Giáo án Sinh 8 - Tiết 1: Kiểm tra một tiết

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 8 - Tiết 1: Kiểm tra một tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10 Ngày kiểm tra: 31/10/2012
Tiết 19
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. Mục tiêu bài kiểm tra:
- Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập và khả năng nhận thức của học sinh sau khi học xong chương I , II, III . 
- Qua đó Gv và học sinh có những điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.
- Rèn kĩ năng viết bài kiểm tra
- Học sinh có thái độ nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra.
II. Nội dung đề:
ĐỀ SỐ 1
*.Ma trận đề
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I: Khái quát về cơ thể người
- Nêu được định nghĩa về phản xạ
- Biết được chức năng của các loại mô.
- Giải thích cơ chế phản xạ
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1
1,0
10%
1
0,5
5%
1
1,0
10%
3
2,5
25%
Chương II: Vận động
- Biết được xương dài ra do đâu.
- Dựa vào thành phần hoá học và tính chất của xương giải thích hiện tượng thực tế
- Thực hiện được cách sơ cứu cho người bị gãy xương
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
0,5
5%
1
1
10%
1
2,0
20%
3
3,5
35%
Chương III: Tuần hoàn
- Biết được thành phần cấu tạo của máu, chức năng của các tế bào máu
- Mô tả được cấu tạo của tim.
- hiểu sơ đồ truyền máu
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
1,0
10%
1
1,0
10%
1
0,5
5%
1
1,5
15%
4
4,0
40%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
5
4,0
40%
3
3,0
30%
2
3,0
30%
10
10,0
100%
*. Nội dung đề:
I. Trắc nghiệm : (3 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A,B,C...) đầu câu trả lời đúng nhất
	1. Xương dài ra là nhờ:
A. Sụn bọc đầu xương 
B. Sụn tăng trưởng
C. Các tế bào ở màng xương
D. Mô xương cứng
2. Khi cơ thể bị mất nước nhiều thì:
A.Máu có thể lưu thông dễ dàng 
B. máu khó lưu thông
C. mạch máu bị co lại
D. cả B và C
3.Cơ thể có khả năng miễn dịch là nhờ
A. hồng cầu 
B. bạch cầu
C. tiểu cầu
D.cả A và B
4. người có nhóm máu (O) khi gặp nạn, bác sĩ có thể truyền loại máu nào sau đây cho nạn nhân.
A. Nhóm A 
B. Nhóm B
C. Nhóm AB 
D.Nhóm O 
Câu 2. (1 đ)
Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng về chức năng của các loại mô: 
Cột A
Kết quả
	Cột B
1. Mô biểu bì.
2. Mô liên kết.
3. Mô cơ.
4. Mô thần kinh.
1....
2.....
3.....
4.....
a. Co, dãn.
b. Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển các hoạt động của cơ thể.
c. Bảo vệ, hấp thụ và tiết.
d. Nâng đỡ, liển kết các cơ quan.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1. (1,5 đ) 
Phản xạ là gì? Lấy ví dụ về phản xạ và phân tích phản xạ đó 
Câu 2( 1 điểm ) 	
Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu ntn?
Câu 3: (1 điểm)
	Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở? 
Câu 4. (1,5 đ)
Em hãy mô tả cấu tạo tim ? 
Câu 5. (2 đ)
Khi gặp người bị ngã gãy xương cẳng tay, thì em cần làm gì để sơ cứu và băng bó cho người đó ? 
III. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM :
	I.Trắc nghiệm: 
Câu 1: ( 2 điểm)
 	1B; 2D; 3B, 4D
Câu 2. ( 1 điểm ) 1 – c ; 2 – d ; 3 – a ; 4 – b.
	II. Tự luận :
Câu hỏi
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
1,5đ
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. 
- Kim châm vào tay, kích thích cơ quan thụ cảm (da), xuất hiện xung thần kinh phát đi theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng(cơ ngón tay) -> tay rụt ngay lại. 
0,5
1,0
Câu 2
1đ
1,0
Câu 3
1đ
Khi hầm xương động vật (xương bò, lợn,...) chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi chất cốt giao nên bở.
1,0
Câu 4
1,5đ
* Cấu tạo ngoài :
- Màng tim bao bọc bên ngoài tim.
- Tâm thất lớn làm thành phần đỉnh tim.
* Cấu tạo trong :
- Tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất.
- Thành cơ tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ ( thành tâm thất trái dày nhất ).
- Giữa tâm nhĩ với tâm thất và giữa tâm thất với động mạch có van giúp cho máu lưu thông theo một chiều.
0,5
1,0
Câu 5
2đ
Gặp người tai nạn gãy xương cẳng tay, ta sơ cứu và băng bó như sau:
- Sư cứu : Đặt một nẹp gỗ hay tre vào 2 bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
- Băng bó cố định : Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương, băng từ trong ra cổ tay. Băng cần quất chặt và làm dây đeo cẳng tay vào cổ. 
1,0
1,0
Phụ trách chuyên môn duyệt Gv ra đề
 Phạm Thị Hồng phượng

File đính kèm:

  • docBAI KT SO 1HKISINH 8.doc
Đề thi liên quan