Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Tuần 32 - Trịnh Quang Vinh

doc16 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Tuần 32 - Trịnh Quang Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2008 
Tập đọc (tiết 63)
út vịnh
I- Mục tiêu 
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn
 2. Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
II - Đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 iii- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 
- Kiểm tra bài cũ
Hai HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Một hoặc hai HS khá giỏi (nối tiếp nhau) đọc bài văn.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK - út Vịnh lao đến đường tàu, cứu em nhỏ.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn bài văn (2-3 lượt). 
Đoạn 1:Từ đầu đến .....còn ném đá lên tàu
Đoạn 2: Từ Tháng trước đến.....hứa không chơi dại như vậy nữa.
Đoạn 3 : Từ Một buổi chiều đẹp trời đến....tàu hoả đến!
Đoạn 4: Phần còn lại.
GV kết hợp sửa lỗi cho HS; giúp HS hiểu những từ ngữ: sự cố, thanh ray, thuyết phục; Giải nghĩa thêm từ chuyền thẻ (một trò chơi dân gian vừa đếm que vừa tung bóng- đếm 10 que- trò chơi của các bé gái)
- HS luyện đọc theo cặp.
-Một, hai HS đọc lại cả bài. 
- GV đọc diễn cảm bài văn.
b) Tìm hiểu bài
*Đọc thầm đoạn văn và cho biết :
-Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
- út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt? 
- Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì? 
- út Vịnh đã hoạt động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
-Em học tập được ở út Vịnh điều gì?
- HS nêu ND chính bài văn . 
c). Đọc diễn cảm
	- Bốn HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. GV hướng dẫn các em thể hiện đúng nội dung từng đoạn theo gợi ý ở mục 2a.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn văn tiêu biểu.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
-GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà chuẩn bị bài HTL Những cánh buồm sắp tới.
Toán (Tiết 156)
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép chia viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân, tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Chuẩn bị: - Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ : - Nêu tên gọi thành phần của phép chia ? 
 - Nêu cách chia nhẩm cho 0,1; 0,0; 0,5; 0,25....
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
Cũng cố về cách chia phân số cho số tự nhiên và chia số tự nhiên cho phân số.
Bài 2: Học sinh tự làm. 
Gọi học sinh lên chữa bài. GV chữa chung.
Bài 3: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Nên củng cố cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Chẳng hạn, tỉ số phần trăm của 1 và là
1 : = (1,2 x 100)% = 120%.
Chú ý: Khi trình bày bài làm chỉ cần nêu như bài mẫu trong VBTT.
Chẳng hạn, tỉ số phần trăm của 1 và là : 1 : = 1,2 = 120%
Bài 4: Cho học sinh tự làm. 
GV gọi học sinh đọc bài, cả lớp soát kết quả. 
Bài 5: Cho học sinh phân tích đề. Gọi HS nêu cách làm. 
 GV khẳng định đúng. HS làm bài. 
Bài giải:
Chia số tiền vốn thành 100 phần đều nhau thì cả vốn lẫn lãi có:
100 + 25 = 125 (phần)
Số tiền vốn còn có là: = 480 000 (đồng)
Đáp số: 480 000 (đồng)
IV. Dặn dò : Về làm bài tập trong SGK.
 chính tả (tiết 32)
I- Mục tiêu 
1. Nhớ – viết đúng chính tả bài Bầm ơi (14 dòng đầu)
2. Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị.
II - Đồ dùng dạy – học
-Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Tên các cơ qan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Ba, bốn tờ phiếu kẻ bảng nội dung ở BT2.
- Bảng lớp viết (chưa đúng chính tả) tên các cơ quan, đơn vị ở BT3.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
-Kiểm tra bài cũ
 Một HS đọc lại cho 2-3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp tên các danh hiệu, giải thưởng và huy chương (ở BT3; tiết Chính tả trước)
-Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nhớ viết 
- GV nêu yêu cầu của bài; mời 1 HS đọc bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu) trong SGK. Cả lớp theo dõi.
- Một HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp lắng nghe và nhận xét bạn có thuộc lòng bài thơ hay không.
- Cả lớp đọc lại 14 dòng đầu của bài thơ trong SGK – ghi nhớ, chú ý những từ ngữ các em dễ viết sai (lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe,....), chú ý cách trình bày bài thơ viết theo thể lục bát.
- HS gấp SGK, nhớ lại và viết bài.
- GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 
 - HS đọc yêu cầu của bài tập, làm bài vào VBt. 
- HS làm bài trên bảng lớp, phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng. Cả lớp và GV chữa bài trên bảng, chốt lại lời giải đúng.
