiêu: Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện bằng lời kể của mình. Biết dựa theo từng ý tóm tắt, kể lại được phần chính của câu chuyện. Biết kể đoạn kết của câu chuyện theo mong muốn của riêng mình. Có khả năng nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành:
2.1. Kể lại đoạn 1 bằng lời của em
- GV giúp HS nắm được yêu cầu kể chuyện: kể đúng ý trong chuyện có thể thay đổi, thêm bớt từ ngữ, tưởng tượng thêm chi tiết.
- 3 HS kể đoạn một bằng lời của mình. GV nhận xét chỉ dẫn thêm về cách kể.
2.2. Kể phần chính của câu chuyện dựa theo tóm tắt.
- GV treo bảng phụ ghi tóm tắt
- HS tập kể theo nhóm ( mỗi em kể một ý, nối tiếp nhau )
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp ( mỗi em kể hai ý ). GV, cả lớp bình chọn HS kể tốt nhất.
2.3. Kể đoạn kết của câu chuyện theo mong muốn
- GV nêu yêu cầu 3.
- HS tập kể theo nhóm
- Thi kể trước lớp. Gv nhận xét bình chọn nhóm kể hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS khá kể lại toàn truyện. GV khen ngợi những HS kể chuyện hay, những học sinh nghe bạn kể chuyện chăm chú nêu nhận xét chính xác lời kể của bạn. 
- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe, chú ý nối 3 đoạn kề theo 3 yêu cầu để thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 23
Thể dục
TRÒ CHƠI: “NHÓM BA NHÓM BẢY”- ÔN BÀI THỂ DỤC
I. Mục tiêu:
- Học trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy”.Yêu cầu biết cách chơi và và bước đầu biết tham gia trò chơi.
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Bỏ đi đều
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm:Sân trường vệ sinh, an toàn
- Phương tiện: còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên 
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu, sau đó cho HS đứng lại, quay trái và giãn cách một sải tay
- Trò chơi tự chọn
2.Phần cơ bản :
- Trò chơi: “ Nhóm ba, nhóm bảy”
- Đi đều : bỏ
- Ôn bài thể dục phát triển chung
+ Cả lớp tập 
+ Chia tổ tập luyện.
+ Thi giữa các tổ.
3. Phần kết thúc: 
- Cúi người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
8 phút
2’
2’
2’
 60-80m
1’
1
20 phút
10’
10’
2 x 8 nhịp
7 phút
2’
2’
2,
1’
Nhận lớp 
==========
==========
==========
==========
5GV
HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
5GV
====
====
====
====
5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 12
Thứ tư, ngày 19 tháng 11 năm 2008 
Âm nhạc
ÔN BÀI HÁT: CỘC CÁCH TÙNG CHENG
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ GÕ DÂN TỘC
I. Mục tiêu:
- Hát chuẩn xác và tập biểu diễn. 
- Biết tên gọi và hình dáng một số nhạc cụ gõ dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Tập hát của lớp 1,thanh phách
- Băng nhạc, máy nghe.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
3 HS hát bài “Cộc cách tùng cheng”. GV nhận xét. 
2. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát : “Cộc cách tùng cheng”
Mục tiêu: Hát chuẩn xác và tập biểu diễn.
 Cách tiến hành:
- Cả lớp cùng hát bài hát 1 lần.
- Từng nhóm hát, chia nhóm hát kết hợp trò chơi.
- HS hát luân phiên theo nhóm, bàn, hát đối đáp từng câu.
+ Dãy 1: Hát lời bài hát.
+ Dãy 2: Hát trên âm la. 
- Sau đó đổi ngược lại.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
- Một số HS hát lại bài hát.
- Cả lớp hát lại bài 2 lần. GV nhận xét.
3. Hoạt động 3: Tập biểu diễn bài hát. 
Mục tiêu:. Tập biểu diễn bài hát. 
Cách tiến hành:
- Hát đơn ca, tốp ca, song ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- Biểu diễn trước lớp.
4. Hoạt động 4: Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc
Mục tiêu: Biết tên gọi và hình dáng một số nhạc cụ gõ dân tộc.
Cách tiến hành:
- HS quan sát tranh: thanh la, mõ, song loan, trống.
- HS biểu diễn bài hát Cộc cách tùng cheng nhạc cụ gõ đệm.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Tập hát, gõ đệm, vận động phụ hoạ .
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 58
Toán
33 - 5
I.Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 33-5
- Áp dụng phép trừ có nhớ dạng 33 – 5 để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau, về điểm.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, 3 bó que tính và 3 que tính rời, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: 13-6, 13-9, 13-7, 13-5. 5 
- HS đọc bảng trừ.GV nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : “33 - 5”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 33 - 5
Buớc 1: Giới thiệu
- Nêu bài toán : Có 33 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?