- Từ kết quả của bài tập trên, GV giúp đi đến kết luận.
- HS đọc yêu cầu của BT3; sửa lại tên các cơ quan, đơn vị
- HS phát biểu ý kiến. GV mời 1 HS sửa lại tên các cơ quan, đơn vị đã viết trên bảng cho đúng:
a) Nhà hát Tuổi trẻ
b) Nhà xuất bản Giáo dục
c) Trường Mầm non Sao Mai
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học; nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị.
Luyện từ và câu (tiết 63)
ôn tập về dấu câu
(Dấu phẩy)
I- Mục tiêu 
1. Tiếp tục luyện tập sử dụng dấu phẩy trong văn viết.
2. Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy.
II - đồ dùng dạy – học
	-Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- Kiểm tra bài cũ
GV viết bảng lớp 2 câu văn có dùng các dấu phẩy (thể hiện cả 3 tác dụng của dấu phẩy), kiểm tra 2 HS nêu tác dụng của dấu phẩy trong từng câu.
-Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1
- Một HS đọc nội dung BT1.
- GV mời HS đọc bức thư đầu, trả lời: Bức thư đầu là của ai?
- GV mời 1 HS đọc bức thư thứ hai, trả lời: Bức thư thứ hai là của ai?
- HS đọc nhẩm lại mẩu chuyện vui Dấu chấm và dấu phẩy, điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong hai bức thư còn thiếu dấu. Sau đó viết hoa những chữ đầu câu. 
- HS trình bày miệng.Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bức thư 1:
“Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.”
Bức thư 2:
“Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.”
- GV mời 1 HS đọc lại mẩu chuyện vui, sau đó trả lời câu hỏi về khiếu hài hước của Bớc- na Sô. 
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập; viết đoạn văn của mình trên nháp.
- GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. 
+ Nghe từng HS trong nhóm đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn.
+ Chọn một đoạn văn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập
+ Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày đoạn văn, nêu tác dụng của từng dấy phẩy trong đoạn văn. HS các nhóm khác nhận xét bài làm của nhóm bạn. GV chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những nhóm HS làm bài tốt.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại kiến thức về dấu hai chấm, chuẩn bị cho bài ôn tập về dấu hai chấm.
Thứ ba ngày 22 tháng 4 năm 2008.
Kể chuyện (tiết 32)
Nhà vô địch
I- Mục đích, yêu cầu
1. Dựa vào lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể, kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
2. Hiểu nội dung câu chuyện; trao đổi được với các bạn về một chi tiết trong truyện, về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp, về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động 1: 
-Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra 1-2 HS kể về việc làm tốt của một người bạn.
-Giới thiệu bài 
Hoạt động 2. GV kể chuyện “Nhà vô địch”(2 hoặc 3 lần) 
- GV kể lần 1 - HS nghe. Kể xong lần 1, GV ghi lên bảng tên các nhân vật trong câu chuyện (chị Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm chíp)
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa (yêu cầu HS vừa lắng nghe GV kể vừa quan sát từng tranh minh hoạ trong SGK.)
- GV kể lần 3 (nếu cần).
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Một HS đọc 3 yêu cầu của tiết KC. GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu:
a) Yêu cầu 1 (Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, kể từng đoạn câu chuyện)
- Một HS đọc lại yêu cầu 1.
- GV yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ truyện, suy nghĩ, cùng bạn bên cạnh kể lại nội dung từng đoạn câu chuyện theo tranh.
b) Yêu cầu 2,3 (Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp. Trao đổi với các bạn về một chi tiết trong truyện,về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp, về ý nghĩa câu chuyện)
- Một HS đọc lại yêu cầu 2,3 
- GV nhắc HS – kể lại câu chuyện theo lời nhân vật các em cần xưng “tôi”, kể theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật.
- Từng cặp HS “nhập vai” nhân vật, kể cho nhau câu chuyện; trao đổi về một chi tiết trong truyện, về nguyên nhân dẫn đến thành tích của Tôm Chíp, ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi KC. 
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân.
Tập đọc (tiết 64)
Những cánh buồm
I- Mục đích, yêu cầu
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha với con; ngắt giọng đúng nhịp thơ.
2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II - Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Một tờ phiếu khổ to ghi lại những câu thơ dẫn lời nói trực tiếp của người con và người cha trong bài.
iii- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- Kiểm tra bài cũ
Hai HS tiếp nối nhau đọc bài út Vịnh, trả lời câu hỏi về bài đọc.
-Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Một hoặc hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc toàn bài thơ. 
- HS quan sát tranh minh hoạ bài trong SGK.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ (2-3 lượt). GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng những câu hỏi, nghỉ hơi dài sau các khổ thơ, sau dấu ba chấm.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng đọc chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với người con; chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (rực rỡ, lênh khênh, chắc nịch, chảy đầy vai, trầm ngâm,....); lời của con ngây thơ, hồn nhiên; lời cha: ấm áp, dịu dàng.
b) Tìm hiểu bài
*Đọc thầm bài thơ và dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển. (HS phát biểu ý kiến). 
- Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con.
+ HS đọc khổ thơ 2, 3, 4, 5. 
+ HS tiếp nối nhau thuật lại cuộc trò chuyện (bằng lời thơ) giữa hai cha con.
- Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?
- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?
- HS nêu ND chính bài thơ .
c). Đọc diễn cảm
- Năm HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 5 khổ thơ. GV hướng dẫn HS thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ theo gợi ý ở mục 2a.
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3 (GV giúp HS đọc thể hiện đúng lời các nhân vật: lời của con – ngây thơ, háo hức, khao khát hiểu biết; lời cha: ấm áp, dịu dàng).
- HS nhẩm HTL từng khổ, cả bài thơ
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Tập làm văn (tiết 63)
Trả bài văn tả con vật 
I- Mục đích, yêu cầu
1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
II - Đồ dùng dạy – học
-- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai 
iii- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
Một, hai HS đọc dàn ý bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh; chấm điểm.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
GV viết lên bảng lớp đề bài của tiết Viết bài văn trả con vật (tuần 30): Hãy tả một con vật mà em yêu thích; Hướng dẫn HS phân tích đề.
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Những ưu điểm chính. :
+ Xác định đề bài:
+ Bố cục :
+ Diễn đạt :
- Những hạn chế, thiếu sót.
b) Thông báo điểm cụ thể
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS chữa bài 
- GV trả bài cho từng HS.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc các nhiệm vụ 2, 3, 4 của tiết Trả bài văn tả con vật.
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- Một số HS lên bảng chữa lỗi
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa. GV chữa lại cho đúng (nếu sai).
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
- HS đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài, viết vào VBT các lỗi trong bài làm theo từng loại lỗi, sửa lỗi. Đổi bài, cho bạn bên cạnh để rà soát lại.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS.
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn – viết lại đoạn tả hình dáng hoặc đoạn tả hoạt động của con vật; viết lại theo kiểu khác với đoạn mở bài, kết bài đã viết.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết. GV chấm điểm những đoạn văn viết hay.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhàviết lại cả bài văn. Cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV tới.
Luyện học tiếng việt
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS tiếp tục củng cố về cách viết hoa cơ quan đơn vị.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập tiết 32.
HS tự làm sau đó lên bảng chữa bài.
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
GV tuyên dương những em làm tốt.
Nhắc những em làm chưa đạt yêu cầu về nhà làm lại.
Toán (Tiết 157)
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh củng cố kỹ năng tìm tỉ số phần trăm của hai số cộng, trừ các tỉ số phần trăm, ứng dụng trong giải bài toán.
II. Chuẩn bị: - Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ : - Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số. 
 - Nêu cách chia nhẩm cho 0,1; 0,2; 0,5; 0,25.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
Cũng cố về cách chia phân số cho số tự nhiên và chia số tự nhiên cho phân số.
Bài 2: Học sinh tự làm. 
Gọi học sinh lên chữa bài. GV chữa chung.
Bài 3: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Nên củng cố cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Giải
Tỷ số phần trăm của đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
480 : 320 = 1,5
 1,5 = 150%
Tỷ số phần trămcủa đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là:
320 : 480 = 0,6666..
 0,6666 = 66,66%
Bài 4: Cho học sinh tự làm. GV gọi HS đọc bài, cả lớp soát kết quả. 
 Giải
Số cây lớp 5A đã trồng được là: 180 x 45 : 100 = 81 (cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là : 180 – 81 = 99 (cây)
 Đáp số : 99 (cây)
IV. Dặn dò : Về làm bài tập trong SGK.
Thứ năm ngày 24 tháng 4 năm 2008.
Toán (Tiết 158)
Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kỹ năng với tính số đo thời gian và vận dụng trong giải bài toán.
II. Chuẩn bị: - Các thực hiện phép tính với số đo thời gian. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ: 
Nên lưu ý trong thực hiện phép cộng, phép nhân số đo thời gian. 
Nên lưu ý trong thực hiện phép trừ số đo thời gian. 
Nên lưu ý khi thực hiện phép chia số đo thời gian.