- GV nêu 33-5 =?.(GV kết hợp cài que tính vào bảng)
Bước 2: Đi tìm kết quả
- HS thao tác với các que tính để tìm kết quả của phép trừ : 33 - 5 =?
- HS nêu cách tìm kết quả. 
Bước 3: Đặt tính rồi tính..
- Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính.
 - 33 · 3 không trừ được 5 lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1
 5 · 3 trừ 1 bằng 2, viết 2
 28
- Chú ý tính từ phải sang trái. Vậy : 33 – 5 = 28
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS làm trên bảng con.GV nhận xét.
Bài 2: HS làm bài vào vở. GV nhận xét. 
Bài 3:Tìm x
a. x = 27 b. x = 35 c.x = 58
Bài 4: HS vẽ vào bảng con. Sau đó vẽ chín chấm tròn trên đoạn thẳng.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Xem lại bài, học thuộc bảng 13 trừ đi một số.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 12
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM – DẤU PHẨY
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.
- Biết đặt dấu phẩy ngăn cách các bộ phận giống nhau trong câu.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ, tranh minh hoạ bài 1 trong sách.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 HS nêu từ ngữ chỉ đồ vật trong gia đình và tác dụng của mỗi đồ vật. 
- HS cả lớp ghi bảng con. GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.
Bài 1: 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài: ghép tiếng theo mẫu trong SGK để tạo thành các từ chỉ tình cảm gia đình.
- 2 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào nháp. HS đọc bài làm. GV nhận xét, chốt lời giải đúng. (yêu thương, thương yêu, thương mến, mến thương, kính mến, quý mến, yêu quý, yêu mến, kính yêu)
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài : chọn từ điền vào chỗ trống. HS nêu miệng. GV nhận xét.
VD: Cháu kính yêu ông bà.Cháu yêu quý cha mẹ.Em yêu mến anh chị.
3. Hoạt động 3: Đặt câu có từ chỉ hoạt động, thực hành dấu phẩy.
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Lớp quan sát tranh, đặt câu theo đúng nội dung tranh.
Em bé ngủ trong lòng mẹ. Bạn học sinh đưa cho mẹ xem quyển vở ghi điểm mười. Mẹ khen con gái rất giỏi.
Bài 4: 
- GV đọc yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm lại.
- GV chữa mẫu câu a: Chăn màn, quần áo là những bộ phận giống nhau trong câu. Giữa các bộ phận đó cần đặt dấu phẩy
- HS làm bảng phụ. GV chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Tìm thêm những từ chỉ tình cảm gia đình. (chăm lo, săn sóc, nuôi nấng, bảo ban, chỉ bảo, khuyên nhủ)
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 12
Thủ công
ÔN TẬP CHƯƠNG I - KĨ THUẬT GẤP HÌNH
I. Mục tiêu:
- HS nhắc lại được các bước gấp của các mẫu gấp đã học.
- HS gấp lại được một trong các bài gấp hình:tên lửa, máy bay đuôi rời, máy bay phản lực, thuyền phẳng đáy có mui, thuyền phẳng đáy không mui.
- Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình.
II. Chuẩn bị:
- Các mẫu gấp hình
- Giấy gấp thủ công (A4), bút màu, hồ dán, kéo
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập chương I.
- Hãy kể các hình đã học ? (tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy có mui và thuyền phẳng đáy không mui.)
- Hãy nói các bước gấp tên lửa ?
+ Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
+ Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng
- Hãy nói các bước gấp máy bay phản lực?
+ Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực.
+ Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng.
- Hãy nói các bước gấp máy bay đuôi rời ?
+ Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật.
+ Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay.
+ Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
+ Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
- Hãy nói cách gấp thuyền phẳng đáy không mui ?
+ Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
+ Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- Hãy nói cách gấp thuyền phẳng đáy có mui ? (giống thuyền không mui, chỉ thêm bước tạo mui thuyền)
2. Hoạt động 2: Thực hành gấp hình
- Một số HS lên bảng thực hiện thao tác gấp của từng mẫu gấp.
- GV hệ thống lại nội dung.GV tổ chức cho HS gấp hình theo nhóm.
- Từng nhóm HS thực hiện gấp hình. GV theo dõi, uốn năn, nhắc nhở HS yếu.
- Trang trí, trưng bày sản phẩm theo nhóm, chọn ra 1, 2 sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- Đánh giá kết quả học tập của từng nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành. 
- Nhận xét tiết học . Thực hành gấp ở nhà.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	.................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan 12.doc