Hoạt động 2: Thực hành
GV tổ chức, hướng dẫn học sinh tự làm rồi chữa các bài tập trong VBTT. Nếu có điều kiện nên khuyến khích học sinh tự làm thêm bài tập trong SGK. 
Bài 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài nên lưu ý HS tránh nhầm lẫn, chẳng hạn nếu tổng là 18 giờ 85 phút thì phải chuyển đổi thành 19 giờ 25 phút (vì 60 phút = 1 giờ).
Bài 2: Tương tự bài 1. Nên lưu ý học sinh, khi lấy số dư của hàng đơn vị lớn hơn để chia tiếp phải đổi sang hàng đơn vị bé hơn, chẳng hạn:
42 phút 30 giây
5
 2 phút = 120 giây
8 phút 30 giây
 150 giây
 00
Bài 3: Cho học sinh tự giải. Gọi học sinh lên bảng chữa bài. 
HS dưới lớp nhận xét.
Bài giải
Thời gian người đi bộ đã đi hết 6 km là: 6 : 5 = 1,2 (giờ)
 = 1 giờ 12 phút
Đáp số: 1 giờ 12 phút
Bài 4: Học sinh thảo luận cách làm. Gọi học sinh nêu cách làm.
 GV công nhận cách làm đúng.Học sinh làm bài : 
 Bài giải:
Thời gian xe máy đi trên đường là: 9 giờ - (7 giờ 15 phút + 15 phút) = 1 giờ 30 phút.
 = 1,5 giờ
 Độ dài quãng đường từ Hà Nội đến Bắc Ninh là: 24 x 1,5 = 36 (km)
Đáp số: 36 km.
IV. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK.
Luyện học toán
Các phép tính với số đo thời gian
I. Mục tiêu: 
Củng cố để HS nắm vững cách thực hiện các phép tính với số đo thời gian
- Giải được các bài toán có liên quan
II. Chuẩn bị
- Hệ thống BT
III. Các HĐ dạy học
HĐ 1: Ôn cách thực hiện các phép tính với số đo thời gian
HS làm bài 1, 2
Sau khi học sinh làm bài, cho HS rút ra cách thực hiện : Cộng , trừ, nhân, chia số đo thời gian
Bài 1: Tính 
4 giờ - 2 giờ 17 phút 	4 phút 15 giây + phút
2 giờ 15 phút - 1 giờ 	2 giờ 25 phút x 5
HĐ 2: Ôn giải toán
Cho HS phân tích từng bài , nêu cách làm 
HD làm bài vào vở
Bài 3: Một người thợ bắt đầu làm từ 6 giờ 45 phút đến 8 giờ 36 phút, (giữa chừng nghỉ 15 phút) được 8 sản phẩm. Hỏi nếu làm 15 sản phẩm và bắt đầu làm từ 6 giờ 30 phút, nghỉ giữa chừng 25 phút thì xong vào lúc nào. ?
Bài 4: Một đồng hồ cổ cứ mỗi giờ nó chạy chậm mất 2 phút 30 giây. Lúc 9 giờ sáng ngày 15/6 người ta đã lấy lại giờ theo giờ của đài truyền hình. Hỏi đến 9 giờ tối ngày 21/6 nó đã chạy chậm bao nhiêu phút.
IV. Dặn dò
- Về ôn 4 phép tính với số đo thời gian.
Thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 2008.
Toán (Tiết 159)
 ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
Ôn tập, củng cố kiến thức và kỹ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).
II. Chuẩn bị: 
Công thức tính chu vi và diện tích một số hình đã học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Ôn cách tính chu vi và diện tích một số hình.
- Cho học sinh nêu lần lượt cách tính chu vi, diện tích các hình đã học. 
- Gọi một số HS lên bảng viết công thức tính.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: GV cho học sinh tự làm rồi chữa.
Lưu ý: Sau khi cho HS nêu lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, HS thấy cần trước hết phải tìm chiều dài khi đã biết chiều rộng, để từ đó tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ...
Bài 2: Yêu cầu học sinh biết tính độ dài thực của mảnh đất, chẳng hạn:
Đáy lớn là: 6 x 1000 = 6.000 (cm)
6000 cm = 60m.
Đáy bé là: 4 x 1000 = 4.000 (cm)
4.000cm = 40 m. 
Chiều cao là: 4 x 1.000 = 4.000 (cm)
4.000cm = 40 m. 
Từ đó tính được diện tích hình thang theo công thức
Bài 3: Yêu cầu từ diện tích và chiều cao đã biết học sinh tính được cạnh đáy hình tam giác (dựa vào công thức tính diện tích tam giác: a = ), chẳng hạn: 
Diện tích hình vuông hay diện tích tam giác là: 
 10 x 10 = 100 (cm2)
Cạnh đáy hình tam giác là: 100 x 2 : 10 = 20 (cm).
Bài 4: Yêu cầu: HS tính được diện tích hình vuông ( có cạnh 8 cm) và diện tích hình tròn (có bán kính 4cm). Từ đó tính được diện tích phần kẻ chéo (bằng hiệu 2 diện tích trên).
Giáo viên quan sát giúp học sinh yếu. 
IV. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK.
Sinh hoạt (tiết 32)
Sơ kết các hoạt động trong tuần 32
I. Mục đích, yêu cầu:
Giúp HS đánh giá lại những việc đã làm được trong tuần và những việc chưa làm được trong tuần 32. Để phát huy những việc đã làm tốt trong tuần sau và sửa chữa những việc chưa tốt trong tuần sau.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động 1: Cho lớp trưởng nhận xét, đánh giá lại các hoạt động trong tuần 32 về các mặt nền nếp, học tập.
Hoạt động 2: Các tổ xếp loại cá nhân của tổ mình.
Hoạt động 3: Lớp trưởng xếp loại tổ.
Hoạt động 4: GV nhận xét, đánh giá chung và phổ biến công việc tuần sau.
Kĩ THUậT (tiết 32)
Lắp rô - bốt
(Tiết 2, 3)
Hoạt động 3. HS thực hành lắp rô- bốt 
a)Chọn chi tiết
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
	+ Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp rô- bốt .
	+ Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và nội dung của từng bước lắp trong SGK.
- Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý 1 số điểm sau:
	+ Lắp chân rô- bốt là chi tiết khó lắp, vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân rô- bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau.
	+ Lắp tay rô- bốt phải quan sát kĩ hình 5a (SGK) và chú ý lắp hai tay đối nhau.
	+ Lắp đầu rô- bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc nhau.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm )lắp còn sai hoặc lúng túng.
c) Lắp ráp rô- bốt (H.1-SGK)
- HS lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK.
- Nhắc HS chú ý khi lắp thân rô- bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác.
- Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô- bốt.
Hoạt động 4. Đánh gía sản phẩm 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Cử nhóm 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS (cách đánh giá như ở các bài trên).
- GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
IV – Nhận xét – dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép rô- bốt .
- Nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài “Lắp mô hình tự chọn”
 Luyện từ và câu (tiết 64)
ôn tập về dấu chấm câu
(Dấu hai chấm)
I- Mục đích, yêu cầu
1. Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
2. Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
II -Đồ dùng dạy – học
	-Vở BT .
iii- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- Kiểm tra bài cũ
Hai, ba HS làm lại các BT2, tiết LTVC trước - đọc đoạn văn nói về hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
-Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu tác dụng về dấu hai chấm:
Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho một bộ phận đứng trước.
Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài - sau đó trình bày miệng. 
-HS nhận xét, GVchốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2
- Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2.
- HS đọc thầm từng khổ thơ, câu văn, xác định chỗ lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
- HS phát biểu ý kiến.HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
Bài tập 3
- HS đọc nội dung BT3.
- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu, làm bài vào VBT.
- GV dán lên bảng 2-3 tờ phiếu; mời 2-3 HS lên bảng thi làm bài tập. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 5.Củng cố, dặn dò 
-HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu hai chấm.
-GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu hai chấm để sử dụng cho đúng.
Luyện học tiếng việt
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS hoàn thành các bài tập về luyện từ và câu trong vở bài tập tiết 63, 64.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập tiết 63, 64.
HS tự làm sau đó lên bảng chữa bài.
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
GV tuyên dương những em làm tốt.
Nhắc những em làm chưa đạt yêu cầu về nhà làm lại.
Thứ bảy ngày 26 tháng 4 năm 2008.
Luyện học tiếng việt
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS hoàn thành các bài tập Tập làm văn trong vở bài tập tiết 62, 63.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập tiết 63, 64.
HS tự làm sau đó lên bảng chữa bài.
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
GV tuyên dương những em làm tốt.
Nhắc những em làm chưa đạt yêu cầu về nhà làm lại.
Toán (Tiết 160)
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh 
Ôn tập, củng cố và rèn luyện kỹ năng tính chu vi, diện tích một số hình.
II. Chuẩn bị: 
- Hệ thống BT 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ: 
- Nêu cách tính diện tích hình thành, hình thoi.
- HS lên bảng viết công thức tính. 
Bài 1: Yêu cầu: Dựa vào tỉ lệ bản đồ 1: 1000, học sinh tìm được kíc

File đính kèm:

  • docGiao an(6).doc